7 bí quyết lựa chọn bàn học để đỗ đạt, thành tài
Có nhiều cách kích thích sự đam mê, sáng tạo học tập cho các bé, một trong số đó là bạn hãy tạo cảm hứng muốn học cho bé ngay không gian học tập của chúng. Nếu bạn chưa có ý tưởng nào đặc biệt thì hãy bắt đầu bằng những mẫu bàn học đẹp, nó sẽ là một yếu tố giúp các bé có tinh thần học hơn. Nhưng hiện này có rất nhiều mẫu bàn học cũng như chất lượng khác nhau, nhiều phụ huynh không biết nên chọn loại nào. Vậy hãy theo dõi bài viết sau đây của Nhà đẹp 9houz, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách chọn bàn học mang lại nhiều cảm hứng học tập cho các bé.
Tham khảo thêm những bài viết về Phòng ngủ, biết đâu bạn lại tìm kiếm được những ý tưởng hay và độc đáo!
I. Một số mẫu bàn học đẹp
Sau đây là một số mẫu bàn học đẹp, hiện đại, chuẩn kích thước mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
Mẫu bàn học với mẫu không gian thoải mái
Mẫu bàn học này sẽ làm không gian phòng học trở lên thông thoáng, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.
Mẫu bàn học hiện đại
Với nguyên liệu gỗ kết hợp với nhôm là mẫu bàn học hiện đại và vô cùng tinh tế, tiện ích khi sử dụng.
Mẫu bàn học với chất liệu gỗ tự nhiên
Mẫu bàn học này có độ bền rất cao, vẻ đẹp sang trọng nhưng vô cùng gần gũi với thiên nhiên.
Bàn học mang phong cách phương Tây
Bàn học mang xu hướng Tây Âu rất hiện đại và trẻ trung, với gam màu nhã nhặn là nguồn cảm hướng cho các bé sáng tạo.
Bàn học hình chữ L
Mẫu bàn học hình chữ L giúp tiết kiệm diện tích nhưng không gian sử dụng lại khá thoải mái.
Mẫu bàn học có ngăn kéo
Kiểu bàn học này rất tiện nghi, phù hợp với không gian nhỏ và là gợi ý tuyệt vời nếu bạn muốn sở hữu không gian ngăn nắp không có những đồ lặt vặt.
Đọc thêm:
- Chọn tủ âm tường phòng ngủ biệt thự sân vườn hiện đại và những điều PHẢI biết
II. Vì sao phải lưu ý trong việc lựa chọn bàn học cho con trẻ?
Lựa chọn bàn học cho còn là việc làm cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Bàn học không những giúp các bé có cảm hứng đam mê, sáng tạo trong học tập mà còn tránh các bệnh về xương, cận thị,... cho các con trong quá trình học tập. Vì vậy để giúp các con có một góc học tập khoa học, hợp phong thủy thì phụ huynh cần lưu ý lựa chọn bàn ghế học có kích thước chuẩn.
Bàn làm việc cho các bé trai, bé gái
Bàn ghế tạo cảm hứng học tập cho các bé
Đọc thêm:
-
[HƯỚNG DẪN] Cách chọn báo giá tủ bếp gỗ sồi phù hợp với mọi gia đình
III. 7 bí quyết lựa chọn bàn học cho bé
1. Chọn bàn học dựa vào độ tuổi của bé
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có kích thước bàn học phù hợp cho các bé đảm bảo về sức khỏe, thuận tiện khi sử dụng cũng như giúp các bé có động lực trong học tập. Phụ huynh cần lưu ý đến kích thước của bàn ghế đạt chuẩn ở độ tuổi này là bàn học có chiều cao: 50cm, ghế có chiều cao: 30cm
a. Đối với trẻ học mẫu giáo
Độ tuổi này các bé còn khá nhạy cảm, lạ lẫm với việc học, nên phụ huynh cần chọn những mẫu bàn học có màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng, họa tiết nổi bật, gây cười, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý từ bé.
Bàn học lúc này có chức năng vừa để chơi vừa để bé làm quen với môi trường học tập như đọc truyện, tô vẽ tranh,...
Bàn học dành cho các bé học mẫu giáo
b. Đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học
Ở độ tuổi này các bé đã dần quen với môi trường học tập, nên thời gian ngồi học sẽ nhiều hơn độ tuổi mẫu giáo và độ tuổi lớn hơn nên phụ huynh cần chọn mẫu bàn có kích thước lớn hơn một chút, chiều cao của bàn: 61cm, chiều cao ghế: 38cm
Không cần quá nhiều họa tiết, hình vẽ trên bàn vì ở tuổi này các bé không còn quá hứng thú với những hình ảnh ngộ nghĩnh. Cần đảm bảo độ sáng thích hợp đến bàn học để các bé có thể ngồi học lâu hơn mà không ,mỏi mắt. Ngoài ra, màu sắc của bàn thì nên chọn mình màu nhẹ nhàng, trong sáng như hồng phấn, xanh nước biển,...
Bàn học màu hồng kích thích sự sáng tạo cho bé
c. Đối với học sinh THCS
Bàn học dành cho học sinh THCS không cần quá cầu kỳ về mặt thiết kế, vì ở độ tuổi này các em học sinh sẽ không quá quan trọng về hình thức, họa tiết hay hình ảnh như các bé mẫu giáo và cấp một.
Nhưng bàn học của học sinh THCS cần thiết kế hiện đại, tiện ích khi sử dụng. Bàn ghế được thiết kế có chế độ tăng chỉnh chiều cao phù hợp với độ tuổi. Kích thước mặt bàn thông thường so với mặt đất là 64cm, ghế cao 44cm và bàn được thiết kế rộng hơn để phù hợp với không gian học tập của các em.
Bàn học dành cho học sinh THCS
2. Chất liệu và độ an toàn
a. Bàn ghế học sinh gỗ MDF
Bàn ghế gỗ MDF được sản xuất từ cốt gỗ của cành cây, nhánh cây nghiền nát thành bột, sau đó trộn với keo chuyên dụng và ép thành những tấm mỏng có bề dày 3li, 6li, 9li,...
Loại gỗ này được sản xuất ra có độ bóng mịn, nhẵn nhụi vì được sản xuất với công nghệ cao. Đặc biệt, mẫu bàn ghế này có giá thành không quá cao so với mặt bằng chung nên được rất nhiều phụ huynh tin dùng.
Mẫu bàn học sản xuất từ gỗ MDF bóng mịn, hiện đại
Mẫu bàn học này thường được phụ huynh lựa chọn vì tính thân thiện về chất liệu cũng như màu sắc hài hòa của mẫu này.
Chất liệu này có màu sắc tươi sáng, không dễ hỏng khi va đập, kích thước đạt chuẩn rất phù hợp để học sinh tiểu học sử dụng.
b. Bàn ghế học sinh gỗ MFC
Loại gỗ này được lấy từ cành cây và thân cây rừng như bạch đàn, cao su,... sau đó nghiền nát ra thành dăm và trộn với keo sau đó ép thành tấm mỏng có các kích thước khác nhau: 3li, 6li, 9li, 12li,...
Loại gỗ này được sản xuất các bước khá giống với gỗ loại MDF nhưng thô xơ hơn nên chất liệu cũng có phần kém hơn về độ bóng, mịn. Nhưng rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và có độ bền cơ lý cao. Kích thước của mỗi tấm là 1220mmx2440mm
Bàn học sản xuất từ gỗ MFC có độ bền cao
Hiện nay, loại gỗ này được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp có chất lượng và khả năng chống trầy xước cao, giá thành rẻ, màu sắc, họa tiết đa dạng phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo sử dụng.
Kích thước và chất liệu không gây độc hại nên mẫu bàn này rất phù hợp cho lứa tuổi mẫu giáo.
c. Bàn ghế học sinh gỗ tự nhiên
Bàn ghế gỗ được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên vẫn được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn hiện nay. Nguồn gốc gỗ này được lấy từ những cây như: xoan đào, gỗ thông, cao su, bạch đàn,...mang lại cảm giác thân thiện với môi trường. Mẫu bàn ghế gỗ tự nhiên được thiết kế khá đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng và gần gũi với người dùng.
Bàn ghế được sản xuất từ gỗ thông và cao su thì rất chắc nhưng có khả năng bắt lửa cao. Tuy nhiên, hiện nay các hãng sản xuất đã cải thiện được khuyết điểm đó.
Còn bàn ghế được làm từ gỗ xoan đào thì có màu sắc rất đặc trưng là màu cánh gián.
Bàn học được làm từ gỗ tự nhiên đơn giản nhưng vô cùng tinh tế
Do mẫu bàn ghế này thiết kế khá đơn giản và không có các chi tiết cầu kỳ nên phù hợp với các học sinh THCS, vì ở độ tuổi này các em không còn hứng thú với các hình thù trang trí trên bàn ghế nữa mà quan tâm hơn về chất liệu, độ chắc chắn và tính năng sử dụng của bàn ghế.
3. Màu sắc
Tùy vào độ tuổi mà các bé có sự thay đổi về màu sắc yêu thích khác nhau. Sau đây là một số màu đặc trưng mà đa số các bé có độ tuổi tương ứng yêu thích.
-
Độ tuổi mẫu giáo: các bé sẽ đặc biệt thích những màu sắc cơ bản nhưng trong sáng với hình thù trang trí ngộ nghĩnh như màu: xanh dương, màu da cam,.. tránh những màu quá sặc sỡ, bóng như: màu đỏ, màu xanh lá cây... ảnh hưởng tới mắt của trẻ
-
Độ tuổi tiểu học: Ở độ tuổi này các bé thường thích những màu đặc biệt hơn một chút, có sự trộn lẫn, pha giữa các màu như: màu hồng phấn, hồng đất, xanh dương nhạt,...
-
Độ tuổi THCS: Tầm tuổi này lớn hơn so với tiểu học nên thích những màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng và đơn sắc như: màu trắng, màu nâu cánh rán,...
Nói chung nên chọn những màu sắc trung tính, nhẹ nhàng để tốt cho thị lực của bé và không nhất thiết phải đóng khung con gái phải màu hồng, con trai phải màu xanh dương
Màu sắc bàn học hài hòa tạo cảm giác hứng thú thoải mái cho trẻ
4. Độ cao của bàn ghế
Phụ huynh cần lưu ý lựa chọn các mẫu bàn ghế học phù hợp với lứa tuổi của con em mình để tranh mắc những bệnh về xương và mắt. Sâu đây là một số gợi ý về kích thước bàn cho các độ tuổi nhất định mà phụ huynh phải biết.
-
Đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học: Chiều cao của bàn: 55cm, ghế cao: 33cm (cỡ 3) hoặc bàn cao: 61cm, ghế cao 38cm (cỡ 4)
-
Đối với học sinh tiểu học: là độ tuổi lớn hơn mẫu giáo lên kích thước bàn ghế cũng có sự thay đổi. Bàn có chiều cao so với mặt đất là: 64cm, ghế cao: 44cm
-
Đối với học sinh THCS: thì kích thước bàn ghế đều phải tăng cả chiều cao và chiều rộng vì ở độ tuổi này cần không gian riêng, rộng hơn để tiện lợi cho việc học hành. Bàn và ghế có thể thiết kế hiện đại để tăng chỉnh theo ý muốn.
Kích thước bàn cần phù hợp với lứa tuổi sử dụng
Nói chung, các bậc phụ huynh nên lựa chọn bàn học cho con mình sao cho phù hợp với chiều cao cũng như kích thước cơ thể. Thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng bàn học không phù hợp với chiều cao của trẻ là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cận thị ngày càng ra tăng.
* Lựa chọn bàn ghế dựa chiều cao của trẻ:
Trẻ có chiều cao
Trẻ có chiều cao từ 121-140cm thì chiều cao là bàn: 64cm, ghế cao: 35cm
Trẻ có chiều cao từ 141-160cm thì bàn có chiều cao: 73cm, ghế cao: 37cm
Trẻ có chiều cao từ 161-180cm thì chiều cao của bàn là: 80cm, ghế cao: 44cm
5. Tư thế ngồi học của bé
Theo các nhà khoa học thì các phụ huynh nên chọn bàn học cho các con không quá cao cũng không nên quá thấp, khi ngồi học thì khuỷu tay của bé chạm tới mặt bàn là tốt nhất.
Tư thế ngồi học tốt nhất được đánh giá dựa vào các chỉ số sau: góc khuỷu tay với mặt bàn là 90 độ, góc cúi đầu so với phương thẳng đứng là 25 độ, góc giữa đầu và thân là 35 độ, góc giữa thân và đường thẳng đứng là 10 độ, góc thân đùi là 115 độ…
Tư thế ngồi học đúng giúp các bé giảm được khả năng cận thị
Tuy nhiên, để ngồi đúng tư thế một phần cũng phụ thuộc vào kích thước của bàn ghế học có phù hợp với các bé hay không.
6. Kiểu dáng, chức năng của bàn học
Đây là loại bàn học rất được ưa chuộng hiện nay vì nó có những thiết kế hiện đại giúp các bé ngăn chặn khả năng các bệnh như: vẹo xương sống, cận thị,...không chỉ vậy bàn học thông minh còn tạo cảm giác thoải mái, tập trung cho người học.
Bàn học thông minh
Bàn học thông minh với các tính năng đặc biệt
Loại bàn ghế này được thiết kế với các tính năng có thể tùy ý điều chỉnh kích thước của bàn ghế được sao cho phù hợp với học.
b. Bàn học xếp gọn
Đây là loại bàn cũng được sử dụng khá phổ biến, nó có thể di chuyển mọi nơi mình muốn và giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà. Ngoài ra ngồi học ở bàn học xếp gọn cũng rất thoải mái và tiện ích.
Bàn học xếp gọn có thể di chuyển mọi nơi
- Kinh nghiệm lựa chọn làm sàn gỗ thông minh chuẩn, hợp lý nhất
IV. Cách đặt bàn học theo phong thuỷ
1. Nên đặt bàn học đối diện hướng Đông Bắc
Theo phong thủy thì vị trí đặt bàn học tốt nhất là hướng Đông Bắc vì hướng đó quản về học hành, đỗ đạt. Không nên đặt bàn học giữa cửa ra vào với cửa sổ hoặc dưới xà ngang sẽ làm mất khả năng tập trung, trẻ sẽ gặp áp lực khi học. Ghế ngồi học phải có tựa vững chắc tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ.
Có thể treo một số đồ vật phong thủy ở góc học tập như chuông gió, tháp văn xương,...để hấp thụ sinh khí trời đất, xua tan âm khí, thúc đẩy ý chí tinh thần học hỏi của các con.
Bàn học được đặt ở vị trí chuẩn phong thủy
2. Bàn học được đặt ở vị trí sao Văn Xương
Trong phong thủy sao văn xương là sao quản về học hành, tri thức. Do đó nếu bàn học được đặt ở vị trí sao văn xương sẽ đem lại kết quả học tập tốt hơn cho các bé. Sau đây, là vị trí sao văn xương tương ứng với tuổi của người học nên đặt bàn học.
-
Tuổi Giáp Tuất, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tý thì sao văn xương ở hướng Đông Nam.
-
Tuổi Bính Tý, Bính Dần, Bính Thân, Bính Thìn, Mậu Dần, Mậu Thân, Mậu Tuất thì sao văn xương ở Tây Nam.
-
Tuổi Ất Mão, Ất Mùi, Ất Hợi, Ất Sửu thì văn xương nằm ở hướng Tây Nam.
-
Tuổi Đinh Mão, Đinh Mùi, Đinh Hợi, Đinh Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu thì sao văn xương nằm ở hướng Tây.
-
Tuổi Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất thì văn xương ở Đông Bắc.
Nếu bạn có thể đặt vị trí bàn học cho con ở những hướng có sao văn xương thì sẽ giúp các con cải thiện việc học.
Bàn học ở vị trí sao văn xương giúp tạo động lực học tập
3. 8 điều cấm kỵ trong đặt bàn học
- Không nên đặt bàn học ở vị trí sát hoặc đối diện với tường vì tường như là sự trở ngại trên con đường học vấn.
-
Vị trí bàn học không nên có những hình ảnh, tranh vẽ có vật sắc nhọn hướng vào bàn học.
-
Không đặt bàn học ở vị trí gần cửa ra vào vì nó sẽ gây mất tập trung ảnh hưởng tới người học.
-
Tránh đặt bàn học đối diện hoặc quá gần với cửa sổ vì nó sẽ làm người học cảm thấy bất an, hút năng lượng tiêu cực từ bên ngoài.
-
Không đặt bàn học dưới chùm đèn vì nó gây ra hiện tượng thừa ánh sáng, tạo áp lực không đáng có từ nhiệt lượng tỏa ra từ đèn.
-
Không đặt bàn ở những vị trí mà có vật nhọn của tường hay giá đâm vào bàn học.
-
Không đặt bàn học ở vị trí ngay dưới hướng thổi của điều hòa vì nó sẽ gây mất tập trung và đau đầu cho người học.
-
Tránh đặt bàn học dưới xà ngang nhà vị nó sẽ tạo áp lực không đáng có cho người học.
Phụ huynh cần chú ý đến vị trí đặt bàn học
Đọc thêm:
- HƯỚNG DẪN thiết kế mẫu khung cua so đẹp bất ngờ
- 50+ Mẫu thiết kế khung cửa sổ sắt phòng ngủ trẻ em đáng yêu nhất
Trên đây là những chia sẻ về mẫu bàn học đẹp, tiện nghi và chuẩn kích thước cũng như cách bố trí bàn học theo phong thủy giúp các bé cải thiện học tập. Rất mong các bậc cha mẹ tham khảo bài viết của chúng tôi để chọn cho con mình những mẫu bàn học đẹp và không gian học tốt nhất nhé!