X
Card image cap

Tranh Hàng Trống - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Dương Ngọc Hà 2019-11-06

Tranh Hàng Trống bên cạnh tranh Đông Hồ là một niềm tự hào của người Việt Nam, dòng tranh tái hiện một cách sinh động, giản dị những nét đẹp văn hóa của người Việt xưa, góp phần lưu giữ những giá trị ấy trường tồn mãi theo thời gian.

Tham khảo thêm nhiều mẫu tranh khác tại Phòng khách nhé!

 

Ý nghĩa của tranh Hàng Trống

I. Tìm hiểu chung về tranh Hàng Trống

1. Tranh Hàng Trống là gì?

Tranh Hàng Trống được biết đến là một dòng tranh dân gian được sản xuất tại phố Hàng Trống, Hàng Nón và Hàng Quạt, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Từ thời xa xưa, các tranh dân gian được bày bán tại đây chủ yếu do những họa sĩ bản địa lâu đời vẽ, sau này có thêm các họa sĩ từ nhiều nơi khác đến để vẽ và sản xuất tranh. Vì vậy, tranh Hàng Trống đôi khi được khắc họa thêm những tên hiệu như Vĩnh Lợi, Thanh An, Phúc Bình.

Tranh Hàng Trống bắt nguồn từ một làng tranh tại Hà Nội

Tranh Hàng Trống bắt nguồn từ một làng tranh tại Hà Nội

Khác với Tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống thường sử dụng giấy dó có chiều dài và rộng, nền trơn để có thể dễ dàng vẽ tranh. Sau những bước in tranh và in ván gỗ, những người nghệ nhân sẽ tiếp tục thêm bước bồi giấy để tạo nên bức tranh với nét vẽ đậm, rõ ràng. Mỗi công đoạn đều được thực hiện một cách khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo chất lượng thành phẩm. Đợi đến khi hồ khô, người nghệ sĩ sẽ vẽ màu lại thêm một lần nữa. Mỗi bức tranh Hàng Trống hoàn thiện sẽ cần mất từ 3 - 4 ngày. Tranh sau khi hoàn thành sẽ được lồng trục vào hai phần đầu bức tranh để việc treo tranh dễ dàng, tiện lợi hơn.

Những nét khắc của tranh Hàng Trống được thực hiện bởi những mũi chàng, mũi đục để tạo ra những đường nét tinh vi, mảnh mai, mềm mại, khéo léo. Cho nên, tranh Hàng Trống được đánh giá rất cao về chất kinh kỳ trong nét khắc.

Tranh Hàng Trống được thực hiện với kỹ thuật tinh tế, tỉ mỉ từng chi tiết

Tranh Hàng Trống được thực hiện với kỹ thuật tinh tế, tỉ mỉ từng chi tiết

2. Phân loại

Tranh Hàng Trống được chia làm hai loại là tranh Tếttranh thờ. Tranh Tết thì nổi tiếng với các bức tranh như: Tứ quý, tranh Cá, tranh Công, chúc phúc,... Tranh thờ thì nổi tiếng với các bức tranh như: tranh Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ hổ, Tứ phủ,...

Tranh Hàng Trống được chia thành 2 loại chính là tranh Tết và tranh thờ

Tranh Hàng Trống được chia thành 2 loại chính là tranh Tết và tranh thờ

Đọc thêm:

  • Bí quyết lựa chọn mẫu cửa kính đẹp - nâng tầm không gian nội thất nhà đẹp

II. Chủ đề và thể loại của tranh Hàng Trống

1. Tranh thờ Hàng Trống

a. Tranh Ngũ Hổ

Tranh Ngũ Hổ của Hàng Trống nổi tiếng với hình ảnh năm con Hổ được thể hiện với bố cục cân đối, mỗi con mang một dáng vẻ khác nhau: con đứng, con ngồi, con cưỡi mây lướt gió,... Mỗi một dáng vẽ của bức tranh đều khắc họa một cách rõ nét phong thái, sức sống mãnh liệt của chúa Sơn lâm.

Tranh Ngũ Hổ được khắc gỗ in trên giấy, với màu sắc lung linh, lộng lẫy, uyển chuyển, những mảng màu sáng tối khác nhau để tạo sự chuyển động sinh động hơn, không bị bẹt như các mảng tranh đương thời.

Tuy màu sắc được khắc họa khéo léo và đa dạng, nhưng vẫn sử dụng những gam màu chính là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng. Năm màu sắc này là những màu sắc tượng trưng theo quan niệm Ngũ Hành của phong thủy.

Tranh Ngũ Hổ thể hiện sinh động cái uy nghi của loài chúa Sơn lâm

Tranh Ngũ Hổ thể hiện sinh động cái uy nghi của loài chúa Sơn lâm

b. Tranh Phật Bà Quan Âm

Tranh Phật Bà Quan Âm là bức tranh thể hiện hình ảnh Phật Bà một cách cân đối, hài hòa với tư thế ngồi xếp bằng trên đài sen đang tỏa những ánh hào quang rực rỡ. Việc tô những mảng màu đậm nhạt sinh động, lúc sáng lúc tối thể hiện chiều sâu, không khí huyền ảo, thần tiên một cách mềm mại, tinh tế. Ngoài ra, tượng gỗ Phật bà Quan Âm cũng được đặt trong nhà thể hiện tấm lòng hướng về cội nguồn.

c. Tranh Tam Toà Thánh Mẫu

Tranh tam Tòa Thánh Mẫu được biết đến là một di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc, gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu - Những vị thần tiên tượng trưng cho quyền năng sáng tạo trong vũ trụ, hóa thân thành Tam vị, Tứ vị cai quản các miền khác nhau của trời, đất, vũ trụ thượng ngàn.

Bức tranh “Tam Tòa Thánh Mẫu” nổi tiếng của làng tranh Hàng Trống

Bức tranh “Tam Tòa Thánh Mẫu” nổi tiếng của làng tranh Hàng Trống

2. Tranh tết Hàng Trống

a. Cá chép vượt vũ môn

Tranh “Cá chép vượt vũ môn” mang ý nghĩa tượng trưng cho khát vọng vươn đến những tầm cao mới của con người trong cuộc sống. Những người có được “viên ngọc quý” là tính nhẫn nại, kiên trì, không ngại vượt qua khó khăn, trở ngại thì chắc chắn sẽ thành công. Chính vì những ý nghĩa như vậy nên bức tranh này thường được treo trang trí tại phòng làm việc hoặc phòng khách gia đình, để cầu mong sự an lành, sung túc, may mắn, thịnh vượng trong cuộc sống, trong kinh doanh, học hành, thi cử. Ngoài ra, ở các văn phòng đẹp, công ty vào dịp lễ Tết cũng rất ưa chuộng sử dụng loại tranh này

Bên cạnh sự cầu mong tài lộc, vinh hoa phú quý, tranh “Cá chép vượt vũ môn” còn là lời nhắc nhở con người luôn biết mài dũa, trau dồi bản thân để nâng cao phẩm chất cao đẹp.

Tranh Hàng Trống: “Cá chép vượt vũ môn”

Tranh Hàng Trống: “Cá chép vượt vũ môn”

b. Tứ quý bốn mùa

Tranh “Tứ quý bốn mùa” là bức tranh khắc họa bốn loại cây Tùng - Cúc - Trúc - Mai tượng trưng cho bốn mùa trong năm là Xuân - Hạ - Thu - Đông. Bốn loại cây này là bốn loại cây tượng trưng cho những tính cách tốt đẹp, cao quý của con người.

Theo quan niệm tranh Tứ bình của Trung Hoa, hoa mai tương ứng với mùa Xuân, cây Trúc tương ứng với mùa Hạ, biểu tượng cho sự chính trực, ngay thẳng của con người. Hoa cúc tương ứng với mùa Thu, loài hoa này mang ý nghĩa biểu tượng cho sự cương trực, có lập trường, dù úa tàn thì bông vẫn ở trên thân cây. Cuối cùng là cây Tùng tương ứng với mùa Đông, loài cây này thường mọc trên vùng núi cao khô cằn, dù vậy, vẫn sinh trưởng mạnh mẽ, đầy sức sống. Vì thế loài cây này còn có ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần vượt khó của con người.

Tranh Hàng Trống “Tứ quý bốn mùa”

Tranh Hàng Trống “Tứ quý bốn mùa”

3. Tranh sinh hoạt và thiên nhiên Hàng Trống

a. Chợ quê

Tranh “Chợ quê” là một bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt và thiên nhiên, miêu tả cảnh họp chợ của một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp có đầy đủ các tầng lớp xã hội với những hàng, quán xá, ngành nghề đa dạng. Qua nét vẽ ta có thể thấy được ký ức tuổi thơ mỗi lần chợ họp thật gần gũi, thân thương, bình dị, thân quen. Có thể nói, chợ quê là một nơi lưu giữ tất cả những ký ức tuổi thơ, những nét đẹp văn hóa, tục lệ xa xưa không dễ bị mai một. Những loại tranh này thì bạn có thể đặt ở phòng ăn làm cho không gian phòng ăn, phòng bếp đẹp hơn và gần gũi hơn. 

Bức tranh “Chợ quê” tái hiện tục lệ của người Việt xưa

Bức tranh “Chợ quê” tái hiện tục lệ của người Việt xưa

b. Công việc nhà nông

“Công việc nhà nông” là bức tranh khắc họa công việc đồng áng của nhà nông một cách sinh động, phản ánh những hoạt động như: cày bừa, gieo mạ, cấy, gặt lúa, đập lúa, xay lúa, giã gạo, sàng gạo,...

4. Tranh truyện Hàng Trống

a. Truyện Kiều

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tư trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Đó là những câu thơ mà Nguyễn Du đã ưu ái dành cho nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận lênh đênh, bất hạnh, vì để tỏ lòng báo hiếu với cha mà phải bán mình, phụ lòng người yêu Kim Trọng. Sau tất cả những thăng trầm, bấp bênh, nàng trở về đoàn tụ với gia đình, đối với Kim Trọng “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Những nốt trầm trong cuộc đời Thúy Kiều đã được khắc họa một cách sinh động qua 4 bức tranh Hàng Trống nổi tiếng.

Bức thứ nhất là cảnh miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, Kim Trọng mời Thúy Kiều chơi đàn. Bức thứ 2 tái hiện khung cảnh Thúy Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri, sau đó lánh nạn tại chùa Quan Âm. Bức thứ ba thể hiện cảnh Từ Hải ngỏ lời cầu hôn với Thúy Kiều, cảnh Thúy Kiều và Từ Hải trừng trị kẻ ác. Cuối cùng là cảnh Kim Trọng và Vương Quan (em trai Thúy Kiều) thi đỗ, làm quan, Kim Tròn gặp lại Kiều và cưới nàng làm vợ tại bức tranh thứ tư.

Bốn bức tranh Truyện Kiều nổi tiếng của làng tranh Hàng Trống

Bốn bức tranh Truyện Kiều nổi tiếng của làng tranh Hàng Trống

b. Nhị Độ Mai

“Nhị Độ Mai” là một tác phẩm thơ chữ Nôm thể hiện quan niệm sống và cách hành xử của người xưa, giữ được tam cương ngũ thường trước kẻ ác. Những kẻ gian tà, ác độc sẽ bị quả báo, trời tru đất diệt, người ở hiền ắt sẽ gặp lành, tai qua nạn khỏi.

Nhị Độ Mai cũng như Thúy Kiều được thể hiện qua 4 bức tranh. Bức thứ nhất tái hiện phiên tòa ở hoàng cung xử Mai Bá Cao. Bức thứ hai là cảnh chia ly giữa Hạnh Nguyên với Mai Lương Ngọc. Bức thứ ba tái hiện cảnh Hạnh Nguyên chia tay đoàn hộ tống. Cuối cùng là cảnh đám rước cuối cùng tháp tùng các nhân vật trong truyện được thể hiện ở bức tranh thứ tư.

Đọc thêm:

III. Hướng dẫn bảo quản tranh treo đơn giản

Để tranh luôn giữ được độ bền đẹp theo thời gian, bạn cần lưu ý vệ sinh, bảo dưỡng kỹ để tranh luôn được đẹp.

Bộ tranh Tết Tố nữ

Bộ tranh Tết Tố nữ

Luôn chú ý dùng khăn mềm hoặc chổi mềm quét, lau bụi cho tranh hàng tháng để tranh luôn đẹp, mới. Không dùng những chất như xăng, dầu để lau vì có thể những chất này sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bức tranh.

Treo tranh ở nơi khô thoáng, tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào.

Để ngăn cho tranh bị ẩm mốc, bạn có thể lót một tấm cao su mỏng sau khung tranh để tranh luôn khô ráo, bền đẹp.

Kiểm tra tranh thường xuyên. Để đảm bảo, bạn có thể lồng kính cho bức tranh để bảo quản tranh tốt hơn, tránh bị côn trùng, bụi bẩn, mối mọt làm hỏng tranh. Tuy nhiên, đối với tranh sơn dầu thì bạn không nên lồng kính để tránh việc làm khô dầu, khô nứt bức tranh.

Không nên lồng kính cho tranh sơn dầu

Không nên lồng kính cho tranh sơn dầu

Đọc thêm:

Trên đây là một số thông tin chi tiết về tranh Hàng Trống để bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn. Hy vọng bạn sẽ tìm được một bức tranh ưng ý, trang trí thêm cho ngôi nhà, nơi làm việc thật sinh động, đẹp mắt. Chúc bạn luôn hạnh phúc, thành công.