X
Card image cap

CHUYÊN GIA trả lời: Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

Dương Ngọc Hà 2020-02-07

Không chỉ những ngày rằm, mùng một và đặc biệt là dịp tết đến xuân về, bàn thờ vẫn luôn được các gia đình chú trọng nhất. Câu hỏi về cách bố trí bàn thờ tổ tiên sao cho đúng, đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả và cách bày hoa quả trên bàn thờ sao cho đẹp mắt luôn được nhiều gia đình lưu tâm, và gửi đến Nhà đẹp 9houz để nhờ các chuyên gia giải đáp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.

 

I. Ý nghĩa của bát hương và mâm ngũ quả trên bàn thờ

1. Bát hương

Bát hương trên bàn thờ đều có chung một ý nghĩa, đây là nơi mà thần linh, tổ tiên, ông bà và những người đã khuất trong gia đình giáng xuống chứng giám cho lòng thành kính, tôn nghiêm, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên và người đã khuất. Mỗi bát hương lại tượng trưng cho một cấp bậc khác nhau.

2. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người dân Việt Nam. Bởi nó chưng trái cây lên bàn thờ để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo, thành tâm, tưởng nhớ đến những người đã khuất và ước mong những người đã khuất sẽ phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều may Theo quan niệm dân gian,“ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện sự bền vững, mạnh mẽ, thể hiện mong muốn âm dương hoà hợp.

Mâm ngũ quả ngày Tết1

Mâm ngũ quả ngày Tết

Đồng thời, việc chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa mang còn mang ý nghĩa: những loại quả này được đúc kết từ công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, từ tinh hoa đất trời, nay đem kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của năm mới, của vạn vật sinh tồn, để thể hiện lòng biết ơn, thành kính sâu sắc.

Đọc thêm: 

II. Nên đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả mới đúng?

Do phong tục mỗi vùng miền có sự khác nhau nên việc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả cũng có thể có sự khác biệt. Thông thường, 3 bát hương thường được đặt chính giữa trung tâm của bàn thờ. Đĩa mâm bồng đựng hoa quả hoặc các đồ thờ cúng khác sẽ được bố trí đặt phía sau bát hương theo hướng người dâng đồ cúng nhìn lên bàn thờ.

Mâm ngũ quả nên đặt sau bát hương

Mâm ngũ quả nên đặt sau bát hương

Do đó, mâm ngũ quả sẽ được đặt như hướng của đĩa mâm bồng. Tuy nhiên, một số gia đình có thể đặt mâm ngũ quả ở chính giữa hoặc chếch về phía bên trái theo hướng thờ cúng và đặt sau bát hương

Đọc thêm:

III. Hướng dẫn cách bày hoa quả trên bàn thờ

Sau khi đã chọn được 5 loại quả để bày lên mâm ngũ quả, gia đình bạn nên sắp xếp số loại quả theo số bát hương trên bàn thờ sao cho kích thước các quả to đều nhau.

Ví dụ: nếu mua 3 quả cam để chia đều vào 3 ban thì kích thước 3 quả này nên tương đồng với nhau

Bài trí mâm ngũ quả1

Bài trí mâm ngũ quả

Lưu ý: Khi thờ cúng thường chỉ sử dụng số lẻ : 1,3,5,7,9 cho bát hương hay thắp nhang hoặc chưng trái cây lên bàn thờ.

Gia chủ nên mua trái cây tươi, đẹp và có lá. Số lá cũng nên là số lẻ 1,3,5

Sau đây là cách bài trí hoa quả trên bàn thờ có 3 bát hương:

  • Quả đẹp nhất sẽ đặt ở giữa, chia đều cho 3 ban.

  • 3 quả tiếp theo đặt ở 3 hướng theo 3 ban khác nhau. Còn 3 khoảng trống còn lại trên đĩa để đặt loại quả thứ 5 vào

  • Bạn có thể để giấy tiền vàng hoặc tiền thật vào đĩa ngũ quả.

Đọc thêm:

IV. Cách bố trí bàn thờ tổ tiên đúng “chuẩn” phong thủy

Bố trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy sẽ đem lị nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình.

1. Bài vị nên được để ở vị trí cao nhất

Bài vị là tấm bia gỗ để ghi tên của những người đã khuất, bài vị có thể đặt riêng hoặc được đặt trong một ngai thờ hay khám thờ và thường được bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng của bàn thờ.

Thường thì các gia đình thường dùng một bài vị chung cho cả gia tiên và thần linh. Gia chủ có thể bố trí bài vị hoặc ảnh thờ của những người đã khuất như ông bà, cha mẹ đều theo 2 phía của bài vị chung, chú ý sắp xếp tùy theo vai vế trong nhà mà đặt cho đúng thứ tự trái, phải, trước, sau.

2. Lựa chọn kích thước lư hương hợp lý

Lư hương được bố trí ở phía trước bài vị, phải phù hợp với kích thước bàn thờ, không nên quá lớn hay quá nhỏ gây mất cân đối. Thông thường, lư hương thường đặt ở chính giữa để đảm bảo thẩm mỹ.

Ngoài ra trên bàn thờ còn có 2 ngọn đèn dầu hoặc nến, bình hương, lọ lục bình, đĩa mâm bồng, chân nến,...

Bài trí lư hương và các đồ thờ

Bài trí lư hương và các đồ thờ

3. Có thể thêm các đồ thờ tự quý giá

Những đồ thờ tự quý giá khác cũng được bài trí trên bàn thờ như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc... sẽ được bố trí phía trước và thấp hơn lư hương và sắp xếp cân đối theo nguyên tắc “tả dương, hữu âm” hay “tả nam, hữu nữ” (trái nam, phải nữ).

4. Lưu ý loại hương thắp bàn thờ ngày Tết

Hương dùng để thắp trên bàn thờ ngày tết thường có mùi thơm nhẹ như hương vòng hoặc hương nén. Tuy nhiên, có nơi sử dụng cây “hương sào” lớn  để cháy được lâu, không bị gián đoạn trong các ngày Tết.

5. Chú ý hoa đặt trên bàn thờ

Hoa trên bàn thờ ngày Tết có thể là hoa cắm bình hoặc hoa để trên đĩa. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng có thể cắm một cành đào, hoặc một cành mai trong bình sứ lớn đặt trên bàn thờ để có không khí xuân. Các loại hoa cúng phải có ý nghĩa tốt đẹp, có mùi hương nhè nhẹ, tránh những loại hoa gắn với tích xấu.

Hoa lay ơn đặt bàn thờ ngày tết1

Hoa lay ơn đặt bàn thờ ngày tết

Đọc thêm:

V. 8 điều tuyệt đối kiêng kỵ bày trí bàn thờ ngày Tết

1. Không được để bát hương chông chênh, không chính giữa bàn thờ

Bát hương là nơi ngự của thần linh, tổ tiên, ông bà nên phải đặt vững chắc, không xê dịch, chông chênh. Trên bàn thờ thường thờ ba bát hương, bát chính giữa là thờ thần linh, thổ công... Hai bên là bát hương thờ ông bà, tổ tiên của gia đình hoặc thờ bà cô, ông mãnh, đặt làm sao cho cân xứng.

2. Không dùng bát hương bằng đá trên bàn thờ

Bát hương bằng đá không sử dụng trong thờ cúng tổ tiên mà chỉ phù hợp với những nơi như đền, chùa, miếu. Trong thờ cúng trong gia đình, nên sử dụng bát hương sứ hoặc bát hương đồng.

Không dùng bát hương đá trên bàn thờ gia tiên

Không dùng bát hương đá trên bàn thờ gia tiên

3. Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong những ngày Tết

Bát hương sau khi được đặt lên bàn thờ thì phải để nguyên, không được xê dịch và phải ở chính giữa bàn thờ.

Khi cúng lễ mà phải rút chân hương thì người thực hiện phải đảm bảo tay sạch sẽ, khi rút không để vương vãi tro ra ngoài. Số chân hương còn lại phải là số lẻ. Lượng chân hương đã rút ra thì có thể mang đi hoá.

Dùng giấy tiền, vàng mã để kê nếu kệ hoặc bát hương bị kênh.

4. Đồ lau bàn thờ không được dùng đồ bẩn mà phải có đồ riêng

Để đảm bảo sự tôn kính, trang nghiêm, gia chủ không sử dụng khăn bẩn hay đồ đã sử dụng để lau bàn thờ. Các khăn lau, chổi quét trên bàn thờ phải sạch sẽ, mới và đồ dùng riêng.

5. Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ

Bàn thờ chỉ nên thờ thần linh, tổ tiên và những người đã khuất trong dòng họ của mình hoặc thờ bà cô, ông mãnh. Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ, cũng không nên thờ chung hai bên nội, ngoại.

6. Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh

Đồ cúng lễ là để thể hiện lòng thành của gia chủ nên phải sử dụng hoa tươi, quả thật, tránh sử dụng đồ giả. Đồ cúng lễ cũng không được thử trước khi hoàn tất lễ xong. Luôn luôn lau dọn, giữ gìn cho bàn thờ sạch sẽ để đảm bảo thanh tịnh, tôn kính.

Giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ

Giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ

7. Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ

Trên bàn thờ chỉ nên bài trí những đồ đạc liên quan, tránh đặt các vật linh tinh bởi điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ.

8. Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Bát hương nếu không có cốt của người đã mất thì cần bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng lọc để loại bỏ tạp chất và tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương, sẽ khiến gia đình lục đục, kém may mắn.

Đọc thêm: 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả và một vài lưu ý liên quan đến cách bài trí bàn thờ tổ tiên. Hy vọng rằng với chia sẻ của 9houz, bạn sẽ thu về được nhiều bí quyết hữu ích.