
TUYỆT CHIÊU dọn dẹp nhà cửa NHANH và SẠCH đón Tết về
Việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết là điều mà tất cả gia đình đều nên và cần làm trước thềm năm mới để đón tài lộc vào nhà. Tuy nhiên, công việc này thường khiến bạn mất khá nhiều thời gian và công sức, vì vậy bạn cần biết được những tuyệt chiêu sau để công việc được dọn dẹp nhanh hơn. Hãy đọc ngay những bí kíp mà Nhà đẹp 9houz sẽ chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Tuyệt chiêu dọn dẹp nhà cửa đón Tết
I. Chia nhỏ khu vực dọn nhà theo từng phòng
Tết là khoảng thời gian bận bịu, nếu không biết cách sắp xếp công việc thì việc dọn dẹp nhà cửa sẽ thật kinh khủng với các bà nội trợ. Vì vậy các bạn nên dọn dẹp từng phòng một với thời gian và hợp và kế hoạch cụ thể.
1. Phòng khách
a. Làm sạch ghế sofa
Tùy vào chất liệu của sofa mà bạn sẽ có những cách làm sạch sofa khác nhau. Nếu sofa nhà bạn bọc vải hoặc nhung thì bạn dùng cồn với một ít nước pha loãng, sau đó dùng bàn chải để chải lên các vết bẩn vài lần rồi lấy máy sấy sấy khô các vết bẩn, các vết bẩn sẽ phai màu. Bạn cũng có thể dùng soda pha với nước để tẩy rửa các vết bẩn trên sofa.
Làm sạch sofa bằng cồn hoặc soda
Còn nếu sofa bọc da thì bạn dùng lòng trắng trứng và dùng tấm vải nhung để lau vết bẩn thì vết bẩn sẽ biến mất và da cũng sẽ sáng bóng hơn.
b. Kệ tivi, kệ sách
Bạn nên sắp xếp gọn gàng các băng đĩa trên kệ tivi và phân theo từng thể loại. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm băng đĩa.
Đối với kệ sách bạn nên bỏ bớt những loại sách không đọc nữa để không làm quá tải kệ sách.
Bỏ bớt những cuốn sách không còn đọc nữa
2. Nhà bếp
a. Làm sạch chén đĩa
Việc chùi rửa chén đĩa sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn dùng một ít giấm hoặc nước cốt chanh pha cùng nước rửa chén. Giấm sẽ giúp làm sạch lớp dầu mỡ đóng ở chén đĩa nhanh hơn và nó cũng làm cho chén đĩa sáng đẹp, lưu giữ được nước màu của chén đĩa như lúc đầu bạn mới mua về.
Pha giấm hoặc chanh và nước rửa chén để chén đũa được sạch sẽ
b. Làm sạch lò vi sóng
Lò vi sóng sau một thời gian dài sử dụng sẽ có những vết bẩn của thức ăn thừa bám vào thành và các mặt của lò. Để làm sạch bạn cho giấm, nước vào một chén dùng được trong lò vi sóng. Đặt chén vào trong lò, chỉnh nhiệt độ lò ở mức nóng cao, để vậy trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn tắt lò vi sóng, hơi nước từ chén giấm tỏa ra làm mềm các vết bẩn bên trong lò, khi đó bạn lấy chén giấm ra và lau chùi bên trong lò dễ dàng hơn.
Đặt chén pha giấm và nước vào lò để làm sạch
Làm sạch tủ lạnh là một việc hết sức cần thiết, vì khi sử dụng lâu tủ lạnh thường có mùi hôi và sinh ra nhiều vi khuẩn không tốt. Vài lát chanh hay một miếng bánh mì có thể là mất ngay mùi hôi khi bạn đặt trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt để lau sạch tủ lạnh.
Dùng khăn ướt để vệ sinh tủ lạnh
d. Giảm vết bẩn cho phòng bếp
Lấy túi nilon dùng để đựng thực phẩm bạn dán lên các mặt tường gần khu vực nấu ăn. Khi thức ăn, dầu mỡ bắn ra trong quá trình đun nấu sẽ bám vào lớp nilon này thay vì dính vào mặt tường. Khi bạn vệ sinh phòng bếp chỉ cần lấy lớp nilon này đi thay bằng lớp mới cực dễ dàng và tiện lợi.
Giảm vết bẩn cho nhà bếp bằng túi nilon đựng thực phẩm
3. Phòng ngủ
Cần sắp xếp mọi thứ trong phòng ngủ thật gọn gàng và ngăn nắp. Mọi khu vực cần được phân chia hợp lý và phù hợp. Trên bàn làm việc thì giấy tờ cần phải để gọn gàng, ngăn nắp. Nếu có bàn trang điểm thì nên đặt đồ dùng vào trong hộp cho sạch sẽ và nên bỏ bớt những thứ không dùng đến nữa. Quần áo trong tủ đồ cũng cần được đặt đúng vị trí.
Phòng ngủ phải luôn ngăn nắp, sạch sẽ
4. Phòng tắm
Bạn nên thiết kế kệ đựng trong phòng tắm để đặt những vật dụng ở trong nhà tắm. Như vậy nhà tắm trông sẽ gọn gàng và sạch sẽ hơn.
Sử dụng kệ trong nhà tắm để gọn gàng hơn
Đọc thêm:
- Nắm trong tay BÍ QUYẾT phong thủy trang trí vườn đẹp ngày tết đón thần tài
II. Mách bạn mẹo làm mới đồ gỗ cũ trong nhà
Trong các công đoạn dọn nhà thì việc làm sạch đồ gỗ cũ được xem là công việc khó khăn nhất vì các vết bẩn trên gỗ thường bám khá chắc và khó để loại bỏ. Vì vậy dưới đây là một vài mẹo nhỏ để công việc làm sạch đồ gỗ cũ trở nên đơn giản hơn với bạn.
1. Dùng bia tẩy vết bẩn bề mặt
Dùng bia để làm sạch vết bẩn là cách làm khá thông dụng. Bạn dùng một tấm vải mềm thấm bia chà lên mặt các đồ dùng bằng làm bằng gỗ để xóa đi các vết bẩn lâu ngày.
Dùng bia để tẩy các vết bẩn trên bề mặt gỗ
2. Sử dụng giấm
Pha giấm với nước theo tỷ lệ ¼ giấm và ¾ nước. Dùng khăn ướt thấm dung dịch lau lên bề mặt các vết bẩn. Tiếp theo bạn dùng vải mềm thấm nước trà tươi hoặc trà xanh đặc lau chùi vài lần, đồ gỗ nhà bạn sẽ sáng lên ngay.
Dùng giấm để làm sạch đồ gỗ
3. Dùng nước muối tẩy đồ mây tre
Dùng nước muối để lau các đồ mây tre vừa có tác dụng làm sạch các vết bẩn vừa khiến cho các đồ dùng này trở nên dẻo dai và bền hơn.
Nước muối có tác dụng làm sạch đồ mây tre
4. Cách xử lý đồ gỗ màu trắng bị vàng
Với các đồ gỗ màu trắng bị vàng bạn có thể dùng kem đánh răng để lau chùi, có thể thay đổi đáng kể. Nhưng khi lau chùi nên chú ý nhẹ tay nếu không sẽ làm bong tróc màu sơn của đồ gỗ.
Dùng kem đánh răng để lau chùi đồ gỗ màu trắng bị vàng
Đọc thêm:
- Mẹo khử mùi ẩm mốc HIỆU QUẢ để trang tri noi that dep
5. Xoá các vết xước trên bề mặt sơn đồ gỗ
Nếu đồ gỗ trong nhà bị xước, bạn có thể dùng nến màu cùng với màu sơn của đồ gỗ bôi lên bề mặt đồ gỗ lấp đi màu gỗ bên dưới, sau đó dùng sơn móng tay không màu quét lên một lớp để lớp màu giữ được lâu hơn.
Dùng nến màu để xóa các vết xước
6. Tẩy vết cáu nước trên đồ gỗ
Khi bạn lau các đồ vật gỗ không cẩn thận sẽ để lại những vết nước trên bề mặt đồ vật. Để xóa các vết in nước này có thể dùng vải ướt che lên trên, sau đó dùng bàn là, là cẩn thận vài lần lên khăn ướt, vết cáu nước gặp nóng sẽ bốc hơi lên và mất đi.
Là khăn ướt trên bề mặt các vết bẩn
7. Cách xử lý đồ gỗ bị nứt
Những cách khắc phục đồ gỗ bị nứt:
- Lấy vải bông cũ đốt thành tro trộn với dầu trẩu sông tạo thành dạng hồ đặc, nhét vào trong vết nứt của đồ gỗ, cuối cùng đem phơi khô.
- Lấy giấy báo xé thành những mảnh vụ, trộn vào một ít phèn chua và nước sạch, đun thành dạng hồ đặc. Đợi hồ nguội, nhét hồ vào những chỗ nứt, phơi khô.
- Lấy keo lỏng trộn mạt cưa mỏng mịn, chưng cách thủy rồi trát lên các chỗ hở. Cần chú ý đến nhiệt độ của phòng, quá cao hoặc thấp đều là nguyên nhân dẫn đến mặt gỗ bị rạn nứt.
Cách khắc phục các vết nứt gỗ
Đọc thêm:
- GỢI Ý 5 cách trang trí phòng khách đẹp ngày Tết mang lại công danh, tiền tài
III. Xử lý những đồ vật thừa thãi trong gia đình
1. Giày dép cũ
Nên dọn dẹp bớt những giày dép cũ không còn dùng đến nữa để không gian rộng rãi và sạch sẽ hơn. Những đôi giày dép đang dùng thì xếp ngăn nắp trên kệ hoặc cất vào trong hộp.
Để giày dép ngay ngắn trên kệ
2. Chai lọ rỗng
Những chai lọ bằng nhựa cũ có thể tận dụng để làm hộp trồng các loại cây hay đồ khô. Còn hộp thủy tinh có thể tận dụng để đựng thức ăn và nước uống trong tủ lạnh.
Tận dụng các chai nhựa cũ để trồng cây hay trang trí nhà cửa
3. Quần áo cũ không bao giờ động đến
Hãy sắp xếp lại tủ quần áo. Phân chia ra quần áo còn sử dụng và những quần áo không còn sử dụng nữa. Bạn có thể quyên góp quần áo cũ để không bị lãng phí hoặc đồ đã quá cũ rồi thì nên để làm thảm lau chùi trong nhà.
Quyên góp quần áo cũ để không lãng phí
4. Đồ chơi cũ
Hãy dọn dẹp những đồ chơi đã cũ, cũng có thể mang đi quyên góp như quần áo hoặc cho những đứa trẻ muốn chơi những thứ đồ đó.
Tận dụng những đồ chơi cũ cho những đứa trẻ
5. Mỹ phẩm hết hạn
Đối những mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng, bạn nên vứt bỏ chúng vì nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Nên bỏ đi những mỹ phẩm đã hết hạn
Đọc thêm:
- Học cách vệ sinh nội thất phòng ngủ đẹp - chuẩn bị đón không khí Tết
6. Thuốc hết hạn
Hãy dọn dẹp lại ngăn tủ và vứt đi những lọ thuốc đã hết hạn để tránh việc mọi người trong gia đình uống nhầm phải gây ảnh hưởng sức khỏe.
Dọn dẹp thuốc hết hạn
7. Bàn chải đánh răng mòn cũ
Bàn chải đánh răng chỉ nên dùng trong khoảng 3 tháng. Bạn nên thay bàn chải theo định kỳ, có thể tận dụng chúng để chà rửa các kẽ nhỏ trong nhà tắm hay nhà tắm.
Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần
8. Băng đĩa cũ
Dọn dẹp những băng đĩa đã cũ và không còn sử dụng nữa để căn nhà không trở nên chật chội.
Dọn dẹp những băng đĩa cũ
9. Miếng mút rửa chén
Bạn nên giặt sạch và phơi khô miếng rửa bát sau mỗi lần sử dụng để miếng rửa bát luôn sạch sẽ và không gây ra mầm bệnh.
Vệ sinh miếng rửa chén sau mỗi lần sử dụng
10. Bình đựng nước
Thường xuyên lau rửa bình đựng nước để nó không đóng cặn ở dưới đáy bình. Nên sử dụng các bình đựng nước làm từ thủy tinh hay inox chứ không nên dùng bình nhựa.
Thường xuyên lau chùi bình đựng nước
11. Những tấm card cũ
Vứt bớt những tấm card cũ không còn sử dụng và dọn dẹp cẩn thận những tấm card đang sử dụng.
Dọn dẹp các tấm card cẩn thận trong hộp đựng
12. Dây sạc điện thoại cũ, dây tai nghe bị hư hỏng
Nếu không còn sử dụng được nữa thì nên bỏ đi. Nên chú ý khi mang đi vứt cần phân loại rác trước khi đổ rác.
Bỏ đi dây sạc không còn sử dụng
13. Báo cũ
Trừ khi bạn cần lưu trữ những thông tin cần thiết, còn không hãy tái chế hoặc dọn dẹp chúng đi để làm sạch không gian của bạn.
Nếu cần lưu giữ những thông tin cần thiết thì mới nên giữ lại báo cũ
14. Tất và đồ lót cũ
Những chiếc tất hay đồ lót cũ đã cũ và sờn rồi thì nên bỏ chúng đi và thay bằng đồ mới để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bạn.
Thường xuyên thay mới tất và đồ lót
15. Hóa đơn
Không nên giữ lại các hóa đơn đã cũ vì sẽ khiến nhà của bạn lúc nào cũng bừa bộn với cả chồng hóa đơn.
Đừng có thói quen giữ lại nhiều hóa đơn
Đọc thêm:
- TỔNG HỢP mẹo dọn vệ sinh phòng bếp đẹp với thời gian nhanh KỶ LỤC
IV. Lời kết
Trong bài viết này chúng tôi đã đưa đến các bạn những mẹo vặt cũng như cũng cách để dọn dẹp nhà cửa. Với những cách làm trên công việc dọn dẹp nhà cửa sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công!