X
Card image cap

Tư vấn cách thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp? Bạn đã biết chưa?

Dương Ngọc Hà 2021-12-24

Mặc dù có diện tích nhỏ gọn và nằm trong góc khuất, nhưng nhà vệ sinh là một công trình không thể thiếu cho bất kỳ nhà ở dân dụng nào. Chủ nhà cũng như các kiến trúc sư thường gặp phải khó khăn khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp. Bài viết này Nhà đẹp 9houz sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu, giúp ích bạn và gia đình mà chúng ta nên tham khảo.

I. Hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh nhỏ, đẹp

1. Lựa chọn vật liệu phù hợp với nhà vệ sinh

Khu vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt vì tiếp xúc nhiều với nước và các chất lỏng có khả năng xâm thực tác hại đến vật liệu và kết cấu sàn nên ở khu vực này cần phải được thiết kế theo các yêu cầu sau:

Vật liệu mặt sàn không có tính trơn trượt.

Cấu tạo mặt sàn không thấm nước. Mặt sàn, tường và trần cần được lưu ý sơn chống thấm nước, ảnh hưởng đến chất lượng của tường.

Vật liệu gạch ốp tường nên được chọn lựa cẩn thận

Vật liệu gạch ốp tường nên được chọn lựa cẩn thận

Về chất liệu của các thiết bị nhà vệ sinh, tốt nhất không nên sử dụng loại men sứ vì loại gạch này rất dễ bị hoen ố, gây mất mỹ quan và phải đánh rửa thường xuyên.

Vật liệu phù hợp nhất nên là: Đá tự nhiên hoặc thép không gỉ, inox,.. Đối với đá tự nhiên, chi phí tương đối lớn nhưng mẫu mã đẹp và đa dạng. Inox, thép không gỉ tuy không đẹp về hình thức nhưng độ bền cũng như giá thành cạnh tranh hơn.

2. Cấu tạo sàn không thấm nước

Sàn vệ sinh về cơ bản gồm 3 lớp: Lớp áo sàn , lớp chống thấm và lớp chịu lực.

Lớp áo sàn: Đầu tiên, để đảm bảo chất lượng của thiết kế nhà vệ sinh được lâu bền thì lớp áo sàn phải có khả năng thấm nước tốt (xi măng cát, gạch xi măng, gạch gốm men sứ…). Có thể tăng tính chống thấm bằng cách pha trộn thêm theo trọng lượng của xi măng các chất phụ gia chống thấm ( natri aluminat, sắt clorua...).

Không nên sử dụng gạch men sứ, dễ hoen ố

Không nên sử dụng gạch men sứ, dễ hoen ố

Lớp chống thấm: Tránh để nước thấm lên tường, đảm bảo chống thấm ở vùng quá độ giữa sàn và tường thì cần đặc biệt quan tâm đến tính an toàn khi gia cố lưới thép ở vị trí giao tiếp của lớp chống thấm ngang và dọc. Cấu tạo vữa xi măng cát, lưới thép ăn sâu vào tường và vượt lên cao khỏi mặt sàn từ 15:20 cm.

Lớp chịu lực: Khi thi công, lớp chịu lực cũng phải có khả năng thấm nước tốt. Bên cạnh đó, mặt sàn còn phải chịu một lực tác động lớn từ những thiết bị như bệ xí, bồn rửa,..

3. Cách bố trí các thiết bị vệ sinh

Tùy vào diện tích cũng như kiến trúc của nhà việc sinh mà có nhiều cách sắp đặt thiết bị  khác nhau.

Không cần quá nhiều phụ kiện trang hoàng choáng ngợp như nội thất phòng khách, tuy nhiên không gian phòng vệ sinh vẫn cần đảm bảo những vật dụng sinh hoạt cần thiết.

Cách bố trí phụ kiện nhà vệ sinh gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi

Cách bố trí phụ kiện nhà vệ sinh gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi

Về cơ bản, các thiết bị vệ sinh nên được sắp xếp sát vào góc tường, để tạo một khoảng không gian thở ở giữa phòng, giúp tạo cảm giác khoáng đạt, dễ chịu. Bệ xí nên được đặt phía góc sâu bên trong và phía ngoài cửa ra vào là bồn rửa. Đây là nguyên tắc tiên quyết trong sắp xếp vị trí thiết bị vệ sinh.

II. Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ và đẹp

1. Sắp xếp bố cục và cách bài trí hợp lý

Cụ thể hơn, vị trí của đồ nội thất trong nhà vệ sinh như sau:

Bồn rửa tay: nên được đặt ở góc, nếu không, việc đi lại trong nhà tắm sẽ trở nên khó khăn. Bạn có thể đặt bồn ở góc nhà, gần WC thay vì dọc tường như kiểu quen thuộc cũng tiết kiệm được khá nhiều không gian.

Sử dụng rèm để phân chia: Thay vì mất công, chi phí lắp đặt cửa giữa khu tắm và khu khô, bạn có thể mắc rèm chống nước.

Đặt bồn rửa cách mặt đất: phía dưới tủ bồn rửa có thể tận dụng cho việc đặt tủ đồ.

Bài trí hợp lý đem lại vẻ tiện nghi cho nhà vệ sinh

Bài trí hợp lý đem lại vẻ tiện nghi cho nhà vệ sinh

Sử dụng bồn rửa tròn: Bồn rửa tròn sẽ phát huy tác dụng hiệu quả đối với những không gian có diện tích nhỏ hẹp.

Đặt ngăn để đồ trên bồn cầu: Khu vực này chỉ có thể lắp đặt một giá đơn giản nhưng cũng giúp bạn để vài món đồ cần thiết. Phòng vệ sinh nhỏ nhưng sẽ vẫn gọn gàng, tối giản.

Treo khăn ở trên cửa khu tắm: Vị trí này tiện cho việc lấy khăn tắm.

Lắp vòi rửa trực tiếp vào tường: Phương án này giúp nhà vệ sinh tăng vẻ hiện đại, tiện nghi, vừa có ích cho việc đi lại và bố trí các đồ đạc khác.

2. Màu sắc

Yếu tố quan trọng tiếp theo đó chính là màu sắc. Các đồ nội thất, gạch và màu tường nên theo một tone màu chủ đạo, có sự kết nối chặt chẽ.

Đối với nhà vệ sinh có diện tích khiêm tốn, bạn nên lưu ý sử dụng màu sắc cũng như họa tiết trang trí sáng màu để tạo cảm giác thoáng rộng. Bên cạnh đó, chất lượng màu sơn và gạch cần được lựa chọn cẩn thận, nếu chất lượng kém, nhà vệ sinh sẽ nhanh bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ.

Nhà vệ sinh tông màu hồng đầy nữ tính

Nhà vệ sinh tông màu hồng đầy nữ tính

Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, nhà vệ sinh thuộc hành thủy nên màu sắc tốt nhất chính là màu trắng thuộc hành kim, màu lam thuộc hành thủy. Những gam màu này không chỉ tao nhã, sạch sẽ mà còn hợp lý về ý nghĩa phong thủy.

Nên tránh những màu như đỏ sẫm, vàng,.. vì chúng sẽ tạo cảm giác nóng bức, chật chội, gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

3. Sử dụng ánh sáng và thông gió

Đa số nhà vệ sinh ngày nay đều sử dụng thông gió, có tác dụng hút mùi, tạo ra không gian thông thoáng, không nặng mùi. Nếu thiếu ánh sáng, nhà vệ sinh sẽ trở nên chật chội và ẩm thấp.

Nếu không thể lắp đặt được hệ thống thông gió, gia chủ cần trổ 1-2 cửa sổ, vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên, vừa điều hòa được không khí trong nhà vệ sinh.

Tận dụng cửa sổ như một nguồn sáng và thông khí

Tận dụng cửa sổ như một nguồn sáng và thông khí

Với ánh sáng nhân tạo, bạn không nên sử dụng quá nhiều lượng đèn vì, nhà vệ sinh là một không gian hẹp, việc ánh sáng đèn quá chói sẽ gây cảm giác bí bách, không thoải mái, tự nhiên. Thay vào đó, chỉ cần 1-2  đèn lắp phía sát với trần hoặc trên trần, đủ để đem lại một lượng ánh sáng vừa phải, dễ chịu.

Chú ý rằng, đèn điện nên được đặt trong một hộp nhựa trong suốt. Việc làm này giúp bảo vệ đồ điện, tránh tiếp xúc với nước và hơi nước.

Đọc thêm: 

III. Những điều cấm kỵ trong thiết kế nhà vệ sinh

1. Những điều không nên trong thiết kế nhà vệ sinh

Về mặt kiến trúc khoa học, chúng ta nên lưu ý và tránh mắc phải một số lỗi sai trong thi công nhà vệ sinh như sau:

Nếu nhà ở có từ 2-3 tầng trở lên, nhà vệ sinh tầng trên không nên bố trí phía trên phòng ngủ, phòng bếp, phòng sinh hoạt chung của tầng dưới. nếu không thể thay đổi thì đường ống nước và chỗ bắt ống nước không được lộ ra trong phòng.

Không nên lát nền bằng gỗ, vì gỗ là vật liệu dễ gây ra trơn trượt.

Không nên để thừa quá nhiều diện tích trong nhà vệ sinh, gây cảm giác trống trải

Không nên để thừa quá nhiều diện tích trong nhà vệ sinh, gây cảm giác trống trải

Kích thước nhà vệ sinh phải phù hợp với diện tích của toàn bộ ngôi nhà.

Vị trí của các thiết bị lộn xộn, không thống nhất: Chỉ mua và sử dụng những vật dụng cần thiết, cơ bản, không nên sắm quá nhiều đồ nội thất, gây tốn diện tích cho nhà vệ sinh.

Về mặt phong thủy, dựa trên nguyên tắc “tọa hung hướng hung” . Nhà vệ sinh, trong quan niệm phương Đông có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tiền tài của gia chủ. Có một số điều tuyệt đối cấm kỵ khi thiết kế nhà vệ sinh như sau:

Phương vị của nhà vệ sinh không được phạm vào bản mệnh: nếu phạm phải, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng, gặp phải các căn bệnh kinh niên.

Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm ngôi nhà: Phương vị trung tâm thuộc Thổ, nhà vệ sinh lại thuộc Thủy, Thủy khắc Thổ. Hơn nữa, nếu đặt ở vị trí chính giữa ngôi nhà, mùi hôi sẽ lan ra các phòng còn lại, gây ô nhiễm không khí.

Không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam: mang đến điềm gở, đường may mắn của gia chủ bị giảm.

Nên đặt một chậu cây cảnh trang trí

Nên đặt một chậu cây cảnh trang trí

Tuyệt đối không thiết kế nhà vệ sinh cạnh khu thờ cúng: điều này hết sức kiêng kỵ, làm giảm đi tính nghiêm trang của khu thờ cúng tổ tiên.

Bếp và nhà vệ sinh không đặt cạnh nhau: Nhất là khi cửa nhà vệ sinh đối diện với bếp. Theo quan niệm phương Đông điều này ảnh hưởng rõ nét nhất là lên người phụ nữ trong gia đình, dễ sinh bệnh tật.

2. Hóa giải nhà vệ sinh gần bếp

Theo phong thủy, bố trí nhà vệ sinh gần bếp là rất xấu và không nên. Bởi, trong khi phòng bếp cần sự sạch sẽ bởi đây là nơi ăn uống, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho các thành viên thì nhà vệ sinh đem lại mùi hôi, gây ô nhiễm.

Không chỉ vậy, bếp thuộc hành Hỏa, nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, mà 2 hành này thì xung khắc nhau.

Trên thực tế, bếp và nhà vệ sinh nếu đặt gần nhau sẽ gây mất mỹ quan cho không gian nội thất. Hơn thế nữa, việc ngồi ăn cạnh nhà vệ sinh cũng không đem lại cảm giác ngon miệng cho gia đình.

Thậm chí, một số gia đình còn bố trí cửa nhà vệ sinh gần phòng bếp. Điều này rất bất hợp lý, bởi để vào phòng bếp người ta phải đi qua nhà vệ sinh hoặc ngược lại.

Kiêng việc đặt nhà vệ sinh gần bếp

Kiêng việc đặt nhà vệ sinh gần bếp

Đối với cấu trúc nhà bắt buộc, không thể thay đổi được khoảng cách giữa nhà vệ sinh và phòng bếp, có một số phương pháp “hóa giải”  như sau: đó là luôn luôn đóng cửa nhà vệ sinh và tránh đặt bếp nấu đối diện với cửa nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn có thể thiết kế cửa gỗ hoặc bức bình phong ngăn cách giữa nhà vệ sinh và phòng bếp.

VI. Một số mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp với cách bài trí hợp lý

Từ những cách thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp, cùng với các mẫu nhà vệ sinh đẹp, bài trí hợp lý chắc chắn sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn và thiết kế nhà vệ sinh chuẩn.

Cánh cửa phòng tắm trong suốt tạo không gian mở

Cánh cửa phòng tắm trong suốt tạo không gian mở

Sử dụng nội thất cong, tròn nhằm tiết kiệm diện tích

Sử dụng nội thất cong, tròn nhằm tiết kiệm diện tích

Màng kính lớn có khả năng phản chiếu

Màng kính lớn có khả năng phản chiếu

Không gian xanh mát trong nhà vệ sinh

Không gian xanh mát trong nhà vệ sinh

Những chiếc gương lớn tạo không gian rộng mở

Những chiếc gương lớn tạo không gian rộng mở

Phong cách nhà vệ sinh dễ thương

Phong cách nhà vệ sinh dễ thương

Sử dụng ánh sáng vừa phải

Sử dụng ánh sáng vừa phải

Vẻ hiện đại trong thiết kế

Vẻ hiện đại trong thiết kế

Diện tích nhỏ như bố trí phù hợp, nhà vệ sinh như được “rộng ra”

Diện tích nhỏ như bố trí phù hợp, nhà vệ sinh như được “rộng ra”

Sự thống nhất trong phong cách thiết kế

Sự thống nhất trong phong cách thiết kế

Như vậy, chúng ta vừa điểm qua những phương pháp giúp nâng tầm nhà vệ sinh - một không gian tưởng như kém quan trọng. Với những thông tin căn bản bài vừa cung cấp, cùng với sự tư vấn từ kiến trúc sư cũng như chuyên gia phong thủy, bạn sẽ nắm chắc khả năng thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp, làm sao biến nó trở thành điểm nhấn trong tổng thể nội thất của ngôi nhà.