Tư vấn kinh nghiệm chọn kích thước cầu thang đúng tiêu chuẩn
Đối với những công trình cao tầng, cầu thang là một bộ phận không thể thiếu. Nó được ví như xương sống gắn kết toàn bộ ngôi nhà. Vậy lựa chọn kích thước cầu thang như thế nào để vừa đẹp lại vừa hợp phong thuỷ? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để nắm được nhiều thông tin hữu ích từ Nhà đẹp 9houz nhé.
I. Kích thước chiều rộng cầu thang
1. Nguyên tắc thiết kế chiều rộng cầu thang
Thông thường để thiết kế cầu thang, chiều rộng được tính theo số luồng người đi trên thang: cứ 600mm/luồng, nếu từ 3 luồng trở lên thì tính 550mm/luồng). Số luồng người đi trên thang phải đảm bảo phù hợp với số lượng người thoát ra khỏi nhà khi gặp sự cố hỏa hoạn, chập cháy điện,...
Khoảng rộng tối thiểu để 1 người lên xuống
Đọc thêm:
- Cách ít người biết để chọn sân vườn biệt thự ấn tượngg
-
thiết kế ban công chung cư đẹp và những bí quyết HÚT LỘC cho gia chủ
Tại công trình công cộng, thông thường độ rộng cầu thang đáp ứng 3-4 luồng người. Đối với nhà ở, chung cư, tập thể rộng từ 1-2 luồng. Còn đối với nhà ở nhỏ chiều rộng của cầu thang tối thiểu là 900mm để có thể thoải mái đi lại.
2. Độ rộng của 1 vế thang
Chiều rộng cầu thang
Để đảm bảo thoải mái, độ rộng để một người đi lại là 60cm. Tuy nhiên đối với nhà ở gia đình, cầu thang nên có chiều rộng của một vế tối thiểu là 90cm, để không gian đi lại được thoải mái và thuận tiện khi mang vác đồ đạc lên cao.
3. Chiều rộng của mặt bậc thang
Chiều rộng mặt bậc cầu thang
Mặt bậc cầu thang là bề mặt tiếp xúc của bàn chân với thang khi di chuyển. Chiều rộng tối thiểu là 25cm. Chiều rộng mặt bậc còn ảnh hưởng tới độ dốc và chiều cao cầu thang nên kích thước không nên rộng quá 30cm.
4. Chiều rộng cầu thang liên quan tới chiếu nghỉ
Chiều rộng cầu thang liên quan đến chiếu nghỉ
Chiều rộng cầu thang luôn nhỏ hơn hoặc bằng kích thước chiếu nghỉ và chiếu tới (chiếu tới thường rộng hơn so với chiếu nghỉ)
Kích thước của chiếu nghỉ phải đảm bảo có thể vận chuyển được đồ đạc một cách dễ dàng.
5. Cách tính chiều rộng cầu thang thông qua độ dốc
Chiều cao và kích thước chiều rộng cầu thang có quan hệ mật thiết với khoảng rộng bước đi theo công thức:
2h + b =600mm
trong đó h là chiều cao bậc thang, b là chiều rộng mặt bậc.
Chiều rộng và chiều cao của bậc thang quyết định đến chiều rộng của cầu thang
Đọc thêm:
-
Chiêm ngưỡng các mẫu phong khach nha ong đẹp mắt nhất
II. Độ dốc của cầu thang
Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao và chiều rộng của bậc thang
1. Độ cao của cầu thang
Chiều cao cầu thang phụ thuộc chủ yếu vào chiều cao của ngôi nhà. Tuy nhiên cũng có thể tùy thuộc vào chiều cao của nhà mà cầu thang có độ cao thay đổi sao cho phù hợp với cấu trúc ngôi nhà mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi. Với nhà dân dụng, chiều cao của cầu thang thường là 3,6m.
Độ cao của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao của nhà
Đọc thêm:
-
Top 5 chất liệu làm cầu thang gác lửng siêu đẹp
2. Độ cao của cổ bậc
Chiều rộng cầu thang liên quan đến chiếu nghỉ
Độ cao cổ bậc là khoảng cách từ tâm bậc này đến tâm bậc tiếp theo trên cầu thang.
Độ cao của cổ bậc không nên quá thấp hoặc quá cao để có thể bước lên, xuống một cách thoải mái và an toàn. Độ cao cổ bậc thường là 15 - 18cm. Nếu độ cao lớn hơn 18cm, bạn sẽ cảm thấy mỏi chân và mệt khi đi cầu thang, cũng có thể gây nguy hiểm nếu bị trượt ngã.
3. Cách tính độ dốc của cầu thang
Độ dốc của cầu thang được xác định bởi tỷ lệ chiều rộng và chiều cao (b/h) của bậc thang.
Bên cạnh đó, độ rộng của cầu thang được biểu thị bởi công thức:
2h + b = 600mm.
Trong đó: h – chiều cao bậc thang, b – chiều rộng bậc thang.
Chiều rộng và chiều cao của bậc thang quyết định đến độ dốc của cầu thang
Trong các kiến trúc nhà ở, chiều cao của bậc thang thường dùng là 140 - 200mm, ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 150 – 180mm, chiều rộng 240 - 300mm, vậy độ dốc khoảng 27-33°.
III. Cách tính số bậc cầu thang
Cách tính số bậc cầu thang
* Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng dựa vào các yếu tố phong thủy
Chúng ta thường phải lấy số bậc cầu thang là 21 hoặc 25 bậc (tùy thuộc vào chiều cao tầng trong khoảng từ 3-3,6m) bởi theo cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì số bậc này rơi vào cung Sinh thể hiện cho sự phát tài, phát lộc, mang ý nghĩa dồi dào, sinh lực.
Chu kì 4n+1 tức là số bậc cầu thang trong 1 tầng và cả ngôi nhà phải không chia hết cho 4, chia 4 phải dư 1 hoặc 2.
* Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng và tiêu chuẩn chiều cao bậc cầu thang
Số bậc cầu thang = chiều cao tầng : chiều cao của bậc thang
Như trên đã biết, kích thước bậc cầu thang thường là 15-18cm. Tuy nhiên, kết quả chia ra có thể có phần dư. Vì vậy, khi làm tròn kết quả, số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp với phong thủy để có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình.
Đọc thêm:
-
Thiết kế hoa sắt cửa sổ hiện đại cho ngôi nhà của bạn
IV. Cách tính chiều dài của cầu thang
Chiều dài cầu thang luôn khiến rất nhiều gia chủ quan tâm. Bởi cầu thang không không chỉ kết nối các tầng lại với nhau mà nó còn đem lại tín hiệu thẩm mỹ và đảm bảo phong thuỷ cho ngôi nhà của bạn.
Ba công thức có thể được sử dụng để xác định tỷ lệ riêng giữa chiều rộng và chiều cao của bậc thang:
- Chiều cao x chiều rộng: 70 - 75 inch
- Chiều cao x chiều rộng: 17 - 17,5 inch
- Chiều cao x chiều rộng: 24 - 25 inch
Từ số đo của các bậc thang mà ta có thể tính toán được chiều dài tổng thể của cầu thang.
Đọc thêm:
-
Một không gian căn nhà đẹp bởi cầu thang nhà ống đẹp
V. Một số thông số kích thước khác của cầu thang
1. Độ cao của lan can, tay vịn
Chiều cao của lan can cần phù hợp với độ dốc của cầu thang, nếu cầu thang có độ dốc vừa phải thì lan can nên làm cao một chút. Chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ là 1,1 m. Tuy nhiên 900mm cũng có thể chấp nhận được.
Chiều cao lan can, tay vịn hợp lý
2. Gờ của mặt bậc
Phần gờ là phần diện tích chìa ra của mỗi mặt bậc. Nó vừa có tác dụng thẩm mỹ vừa tránh để nước đọng trên mặt bậc thang. Độ nhô ra của gờ thường là 2cm.
3. Khoảng cách đi lọt
Khoảng cách đi lọt của cầu thang
Để đảm bảo cho người đi lại, mang xách, vận chuyển đồ đạc dễ dàng cần chú ý về các trường hợp sau đây về khoảng cách đi lọt: cầu thang xuống hầm, mặt thang dưới đến trần tầng trên, cửa đi dưới chiếu nghỉ. Thông thường khoảng cách đi lọt là 2m.
Một số cách giải quyết khoảng đi lọt cho cửa đi dưới chiếu nghỉ cầu thang:
- Nền nhà cao: hạ nền nhà để giải quyết lối đi dưới chiếu nghỉ.
- Nền nhà thấp: tăng số bậc đợt một, cũng có nghĩ là tăng độ cao của sàn chiếu nghỉ tới độ cao cần thiết để đi lọt.
- Nền nhà thấp chiều dài buồng thang không đủ để kéo dài đợt thang: bạn sẽ làm cầu thang ba đợt, cửa đi nên đặt dưới chiếu nghỉ thứ hai.
- Chiều rộng buồng thang không đủ để làm thang ba đợt: giải pháp là làm cho độ dốc của cầu thang lớn lên bằng cách tăng chiều cao bậc, giảm chiều rộng bậc. Ngoài ra có thể cấu tạo bậc chia làm hai hoặc làm cầu thang không có chiếu nghỉ.
Đọc thêm:
- Làm sao để có một thiết kế phòng khách nhà ống hiện đại đẹp mắt
4. Kích thước chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ giúp người đi lại tránh bị mất sức khi di chuyển lên xuống. Vì vậy, bạn nên bố trí chiếu nghỉ hợp lý, cứ 11 bậc nên bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng tối thiểu của một chiếu nghỉ bằng với chiều rộng 1 vế cầu thang là 90cm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thiết kế kích thước cầu thang tiêu chuẩn. Hy vọng rằng đây là những thông tin hữu ích đến với bạn đọc.