X
Card image cap

Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn cho ngôi nhà của bạn

Pham Hanh 2020-02-07

Nhà vệ sinh luôn giữ một vị trí cần thiết và quan trọng trong thiết kế một ngôi nhà vì nhu cầu sử dụng chúng nhưng ít ai biết rằng kích thước nhà vệ sinh cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Kích thước nhà vệ sinh cũng có những tiêu chuẩn và nguyên tắc bất di bất dịch, đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào vấn đề phong thủy trong một ngôi nhà. Chính vì vậy mà Nhà đẹp 9houz hôm nay sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu thật tường tận vấn đề này nhé!

 

Kích thước phòng vệ sinh quan trọng 1

Kích thước phòng vệ sinh quan trọng

I. Tầm quan trọng của việc xây nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn 

1. Vai trò quan trọng trong kiến trúc

Nhà vệ sinh là một thiết kế không thể nào thiếu trong kiến trúc của một công trình. Thiết kế nhà vệ sinh chiếm vị trí quan trọng không thể thay thế được vì thế kích thước một nhà vệ sinh như thế nào để phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của gia đình là một vấn đề cần phải cân nhắc kỹ càng và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho cả căn nhà.

Nhà vệ sinh chiếm vai trò quan trọng trong kiến trúc 2

Nhà vệ sinh chiếm vai trò quan trọng trong kiến trúc

2. Không gian nghỉ ngơi

Một gian phòng tắm và phòng vệ sinh không chỉ là một nơi để gột rửa những chất bẩn, tắm rửa, giặt giũ, giải quyết nhu cầu bình thường mà còn có ý nghĩa giúp thư giãn, thoải mái sau ngày dài lao động mệt mỏi. Xây dựng một nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cuộc sống của bạn và gia đình thêm phần chất lượng và thoải mái hơn rất nhiều đấy.

Đọc thêm: 

3. Ý nghĩa phong thủy

Nhà vệ sinh luôn là nơi ẩm thấp, chứa nhiều tạp khí và dơ bẩn, nếu thiết kế nhà vệ sinh không đúng tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến những điều không may mắn cũng như không tiện, không thoải mái khi sử dụng. Nhà vệ sinh không thông thoáng, không hợp phong thủy sẽ dẫn đến năng lượng xấu lan tỏa, làm ảnh hưởng đến tâm trạng của các thành viên trong gia đình. 

Ý nghĩa phong thủy chiếm một phần quan trọng

Ý nghĩa phong thủy chiếm một phần quan trọng

Thông thường các nhà vệ sinh thường được xếp ở vị trí khuất tầm mắt, không được xây phòng vệ sinh đối diện với bếp cũng không được hướng phòng vệ sinh vào giường ngủ nếu là phòng vệ sinh cá nhân ở phòng ngủ. 

II. Kích thước nhà vệ sinh gia đình

1. Kích thước nhà vệ sinh nhỏ

Kích thước nhà vệ sinh nhỏ tối thiểu nằm trong khoảng 2,5 - 3 m2. Với diện tích nhà vệ sinh thế này thì chỉ đủ để lắp đặt những vật dụng cần thiết cơ bản như bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi tắm hoa sen. Những kiến trúc nhà sử dụng nhà vệ sinh kích thước nhỏ này thường với mục đích tiết kiệm diện tích, tăng hiệu quả sử dụng và được xây dựng dưới gầm cầu thang hoặc cuối nhà. 

Tuy nhiên, lưu ý kích thước nhà vệ sinh như thế này đã là tối thiểu, không nên thiết kế nhỏ hơn nữa, sẽ khiến người sử dụng khó khăn khi bước vào và sử dụng những tiện nghi trong phòng. 

Nhà vệ sinh nhỏ gồm những vật dụng cần thiết cơ bản

Nhà vệ sinh nhỏ gồm những vật dụng cần thiết cơ bản

Đọc thêm:

2. Kích thước nhà vệ sinh vừa

Nhà vệ sinh vừa thường có kích thước tiêu chuẩn nằm trong khoảng 4 - 6 m2. Với diện tích phòng vệ sinh thế này thì ngoài vật căn bản như những bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi tắm hoa sen thì còn có thể lắp đặt thêm bồn vệ sinh nam hoặc một tủ để đồ nhỏ trong phòng vệ sinh và kệ đồ. 

Đọc thêm:

Diện tích phòng cũng vừa đủ cho bạn ngăn cách bồn tắm nhỏ tách biệt với lớp ngăn cách mỏng và kết cấu đơn giản như kính cường lực và rèm cửa. Kích thước của phòng tắm kính có hai kích thước tiêu chuẩn là hình chữ nhật 1200mmx900mm hoặc hình vuông 1000mmx1000mm. 

Kích thước phòng vệ sinh vừa

Phòng vệ sinh vừa

Khuyến khích dùng loại kính cường lực với đặc tính cách âm cao và độ dày từ 10mm - 12mm.

3. Kích thước nhà vệ sinh có diện tích lớn

Là một phòng vệ sinh lớn, kích thước của nó sẽ nằm trong khoảng từ 10 - 12 m2 trở lên. Nội thất cho nhà vệ sinh lớn đa dạng với khả năng sức chứa lớn hơn rất nhiều, ví như: bồn tiểu nam, tranh ảnh nghệ thuật, bồn tắm lớn, cây cảnh, bồn xông hơi, ...

Phòng vệ sinh có diện tích lớn

Phòng vệ sinh diện tích lớn

Đây sẽ là một nơi, một nhà vệ sinh lý tưởng mà bất cứ ai cũng muốn sở hữu cho căn nhà của mình để có thể thoải mái thư giãn nhất có thể. 

III. Các thông số, kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Muốn xây nhà vệ sinh với kích thước nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn thì đầu tiên phải xem xét đến những tiêu chí như vị trí, diện tích phòng vệ sinh theo nhu cầu và tần suất sử dụng, thông thoáng và ánh sáng cho phòng vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ, thẩm mỹ, hợp vệ sinh, đồng thời tận dụng hết không gian phòng vệ sinh sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất. Sau khi đã xác định rõ những tiêu chí trên thì bạn cũng nên biết rõ về những thông số, kích thước chi tiết để thi công sao cho chuẩn. 

Cửa nhà vệ sinh được thiết kế với những kích thước như chiều cao 1,9 - 2,1 - 2,3m tương ứng với chiều rộng là 0,68 - 0,82 - 1.02m, vừa thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, kích thước phù hợp với người Việt mà còn hợp phong thủy.

Đọc thêm:

Nhà vệ sinh với tiêu chuẩn về cửa ra vào

Nhà vệ sinh với tiêu chuẩn về cửa ra vào

  • Chiều cao lắp đặt lavabo:

Lavabo được đặt ở độ cao 80 - 85cm. Đây được xem là độ cao tiêu chuẩn cho người châu Á cũng như Việt Nam vì nếu thấp quá sẽ tạo tư thế khó khăn trong sinh hoạt, cao quá thì lại phải rướn, ở độ cao này, nước trên bồn sẽ không văng xuống đất tạo thành vết bẩn, mối lo cho những bà nội trợ nữa.

Ngoài ra, nên chú ý lắp đặt lavabo ở vị trí gần cửa ra vào vì đây là vị trí khô ráo phù hợp với tiện ích và nhu cầu sử dụng của mọi người.

Đọc thêm:

Gạch lát nền cũng có kích thước tiêu chuẩn với thông số là 20cmx20cm với những chi tiết về màu sắc, họa tiết là phụ thuộc vào sở thích và phong cách chung của gia chủ. 

Gạch lát nền tiêu chuẩn

Gạch lát nền tiêu chuẩn

  • Gạch ốp tường có thông số tương tự như gạch lát nền, 20cmx20cm hoặc 20cmx30cm, nhưng thường được chọn loại gạch lớn hơn gạch lát nền. Thông thường gạch ốp tường chỉ được ốp quá nửa tường với phần diện tích còn lại được trang trí bằng sơn thông thường, đơn giản.

  • Vòi hoa sen cũng được đặt ở vị trí, độ cao thuộc tầm với phù hợp với các thành viên trong gia đình 75 - 80cm, phù hợp với chiều cao từ 1m6 - 1m8. 

  • Trần nhà vệ sinh với độ cao tối thiểu khoảng 2,2m. 

  • 82 - 85cm là chiều cao tối thiểu từ sàn nhà tới lavabo.

  • Chiều cao của mắc áo phải đạt tiêu chuẩn từ 1m65 

  • Nhà vệ sinh nên có quạt để giúp làm thông thoáng không khí. 

Chiều cao trần tiêu chuẩn tối thiểu 2,2m

Chiều cao trần tiêu chuẩn tối thiểu 2,2m

  • Các thiết bị phụ như giấy vệ sinh không nên quá xa bồn vệ sinh cũng như giá treo khăn tắm không quá xa tầm với của bồn tắm. 

  • Độ dốc của sàn khoảng 1-2% với miệng thu nước thấp hơn sàn 10mm để hạn nhất có thể việc đọng nước, gây phản cảm, mất vệ sinh.

Ngoài ra, để không phải quá lo lắng việc bể phốt sẽ bị đầy, gây mùi khó chịu, mất vệ sinh thì các bạn hãy tham khảo bảng dưới đây đã được chúng tôi phân tích sao cho hợp lý với số lượng thành viên trong gia đình:

Số người dùng

Chiều cao lớp nước (m)

Chiều rộng bể (m)

Chiều dài ngăn thứ nhất (m)

Chiều dài ngăn thứ hai (m)

Dung tích ướt (m3)

Dung tích đơn vị (m3/người)

5

1,2

0,8

2,1

1

3

0,60

10

1,2

0,8

2,6

1

3

0,34

20

1,4

1,2

3,1

1

6,8

0,34

50

1,6

1,8

4,5

1,4

17,1

0,34

 

IV. Một số nguyên tắc khi bố trí nhà vệ sinh hợp phong thuỷ 

Nhà vệ sinh không được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Vì nhà vệ sinh là nơi được các quan niệm phong thủy cho rằng là nơi sinh ra uế khí, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tâm trạng cũng như công danh, may mắn cho gia đình, khi đặt ở chính giữa nhà sẽ làm khí này lan tỏa ra khắp các không gian khác trong căn nhà gây ảnh hưởng đến vận khí, đem đến điều không lành. 

Tối kỵ đặt phòng vệ sinh đối diện cửa ra vào. Tuyệt đối không được đặt phòng vệ sinh nhìn thẳng ra phòng khách hoặc phòng bếp cũng như đối diện với giường ngủ, chúng đều không hợp phong thủy. Nếu đã thiết kế nhà vệ sinh như thế thì sẽ phạm đến “khắc phụ hỏa đán” và cách để khắc phục chính là dùng vách ngăn để trang trí và ngăn cách không gian để chặn được phần nào hung khí. Đồng thời cửa chính cũng là nơi lưu thông các dòng khí cũng như nơi tiếp thu vận may cho gia đình, nhà vệ sinh sẽ làm âm khí nặng nề khắp căn nhà.

Không để phòng vệ sinh hướng về cửa

Không để phòng vệ sinh hướng về cửa

Không được đặt ở cạnh bàn thờ vì đây là nơi thờ phụng gia tiên, là nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Đây là nơi cần sự thanh tịnh, trong trẻo và là nơi tưởng nhớ, tôn vinh những người đã khuất, không được để những uế khí tạp trần ảnh hưởng đến “chư thần thoái vị”, gia chủ dễ bị đau bệnh, gặp điều không may nếu không cẩn thận. 

Không đặt phòng vệ sinh cạnh bếp ăn. Bếp ăn là nơi đun nấu, chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho tất cả thành viên trong gia đình, phải đề cao an toàn vệ sinh mà phòng vệ sinh lại là nơi tiềm tàng nhiều vi khuẩn, nơi phát sinh nhiều mầm bệnh, không khí bẩn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Không đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn

Không đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn

Hơn nữa, phòng bếp thuộc tính hỏa và phòng vệ sinh thuộc tính thủy, không hợp nhau, vì vậy nên tránh xa nhau.

Không được đặt phòng vệ sinh quay về hướng Nam. Phương Nam trong Ngũ hành bát quái được xem là phương Li quái, ngũ hành thuộc hỏa trong khi nhà vệ sinh lại thuộc tính thủy, kị nhau. Chọn phòng vệ sinh cuối hướng gió, kín đáo nhưng phải dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy thì nên đặt ở hướng dữ, tránh việc đè lên hướng lành. 

Hướng Nam là hướng tính hỏa, không tốt

Hướng Nam là hướng tính hỏa, không tốt

Trên đây là những thông tin bổ ích cho bạn đọc về kích thước nhà vệ sinh sao cho đạt tính thẩm mỹ và hợp phong thủy nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhất và có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của kích thước nhà vệ sinh. Xin trân trọng cảm ơn!