Tổng hợp những mẹo vặt cực kỳ hữu ích cho tủ để giày gia đình
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về tủ để giày với mục đích không chỉ để đựng giày dép mà còn với mục đích dùng để trang trí cho ngôi nhà thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết hết về tủ hay kệ để giày. Cùng theo dõi với Nhà đẹp 9houz để đón đọc thêm những bài viết mẹo văt hay khác nhé.
Tủ để giày cho gia đình
I. Tổng quan về tủ để giày
1. Tủ để giày là gì?
Tủ để giày là một chiếc tủ được thiết kế với mục đích để đặt giày dép của mọi người trong nhà, vị trí đặt tủ thường ở ngay cạnh cửa ra vào để dễ dàng và thuận tiện hơn. Không chỉ vậy, tủ đựng giày không chỉ dùng để đặt giày thông thường mà còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà thêm nổi bật.
Tủ đựng giày thường được để ở gần cửa ra vào
2. Phân loại kệ để giày theo chất liệu
Kệ để giày bằng gỗ
a. Kệ để giày bằng gỗ tự nhiên
Kệ để giày bằng gỗ tự nhiên là loại mà được nhiều người sử dụng nhất vì nhiều ưu điểm. Gỗ tự nhiên không chỉ bền, đẹp, không bị mối mọt, mà còn tạo sự sang trọng cho không gian nội thất.
Kệ để giày bằng gỗ tự nhiên
Các loại gỗ được sử dụng để làm kệ để giày hiện nay là: gỗ thông, gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ lim.
-
Ưu điểm: có thời gian sử dụng lâu dài, đẹp, sang trọng, không bị mối mọt.
-
Nhược điểm: giá thành đắt, khó di chuyển...
b. Kệ để giày dép bằng gỗ công nghiệp
Kệ để giày bằng gỗ công nghiệp thường có nhiều mẫu mã đẹp, hình dáng cũng như kích thước phong phú, dễ dàng chọn lựa.
Thành phần gồm gỗ công nghiệp với cốt gỗ chủ yếu bằng MFC, MDF...và được phủ veneer hoặc laminate lên bề mặt.
Kệ để giày bằng gỗ công nghiệp
-
Ưu điểm: giá thành rẻ, chi phí thấp, sản phẩm thiết kế đẹp, nhiều kiểu dáng đa dạng. Thường được sử dụng nhiều ở các hộ chung cư.
-
Nhược điểm: dễ bị hư hại khi bị va đập mạnh, thời gian sử dụng ngắn do tiếp xúc với độ ẩm và không khí…
c. Kệ để giày bằng thép - inox
Kệ để giày bằng thép - inox thường ít được sử dụng trong gia đình mà chỉ thường xuất hiện ở bệnh viện, hay trường học…
Kệ để giày bằng thép - inox
-
Ưu điểm: thiết kế đơn giản, thiết kế thông minh nên có thể gấp gọn lại khi không sử dụng.
-
Nhược điểm: kém sang trọng và không bắt mắt.
d. Kệ để giày dép bằng nhựa
Kệ để giày dép bằng nhựa thường được thiết kế theo mô hình lắp ghép, được sử dụng ở trường học và một số hộ gia đình.
Kệ đựng giày dép bằng nhựa
-
Ưu điểm: giá thành rẻ, sử dụng cho nhiều người, dễ dàng di chuyển và có thể tháo lắp.
-
Nhược điểm: không bền, dễ bị vỡ khi va đập mạnh, độ phổ biến thấp.
e. Kệ để giày bằng vải
Vải cũng là một chất liệu khá phổ biến để thiết kế kệ đựng giày, những chiếc tủ đựng giày này tương tự với những tủ vải đựng quần áo nhưng được thay thế khung vải bằng khung inox.
Tủ vải để đựng giày
-
Ưu điểm: có thể dựng lên và sử dụng khi cần dùng đến còn khi không sử dụng có thể gấp lại để cất đi, chứa được nhiều giày, giá thành tương đối rẻ.
-
Nhược điểm: không chắc chắn, kém sang trọng, nhanh hư.
3. Phân loại theo tính năng sử dụng
a. Tủ giày truyền trống
Tủ giày truyền thống thường được tạo ra từ các chất liệu gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp, thiết kế mang vẻ đẹp cổ điển, sang trọng kết hợp với sự hiện đại. Tủ giày truyền thống chỉ đơn thuần để đựng giày dép chứ không có chức năng nào khác.
Kệ để giày truyền thống mang vẻ đẹp cổ điển
b. Tủ giày lắp ghép
Tủ giày lắp ghép thường được thiết kế bởi các chất liệu nhựa, vải, thép inox...Có thể tháo lắp tùy vào thời gian muốn sử dụng của mỗi người. Dễ dàng trong việc di chuyển và có giá thành tương đối ổn định.
Tủ để giày lắp ráp bằng nhựa
c. Kệ để giày thông minh
Kệ để giày này là một trong những đồ nội thất thông minh được rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng hiện nay, loại tủ này có thể thiết kế rời hoặc thiết kế âm tường, tiện lợi cho việc sử dụng mà vẫn tạo được thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kệ để giày dép thông minh
Hiện nay ở nhiều hộ gia đình hay chung cư thường sử dụng loại tủ đựng đựng giày thông minh âm tường để tiết kiệm diện tích.
-
Ưu điểm: với chức năng và ứng dụng vô cùng tiện lợi có thể gấp mở dễ dàng tiết kiệm không gian, diện tích, bảo quản và vệ sinh hết sức đơn giản, dễ dàng.
-
Nhược điểm: chi phí khá cao so với các loại tủ đựng giày khác trên thị trường.
Đọc thêm:
- Thiết kế kích thước chấn song cửa sổ gỗ đẹp cho không gian nhà chật hẹp
II. Kinh nghiệm chọn mua tủ để giày
1. Về chất lượng
Các loại tủ để giày trên thị trường hiện nay được làm từ rất nhiều các loại chất liệu khác nhau như: gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, vải, thép- inox, nhựa...Bạn nên dựa vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình mình để lựa chọn được chất liệu phù hợp nhất.
Tủ đựng giày có rất nhiều chất liệu khác nhau
Mỗi loại chất liệu đều có những ưu và nhược điểm khác nhau vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn tủ đựng giày. Việc lựa chọn chất liệu tủ đựng giày cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu nội thất của tổng thể ngôi nhà. Ví dụ nội thất của nhà bạn chủ yếu sử dụng gỗ công nghiệp, nếu bạn mua một chiếc tủ đựng giày bằng gỗ tự nhiên thì sẽ không hợp.
Lựa chọn chất liệu tủ đựng giày giống đồ nội thất
Vì thế bạn nên lựa chọn theo chất liệu đồ nội thất trong nhà để tạo sự cân xứng và hài hòa.
2. Về màu sắc
Về việc chọn lựa màu sắc thì tùy vào sở thích của bạn. Các tủ đựng giày đều có thiết kế độc đáo, màu sắc đa dạng, nhưng bạn vẫn nên chọn những gam màu tối như nâu cafe, nâu cánh dán, màu vân gỗ,.. vì chứa giày dép bẩn nên dễ bị bẩn.
Nên chọn những gam màu tối cho tủ đựng giày
3. Về kích thước
Kích thước cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải chú ý đến. Cần cân đối số lượng giày cần để, vị trí để… để biết được kích thước chính xác nhất của tủ đựng giày.
Cần chọn tủ đựng giày có kích thước phù hợp
Hiện nay có tủ giày thường có tủ giày 2 ngăn và 3 ngăn, vì thế nên dựa vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn độ to nhỏ của tủ để giày.
Đọc thêm:
- [Kinh nghiệm] Chọn kiểu cầu thang đẹp và những thông tin cơ bản MỚI NHẤT
III. Những điều cần lưu ý về phong thủy cho tủ giày
1. Không nên chọn tủ giày quá cao
Theo phong thủy, giày là biểu tượng của đôi chân giúp chúng ta đứng vững và di chuyển. Nền tảng có chắc thì mọi việc mới phát triển thuận lợi được. Vì thế khi chọn tủ giày không nên chọn loại quá cao mà chỉ nên chọn loại thấp hơn ⅓ chiều cao của tường và không được cao hơn chiều cao của gia chủ. Nên chọn loại tủ 5 tầng trở xuống, vì nếu tủ giày cao sẽ không tạo được thế đứng vững chắc, người chủ sẽ dễ gặp những tai nạn khi di chuyển.
Không nên chọn loại tủ giày quá cao
2. Không nên di chuyển tủ giày dép thường xuyên
Nên cân nhắc thật kĩ trước khi chọn vị trí để tủ giày trong gia đình. Bạn cần đặt theo hướng hợp với mệnh gia chủ, cũng như cần phải đặt ở nơi thuận tiện sử dụng. Khi đã xác định được vị trí đặt tủ giày rồi thì không nên di chuyển tủ đựng giày thường xuyên. Vì sự di chuyển nhiều sẽ tạo sự bấp bênh, bất ổn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của người trong nhà.
Không nên thường xuyên di chuyển tủ đựng giày
3. Không nên hướng mũi giày ra ngoài
Có lẽ nhiều người không biết việc hướng mũi giày ra ngoài sẽ tạo ra phong thủy xấu. Vì khi mỗi lần mở tủ lấy giày, mũi giày sẽ hướng vào phía người lấy giày tạo thành hướng Hỏa sát, nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, mọi người trong nhà dễ ốm đau, bệnh tật.
Nên chú ý không đặt mũi giày hướng ra ngoài
4. Không nên chọn tủ giày có màu sắc sặc sỡ
Tủ để giày thường để giày dép đi ở bên ngoài nên rất dễ bị bẩn, nên cần chọn tủ giày có những màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, thiên về gam màu tối. Chọn màu sắc rực rỡ quá còn khiến tủ giày tiêu tán hết sự chắc chắn.
Không nên chọn tủ giày có màu sắc quá sặc sỡ
5. Không nên hướng tủ giày về phía cửa lớn và trong phòng ngủ
Tủ giày chỉ nên đặt ở hai bên phía cửa ra vào của ngôi nhà để tạo thế chắc chắn cũng như dễ dàng và thuận tiện cho việc sử dụng. Không nên đặt tủ giày trong phòng ngủ và hướng về phía cửa lớn vì như thế sẽ tạo ra sát khí, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trong nhà, lúc nào cũng bồn chồn, lo lắng, không yên tâm.
Không đặt tủ giày hướng ra phía cửa lớn và ở trong phòng ngủ
Đọc thêm:
- Trang trí phòng khách nhỏ đẹp theo phong thuỷ - Bạn biết chưa?
IV. Cách bảo quản tủ đựng giày dép bằng gỗ
1. Tránh ẩm mốc trong tủ giày gỗ
Vì tủ giày thường để các loại giày dép hay cả tất vớ nên thường sẽ có mùi hôi, khó chịu, lâu dần chuyển thành ẩm mốc. Để tranh việc này xảy ra, bạn phải thường xuyên lau chùi tủ giày sạch sẽ và luôn để tủ được khô ráo, thoáng khí. Ngoài ra bạn có thể sử dụng túi thơm, hay bã cafe và bã chè cho vào túi vải đặt trong góc tủ để giảm bớt mùi khó chịu.
Thường xuyên lau dọn tủ giày để tránh nấm mốc
2. Bảo quản và khử mùi giày dép
Hầu hết mùi khó chịu ở trong tủ để giày đều bắt nguồn từ mùi của các đôi giày nên điều đầu tiên để tủ giày luôn thơm tho, sạch sẽ thì bạn phải vệ sinh và khử mùi của những đôi giày. Để khắc phục tình trạng giày ẩm ướt và có mùi hôi thì bạn có thể bỏ túi vải nhỏ có bột vôi vào giày, sau đó mới đặt vào tủ. Cách làm này sẽ giúp giày của bạn luôn khô ráo, và hết mùi hôi.
Vệ sinh giày sạch sẽ trước khi đặt vào tủ
Nếu không khí trong tủ qua ẩm thì bạn nên dùng máy sấy để sấy trong tủ. Những đôi giày cất cho mùa sau, bạn nên vệ sinh sạch sẽ rồi cho chúng vào túi bóng rồi buộc chặt lại.
Đọc thêm:
- Mách bạn cách khử mùi tủ gỗ mới trong cách bố trí phòng ngủ nhỏ HIỆU QUẢ đến bất ngờ
Trong bài viết trên chúng tôi đã đưa đến cho các bạn những kinh nghiệm trong việc chọn lựa cũng như tìm hiểu về tủ để giày đang phổ biến hiện nay. Chúc các bạn có thể tìm được mẫu tủ giày phù hợp với gia đình mình nhé.