Thiết kế Phòng tắm 4m2 đẹp và đơn giản chỉ với những BÍ QUYẾT sau đây
Phòng tắm có thể là không gian nhỏ nhất trong nhà nhưng cũng là nơi thể hiện được phong cách và gu thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà. Thiết kế phòng tắm 4m2 đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi đặc điểm, kích thước thực sự phù hợp với nhu cầu của nhiều gia đình. Với diện tích nhỏ hẹp làm thế nào để phòng tắm vừa đẹp mắt, vừa tối ưu được không gian? Dưới đây là một vài gợi ý thiết kế, lựa chọn nội thất hữu ích cho các bạn tham khảo.
I. Tham khảo một số mẫu phòng tắm nhỏ 2m2 và 4m2
Với diện tích có phần hạn chế, thiết kế và bố trí phòng tắm 2m2 và 4m2 sao cho vẫn thoải mái về không gian sinh hoạt, đầy đủ tiện nghi luôn là bài toán khó nhằn đối với nhiều gia chủ. Bằng những bí quyết ở trên mà các chuyên gia đưa ra, chúng tôi giới thiệu đến bạn những mẫu phòng tắm tuy có diện tích nhỏ nhưng nhìn vào lại không hề nhỏ chút nào vì đã "ăn gian" được không gian thiết kế.
Phòng tắm nhỏ 2m2 với cách tận dụng các góc hợp lý
Sử dụng nội thất nhỏ gọn, đa năng cho phòng tắm 4m2
Phòng tắm 4m2 sáng sủa với gạch ốp tường màu trắng bóng loáng
Tận dụng mảng tường trống bố trí tủ treo đồ cho phòng tắm 4m2
Kết hợp vách kính và gương cho nhà tắm nhỏ nhân đôi diện tích
Vận dụng gạch ốp tường màu sắc tương phản cho phòng tắm nhỏ bớt đơn điệu
Lan tỏa cảm giác ấm cúng với tông màu kem chủ đạo ở phòng tắm 4m2
II. Chức năng của phòng tắm
Phòng tắm thường được coi là “công trình phụ” trong xây dựng nhà ở Việt Nam, tuy nhiên đây lại là một không gian quan trọng đóng vai trò không thể thiếu. Với chức năng chính phục vụ cho các nhu cầu tắm rửa hay vệ sinh của con người, phòng tắm còn giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc dài.
Chức năng của phòng tắm đóng vai trò quan trọng trong nhà ở
Đọc thêm:
III. Mặt bằng bố trí nội thất phòng tắm
Trong mỗi hồ sơ thiết kế, mặt bằng nhà tắm đều thể hiện toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất, đường điện nước sao cho hợp lý và an toàn nhất.
1. Phân chia khu vực chức năng
Thông thường, một phòng tắm có ba khu chức năng cơ bản, đó là bồn rửa, bồn cầu và khu vực tắm. Khi thiết kế, kiến trúc sư thường sẽ phân chia theo khu vực khô (bồn rửa, bồn cầu) và khu vực ướt (tắm) hoặc bạn cũng có thể tự phân chia sao cho hợp lý.
Tùy vào mặt bằng cụ thể và lối tiếp cận vào phòng tắm mà bố trí ba khu chức năng này phù hợp dựa trên nguyên tắc nơi sử dụng nhiều nhất để tiện về di chuyển. Cách bố trí thường thấy nhất chính là bồn rửa được đặt ở gần cửa, tiếp đến là bồn cầu và khu vực tắm.
Cách bố trí 3 khu chức năng thường thấy trong nhà tắm
Nếu bạn định xây dựng nhà tắm vuông thì có thể bố trí ba khu vực nằm ở ba góc, mỗi cạnh phòng tắm trung bình khoảng 2m. Với cách phân chia các khu vực hợp lý này, việc sinh hoạt của mọi người sẽ tiện nghi hơn.
Bố trí 3 khu vực chức năng ở 3 góc với phòng tắm hình vuông
2. Vị trí chiều cao vòi sen
Vòi sen nên lắp đặt vừa tầm tay khoảng 1m6-1m8, không nên đặt quá cao vì khi với tay rất dễ trượt chân gây mất an toàn.
3. Vị trí thiết bị phụ
Lắp đặt các thiết bị phụ như giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm, giấy toilet không quá xa bồn cầu.
4. Độ dốc mặt bằng
Sàn nhà tắm nên có độ dốc để thoát nước tốt, tránh ứ đọng tạo lớp bám bẩn. Nếu lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc sàn nhà khoảng 1,5cm-2cm. Tuy nhiên, trong trường hợp phòng tắm có diện tích nhỏ hơn thì độ dốc có thể nhỏ hơn để phù hợp với diện tích sử dụng.
Đọc thêm:
IV. Một số gợi ý khi lựa chọn thiết bị vệ sinh cho phòng tắm nhỏ
1. Lựa chọn đồ nội thất treo tường
Những phòng tắm nhỏ có diện tích mặt bằng vô cùng hạn chế, bởi vậy gia chủ không nên đặt nhiều thứ xuống sàn mà phải sử dụng nội thất tiết kiệm không gian dạng treo tường. Thông thường, những khoảng trống cạnh gương hoặc phía sau bồn cầu sẽ là nơi phù hợp nhất để lắp đặt kệ treo tường.
Sử dụng kệ để đồ treo tường cho phòng tắm diện tích nhỏ
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tủ treo tường với một tấm gương gắn trên phần cánh để tạo cảm giác không gian lớn hơn. Hay tạo dựng những hộc âm tường để lắp đặt kệ hoặc giá treo đồ, việc bố trí này sẽ không làm phòng tắm nhỏ của bạn bị chật chội hơn mà còn mở rộng đáng kể.
Tạo dựng hộc tường lắp đặt kệ để đồ thuận tiện cho nhà tắm
2. Sử dụng nội thất phòng tắm đa năng
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thiết kế nội thất cho phòng tắm nhỏ đẹp, trên thị trường xuất hiện rất nhiều mẫu nội thất nhà tắm nhỏ gọn và đa chức năng vừa giúp tiết kiệm được nhiều diện tích, vừa đem tới hiệu quả thẩm mỹ cao.
a. Giá để sau bồn cầu gọn gàng, ngăn nắp
Giá để sau bồn cầu cho phòng tắm gọn gàng, ngăn nắp
Chiếc giá để đồ này thường được làm bằng sắt nên khá chắc chắn, dùng để kê ngay phía sau bồn cầu giúp tối ưu không gian nội thất phòng tắm tối đa. Tại đây, bạn hoàn toàn có thể đặt rất nhiều các loại đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dầu gội,...và đặc biệt khi không cần sử dụng đến nữa có thể tháo dỡ, cất đi dễ dàng.
b. Bồn rửa mặt kèm tủ đựng đồ phía dưới
Thiết kế bồn rửa mặt đi kèm tủ đựng đồ bên dưới
Trước đây, không gian bên dưới bồn rửa mặt thường bị để trống gây lãng phí không gian nội thất phòng tắm. Nhằm tận dụng khoảng trống này, những mẫu bồn rửa tích hợp tủ đựng đồ ngay phía dưới đã ra đời, vừa tiết kiệm diện tích, vừa rất tiện dụng cho phòng tắm nhỏ.
Đọc thêm:
IV. Bí quyết thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp
1. Sử dụng màu sơn
Màu sơn tường là một yếu tố hết sức quan trọng trong không gian nhà tắm. Đối với phòng tắm nhỏ, nếu bạn chọn sơn tường màu tối thì sẽ làm thu hẹp diện tích phòng, do đó, những gam màu tươi sáng, trung tính như trắng, kem, be,...là lựa chọn thích hợp hơn cả giúp phản xạ ánh sáng tốt và mở rộng không gian.
Phòng tắm nhỏ rộng mở hơn với sơn tường màu trắng
Bên cạnh đó, những màu sơn tươi sáng, trung tính còn mang đến diện mạo tươi trẻ, cái nhìn thân thiện cho phòng tắm và làm người dùng cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng.
2. Sử dụng gương
Gương được xem là sự trợ giúp tuyệt vời cho không gian phòng tắm nhỏ hẹp. Không chỉ trang trí cho căn phòng thêm sang trọng, một tấm gương cỡ lớn còn giúp khuếch tán ánh sáng, tạo cảm giác phòng tắm như rộng hơn gấp đôi, tăng chiều sâu và làm giãn khoảng cách giữa hai bức tường.
Nhân đôi diện tích cho phòng tắm nhỏ với gương lớn treo tường
3. Vách ngăn kính
Đối với những phòng tắm nhỏ chỉ 2-4m2, vòi sen đi kèm vách ngăn kính trong suốt là sự kết hợp hoàn hảo góp phần tiết kiệm diện tích hiệu quả. Việc thiết kế này sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, mở rộng không gian một cách trực quan.
Tạo cảm giác liền mạch, rộng mở cho phòng tắm bằng vách ngăn kính
Có rất nhiều vách ngăn kính cho gia chủ lựa chọn như cửa kính trượt hay cửa kính mở theo nhiều hướng khác nhau. Dù lựa chọn theo kiểu dáng nào, phòng tắm nhỏ nhà bạn cũng trở nên rộng rãi và sang trọng gấp bội.
4. Chọn loại gạch có kích thước lớn
Để giúp phòng tắm có cảm giác rộng và thoáng hơn, lắp đặt các tấm gạch có kích thước lớn là một ý tưởng tuyệt vời. Hơn nữa, nhằm tạo hiệu ứng tốt nhất, bạn hãy lựa chọn gạch ốp tường và gạch lát nền đồng màu tạo cảm giác liền mạch cho không gian.
Chọn gạch ốp tường và nền nhà đồng màu tạo sự liền mạch cho nhà tắm
Ngoài ra, để tăng cảm giác rộng mở cho không gian phòng tắm nhỏ theo chiều cao, lắp đặt gạch theo chiều dọc là cách làm lý tưởng nhất.
Lắp đặt gạch theo chiều dọc cho phòng tắm nhỏ thêm rộng
5. Kết hợp nhiều loại ánh sáng
Ánh sáng luôn là yếu tố không thể thiếu với phòng tắm, đặc biệt với phòng tắm diện tích nhỏ, nếu ánh sáng quá tối hay không đảm bảo đủ, cảm giác chật chội và nhỏ hẹp lại càng gia tăng.
Kết hợp nhiều loại ánh sáng cho phòng tắm diện tích nhỏ
Bên cạnh việc sử dụng một chiếc đèn gắn trần để cung cấp ánh sáng cho toàn bộ căn phòng, bạn cũng nên cũng cần sử dụng đèn tường đặt ở hai bên hoặc bên trên gương phòng tắm. Với cách bố trí đèn chiếu sáng từ hai phía trong một khoảng không hẹp này, mọi sinh hoạt ở nơi đây luôn được đảm bảo thuận tiện nhất.
Trên đây là những cách bố trí nội thất cũng như một vài bí quyết thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp từ các chuyên gia nội thất hàng đầu. Cùng với đó, một số mẫu thiết kế phòng tắm 4m2 và 2m2 mà chúng tôi chọn lọc đưa tới, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các gia đình trong việc tạo nên một phòng tắm đẹp, tiện nghi cho ngôi nhà của mình.