MFC là gì? Giá gỗ MFC trên thị trường là bao nhiêu?
Bạn đang muốn lựa chọn một loại gỗ để sử dụng trong thiết kế nội thất và được các thợ mộc tư vấn loại MFC nhưng bạn lại không biết MFC là gì? Vậy thì hãy để 9houz chia sẻ cho bạn biết thêm một số thông tin cần thiết về gỗ MFC trước khi lựa chọn được loại gỗ phù hợp với nhu cầu nội thất của bạn nhé. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các loại gỗ khác trong Chất liệu và thi công nhé!
I. MFC là gì?
MFC là viết tắt của từ Melamine Faced Chipboard. Đây là loại gỗ ván dăm phủ nhựa Melamine. Nguyên liệu chính làm nên dòng gỗ này là 1 loại cây trồng riêng dành cho nó và chỉ cần thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su. Có đa dạng loại chia theo độ dày từ 18mm đến 25mm.
Gỗ ván MFC
Đọc thêm:
II. Tìm hiểu về gỗ MFC
1. Xuất xứ
Hãng Mieco tại Malaysia và hãng Egger tại Đức là hai nơi sản xuất gỗ công nghiệp MFC đứng hàng đầu thế giới. Nguồn cung cấp MFC tại Việt Nam chủ yếu là ở Trung Quốc, Malay và sản xuất trong nước.
Nguồn cung cấp MFC chủ yếu ở Việt Nam là từ Malay hoặc Trung Quốc
2. Cấu tạo và đặc tính
Thợ mộc thường băm nhỏ cây gỗ này rồi dùng keo để ép tạo độ dày. Hoàn toàn là gỗ tự nhiên và không sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như các loại không kém chất lượng khác. Sau khi hoàn thiện thì bề mặt sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc dùng giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp rồi tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Bảng màu phong phú
Với bảng màu phong phú khoảng 80 màu, từ các màu trơn cho đến các màu vân gỗ, màu giả đá và các chất liệu khác.
Ngoài ra, với trình độ chế biến của công nghiệp hiện đại ngày nay, tuổi thọ của các tấm MFC ngày càng tăng và thích nghi tốt với sự biến đổi thời tiết thường xuyên của các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuổi thọ trung bình (ở môi trường trong nhà) có thể lên đến 10 hoặc 15 năm mà chất lượng không hề bị thay đổi.
Tuổi thọ lâu dài
Đọc thêm:
3. Ưu điểm của ván gỗ MFC
- Ván gỗ MFC đa dạng màu sắc, đồng đều và vân trên bề mặt ván gỗ MFC cũng rất phong phú nên tùy theo sở thích thẩm mỹ mà bạn chọn cho mình loại ván phù hợp.
- Khả năng chống thấm nước, chịu lực lớn và hạn chế trầy xước.
- Dễ lau chùi và ngăn chặn được các loại vi khuẩn và mối mọt đồng thời là hóa chất.
- Giá thành hợp lý
- Ứng dụng trong nhiều hạng mục nội thất như làm tủ, ốp tường, kệ tivi,...
- Nếu cân bằng được các tính năng cũng như bảo quản tốt thì tuổi thọ của nó là 10 đến 15 năm.
4. Báo giá ván MFC
MDF trơn thường |
|
Độ dày(mm) |
Giá thành(VND/m2) |
2.5 |
56.000 |
3 |
63.000 |
4 |
75.000 |
4.75 |
88.000 |
5.5 |
98.000 |
7.5 |
113.000 |
8 |
121.000 |
9 |
135.000 |
11 |
153.000 |
12 |
163.000 |
15 |
204.000 |
17 |
228.000 |
18 |
245.000 |
25 |
435.000 |
Phủ |
Mặt |
Độ dày(mm) |
Giá thành(VND/m2) |
Xoan |
1 mặt |
0.3 |
75.000 |
Xoan |
2 mặt |
0.3 |
135.000 |
Sồi |
1 mặt |
105.000 |
|
Sồi |
2 mặt |
203.000 |
Bảng giá gỗ MDF chống ẩm |
||
Độ dày(mm) |
Dongwha, Timbee |
Thái |
3 |
82.000 |
|
5.5 |
116.000 |
120.000 |
8 |
139.000 |
158.000 |
12 |
204.000 |
230.000 |
15 |
242.000 |
267.000 |
17 |
272.000 |
301.000 |
25 |
511.000 |
MFC - Okal Melamine |
|||
Độ Dày |
100, Xám |
101, Vân gỗ |
Đơn Sắc |
9MM |
245,000 |
265,000 |
285,000 |
12MM |
290,000 |
315,000 |
330,000 |
15MM |
315,000 |
335,000 |
355,000 |
17MM |
335,000 |
355,000 |
375,000 |
18MM |
354,000 |
365,000 |
385,000 |
18MM - Chống ẩm |
420,000 |
440,000 |
460,000 |
III. Phân loại gỗ MFC
Cách nhận biết gỗ MFC
1. Theo kích thước
a. Loại chuẩn
Độ dày |
Kích thước |
Size nhỏ: 4′ x8′ |
1220x2440x (9-50)mm |
Size trung: 5′ x 8′ |
1530x2440x (18/25/30)mm |
Size lớn: 6′ x 8′ |
1830x2440x (12/18/25/30)mm |
b. Loại vượt khổ
Độ dày |
Kích thước |
4′ x 9′ |
1220x2745x (18/25)mm |
2. Theo đặc tính
a. Loại thường
Gỗ MDF và MFC thường đa dạng hình thái và có khoảng 80 màu từ màu trơn, vân cho đến việc giả các chất liệu khác như MFC Oak ( chất liệu sồi), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Walnut (chất liệu óc chó), Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ, Trắc,…
Chú ý: đối với nội thất văn phòng, cửa hàng, hay phòng ở chỉ cần sử dụng cốt MFC tiêu chuẩn. Đối với các khu vực phải dùng nước nhiều như tủ bếp, toilet, … thì MFC chống ẩm sẽ phù hợp hơn cả.
b. Loại chống ẩm
Phân loại gỗ MFC thành nhiều loại
MFC tồn tại hai dạng là dạng MFC chống ẩm và dạng thường. Tương tự như màu của MFC dạng chuẩn, có khoảng 240 màu của MFC chống ẩm lõi xanh.
c. Loại phối 2 màu
Loại kết hợp 2 màu
Ngoài ra, MFC còn có loại ván kết hợp 2 màu với nhau. Sự linh hoạt trong màu sắc Màu sắc linh hoạt và liền mạch nằm giữa các mảng sẽ giúp đồ nội thất tăng thêm tính thẩm mỹ và ấn tượng hơn.
Đọc thêm:
IV. Ván MFC là gì?
1. Khái niệm
Ván gỗ MFC là hình ảnh mô phỏng màu sắc của vân gỗ thật được in nhiều lần lên một lớp phim gọi là Melamine, rồi gia nhiệt ở nhiệt độ cao và dán lên một tấm ván dăm gọi là MFC. Chất lượng quyết định của ván gỗ MFC là ván dăm. Về bảng màu thì ván gỗ MFC rất phong phú, thì có khoảng hơn 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu nhái vân gỗ như: Gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ giẻ gai, gỗ tràm, gỗ giả tị, gỗ óc chó…
Bảng màu MFC phong phú
Đọc thêm:
2. Quy trình sản xuất ván MFC
Bước 1: Sản xuất gỗ dăm
- Sau khi gỗ được nghiền thành các dăm nhỏ, thợ mộc sẽ đem sấy ở nhiệt độ đúng mức quy định.
- Lọc rồi phân thành các dăm gỗ có các kích thước khác nhau.
- Trộn dăm gỗ với loại keo chuyên dụng, chất kết dính sau đó chuyển sang công đoạn tạo hình.
Nghiền, sấy rồi trộn dăm gỗ với loại keo quy định
Bước 2: Tạo hình và cắt ván dăm
- Dựa trên thông số độ dày và mật độ gỗ mà các tấm ván được tạo hình.
- Ván được ép sơ bộ rồi cắt theo độ dài tiêu chuẩn sau đó chuyển sang công đoạn ép nóng.
- Ván được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao.
- Ván được xén cạnh và loại bỏ phần lỗi rồi mài nhẵn.
Bước 3: Kiểm định chất lượng ván
Những tấm ván được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng cũng như thẩm mỹ trước khi sản xuất ra thị trường tiêu thụ.
Những tấm ván MFC được kiểm định trước khi tung ra thị trường
Bước 4: Ép Melamine
Ván được ép một lớp giấy Melamine trang trí và phủ trên bề mặt tấm ván dưới nhiệt độ và áp suất cao. Thành phẩm gọi là MFC.
V. Ứng dụng tuyệt vời của gỗ công nghiệp MFC trong nội thất
1. Nội thất văn phòng
MFC thường được sử dụng nhiều trong các đồ nội thất văn phòng.
a. Tủ văn phòng
Tủ tài liệu làm từ gỗ công nghiệp có khả năng chống thấm và trầy xước và không dễ bám bụi. Tủ văn phòng có nhiều mẫu thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau, nhiều ngăn để chứa hồ sơ. Ngoài ra cũng có rất nhiều màu sắc phù hợp để có thể lựa chọn.
Tủ văn phòng gỗ MFC
b. Bàn làm việc, bàn họp
Do bề mặt có hoa văn đa dạng, màu sắc giữ tốt nên có thể đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Bạn có thể tuỳ chọn màu và hoa văn cho bàn làm việc tuỳ theo mục đích sử dụng mà sẽ có các thiết kế phù hợp, ví dụ như bàn họp tròn, hoặc bàn vi tính, bàn làm việc.
Bàn làm việc văn phòng
Đọc thêm:
2. Nội thất gia đình
Những ứng dụng của gỗ MDF không chỉ xuất hiện tại không gian văn phòng, mà còn có thể sử dụng trong cả gia đình bạn.
a. Tủ quần áo
Tủ quần áo là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình mà vật liệu thường được lựa chọn chính là gỗ. Gỗ tự nhiên thì khá đắt nên nhiều người lựa chọn mua tủ quần áo gỗ công nghiệp. Các loại gỗ công nghiệp như MFC ngoài đa dạng về màu sắc và phong cách thì độ bền cũng như giá thành đều đáp ứng phần lớn người tiêu dùng phổ thông.
Tủ quần áo từ gỗ MFC
Đọc thêm:
b. Tủ bếp
Do được đặt trong nhà bếp ảnh hưởng nhiều từ nhiệt và nước nên những ưu điểm vượt trội của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên lại càng phát huy tác dụng. Có khả năng chống mối mọt, cong vênh đồng thời cũng chống ẩm mốc.
Tủ bếp chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiệt và ẩm nên gỗ MFC rất phù hợp
c. Vách ngăn
Đối với nhiều gia đình thì vách ngăn có thể còn là cụm từ mới mẻ. Nhưng đối với không gian coa diện tích nhỏ hẹp thì vách ngăn rất hữu ích. Và dĩ nhiên, gỗ công nghiệp sẽ rất phù hợp đối với việc ứng dụng này.
Vách ngăn trong gia đình làm từ MFC
Đọc thêm:
VI. So sánh gỗ MDF và MFC - Loại nào tốt hơn?
Phân biệt gỗ MDF và MFC
- Gỗ công nghiệp MDF và MFC thường được sử dụng trong làm nội thất giường, tủ quần áo, …
-
Gỗ MDF được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ các loại gỗ thành bột rồi ép thành tấm có kích thước 1,2 x 2,4m với độ dày từ 2,5 – 25 mm.
-
Gỗ MFC có cấu tạo từ các loại gỗ ngắn ngày, được băm nhỏ thành dăm rồi kết hợp với keo ép với nhiệt và áp suất lớn thành các tấm. Sau đó phủ trang trí lớp melamin với các loại màu sắc và vân gỗi để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ.
Gỗ MDF và MFC thường được sử dụng trong trang trí nội thất
Vậy hai loại gỗ này loại nào tốt hơn:
Bề mặt gỗ công nghiệp MDF mịn và kín hơn và khó bị ngấm nước hơn. Tuy nhiên những cánh tủ quá to và dài thì tốt nhất không nên dùng bằng gỗ MDF bởi nó sẽ nhanh bị cong vênh, vì sức chịu lực thẳng đứng của MDF không tốt như MFC.
Gỗ MDF lõi xanh chịu ẩm
Gỗ MFC so với MDF thì chịu lực thẳng đứng tốt hơn, nên sử dụng để làm các cánh tủ bếp, tủ quần áo to và rộng (bởi độ cứng và chịu tác động lực của MFC cao). Tuy nhiên gỗ MFC lại dễ ẩm hơn hơn do giữa các dăm xếp với nhau có kẽ hở.
Gỗ MFC lõi xanh chịu ẩm
Thực tế hai loại gỗ này chất lượng và giá thành tương đương nhau không chênh lệch nhau là mấy, chỉ cần bạn kết hợp khéo léo hợp lý thì sẽ có được sản phẩm nội thất vừa bền và đẹp mắt.
Đọc thêm:
Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ MFC. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi MFC là gì đồng thời cũng hiểu thêm về loại gỗ nếu vẫn còn đang đắn đo khi lựa chọn gỗ để thiết kế cho đồ nội thất trong gia đình bạn.