X
Card image cap

Trần thạch cao phòng bếp - Giải pháp cho không gian ẩm thực

Hạnh Phạm 2020-02-07

Phòng bếp luôn được coi như trái tim của ngôi nhà, là nơi sum họp của các thành viên trong gia đình. Việc trang trí phòng bếp, đặc biệt là trần bếp, luôn là câu hỏi nan giải đối với với nhiều gia chủ. Vậy làm sao để thiết kế trần thạch cao phòng bếp đẹp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà đẹp 9houz để thu về những kinh nghiệm quý báu.

I. Trần thạch cao là gì?

1. Khái niệm và cấu tạo của trần thạch cao

Trần thạch cao là loại trần được lắp ghép lại với nhau bằng các tấm thạch cao kèm với hệ khung trần.

Thành phần cấu tạo chủ yếu nên trần thạch cao chính là thạch cao nguyên chất, được chế thành những tấm, miếng khác nhau và được ghép lại để tạo nên kết cấu trần.

Nhà sử dụng trần thạch cao tuyệt đẹp cho phòng bếp

Nhà sử dụng trần thạch cao tuyệt đẹp cho phòng bếp

Ngày nay, trong những công trình nhà ở, người ta hay dùng trần thạch cao thay thế cho những loại trần khác như: trần đổ xi-măng, trần đúc, … và những vật liệu xây dựng khác. Nhà sử dụng trần thạch cao mang vẻ đẹp sang trọng tinh tế hơn.

Các thành phần cấu tạo của trần thạch cao bao gồm:

– Khung xương thạch cao: có vai trò giúp trần thạch cao có kết cấu vững chắc, để làm điểm bám, treo cả hệ trần lên trên sàn bê tông cốt thép thông qua các ti treo.

– Tấm trần thạch cao: có vai trò tạo mặt phẳng cho trần. Tấm trần thạch cao là bộ phận được liên kết trực tiếp vào hệ khung qua những chiếc vít chuyên dụng.

– Lớp sơn bả và các vật tư phụ liên quan: thành phần này có tác dụng tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt, đồng thời, chúng cũng giúp cho khả năng bám màu và đều màu của trần tốt hơn.

Trần thạch cao được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất

Trần thạch cao được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất

2. Ưu điểm của trần thạch cao

Trần thạch cao có rất nhiều ưu điểm nên được sử dụng nhiều trong những công trình xây dựng, đặc biệt là trong trang trí nội thất. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến của loại trần bằng thạch cao này như:

- Thời gian thi công: thời gian thi công, lắp đặt trần thạch cao khá nhanh bởi kết cấu của nó đơn giản, không phức tạp. Các loại trần thạch cao hầu như đều dễ tháo lắp nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến hệ thống kết cấu chung trần nhà.

- Độ an toàn: Vật liệu thạch cao có độ an toàn cao, không chứa các chất nguy hiểm, độc hại với sức khỏe con người. Thành phần cấu tạo của trần thạch cao vô cùng thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm hay làm bẩn môi trường.

Độ an toàn và tính thẩm mỹ của trần thạch cao cực kỳ tuyệt vời

Độ an toàn và tính thẩm mỹ của trần thạch cao cực kỳ tuyệt vời

- Tính thẩm mỹ: Trần thạch cao luôn giúp gia chủ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tính đa dạng và phong phú về mẫu mã, kiểu dáng. Tùy thuộc vào sở thích của chủ nhà để lựa chọn cách trang trí khác nhau cho phù hợp: có thể sử dụng sơn nước, treo đồ trang trí… để tạo sự khác biệt cho không gian nhà mình. Đặc biệt, khi sử dụng trần thạch cao, chúng ta có thể thiết kế hệ thống chiếu sáng hoàn hảo mà không lo ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc căn nhà.

- Các thông số kỹ thuật như: tính chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm… đều rất cao.

Đây là những thông số được khách hàng rất quan tâm, vì vậy, bằng những chỉ số cao như vậy nên loại trần thạch cao được ưa chuộng vô cùng.

Đọc thêm:

3. Nhược điểm của trần thạch cao

- Nhược điểm lớn nhất của các loại trần bằng thạch cao là đòi hỏi tính kỵ nước rất kỹ lưỡng. Một khi đã bị dính nước thì trần nhà sẽ bị ngả vàng và nhanh hỏng, do đó yêu cầu chống thấm trong quá trình thi công phải cực cao.

- Do màu sắc chủ yếu thường là màu trắng, do đó, trần thạch cao không thích hợp để thiết kế trong những không gian đa sắc màu.

Màu sắc trần thạch cao chủ yếu là màu trắng

Màu sắc trần thạch cao chủ yếu là màu trắng

Với mỗi loại trần khác nhau, ngoài những ưu điểm, nhược điểm chung, chúng vẫn có những đặc tính riêng biệt.

II. Mẫu trần thạch cao phòng bếp

Để phân loại các loại trần thạch cao phòng bếp, người ta dựa vào các tiêu chí riêng để đánh giá. Có 2 cách để phân loại các mẫu trần thạch cao phòng bếp.

1. Theo cấu trúc

a. Trần thạch cao nổi (trần thả)

* Cấu tạo: đặc tính để phân biệt loại trần này chính là cấu tạo khung của nó. Khung của trần thả nổi lên trên bề mặt, sau khi hoàn thiện, người ta vẫn có thể thấy một phần xương trần.

Người ta gọi là trần thả để chỉ đặc trưng trong quá trình thi công nội thất. Tức là người thợ sẽ để tấm thạch cao và thả nằm ngay ngắn trên khung xương trần.

* Ưu điểm:

- Qúa trình thi công nhanh chóng, đơn giản nên sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian và chi phí thi công.

- Nếu xảy ra hư hỏng thì sẽ dễ tháo lắp, khắc phục sự cố.

- Dễ dàng khi lắp đặt các đường dây, thiết bị hoặc các hệ thống trên trần.

- Độ bền và khả năng thích ứng tốt trước biến đổi của thời tiết, ít bị giãn nở.

Mẫu trần nổi đẹp cho nhà bếp

Mẫu trần nổi đẹp cho nhà bếp

* Nhược điểm:

- Khả năng thay đổi mẫu mã sẽ gặp nhiều khó khăn bởi chúng được thiết kế trên những tấm thạch cao có kích thước cố định.

- Nếu sử dụng các tấm thạch cao có kích thước nhỏ dễ tạo cảm giác vỡ vụn không gian. Bởi vậy, trần thạch cao nổi thường ứng dụng cho những không gian rộng lớn.

b. Trần thạch cao chìm

* Cấu tạo: Trái ngược lại với trần nổi, loại trần thạch cao chìm này sẽ không để người nhìn nhìn thấy khung xương của nó, bởi chúng đều được ẩn giấu sau các tấm thạch cao.

Nhìn từ bên ngoài, loại trần này cho ta cảm giác y hệt như trần bê tông.

Trần chìm được chia thành 2 loại khác nhau, dựa trên cấu trúc trần. Đó là trần giật cấp và trần phẳng.

Trần phẳng:

Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Trần thạch cao phẳng ứng dụng trong trang trí phòng bếp

Trần thạch cao phẳng ứng dụng trong trang trí phòng bếp

Ưu điểm:

- Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức

- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.

- Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.

Nhược điểm:

- Những loại trần thạch cao phẳng khá ít mẫu mã, kiểu dáng.

- Dễ dàng bị lộ các lỗi nếu có hư hỏng, hỏng hóc. Những lỗi thường gặp khi thi công trần thạch cao phẳng là trần bị gồ, sơn không đều…

Trần thạch cao giật cấp

Hiểu theo một cách đơn giản, trần thạch cao giật cấp là loại trần có các cấp được giật xuống theo các mức độ khác nhau. Mẫu trần này khá đẹp và được đánh giá cao trong lĩnh vực trang tri noi that

Thiết kế trần giật cấp trong phòng bếp

Thiết kế trần giật cấp trong phòng bếp

Ưu điểm:

- Trần thạch cao giật cấp như đã nói ở trên, chúng có tính thẩm mỹ khá cao, thiết kế đa dạng, tạo cảm giác vô cùng sang trọng cho không gian phòng.

- Sự đa dạng về mẫu mã của kiểu trần thạch cao này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng cho các không gian khác nhau.

Nhược điểm:

- Mất nhiều thời gian và công sức thi công hơn trần phẳng.

- Công sức sửa chữa khi gặp hư hỏng mất nhiều hơn, không thể gỡ từng tấm ra để thay như trần nổi.

2. Theo ứng dụng

Ngoài phân chia theo cấu tạo, người ta thường chia các loại trần thạch cao theo ứng dụng của các loại trần.

Do được dùng trong nội thất nên trần thạch cao có rất nhiều ứng dụng khác nhau.

- Trần thạch cao chịu ẩm: Loại trần này được sử dụng nhiều ở những công trình có độ ẩm cao. Đây là sự kết hợp giữa tấm thạch cao chịu ẩm và khung xương, có khả năng chống ẩm rất tốt.

- Trần thạch cao chịu nước: So với trần thạch cao chịu ẩm, loại trần này có khả năng chống nước tốt hơn. Cấu tạo của trần thạch cao chịu nước gồm hệ khung xương trần kết hợp với tấm thạch cao chịu nước. Đối với mẫu trần này, có thể thiết kế theo cả hai dạng: trần nổi và trần chìm.

Ứng dụng trần thạch cao chịu nước trong nhà bếp

Ứng dụng trần thạch cao chịu nước trong nhà bếp

- Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt: Khi kết hợp các tấm thạch cao với xốp, bông thủy tinh, ta có kết cấu trần thạch cao chống nóng. Mẫu trần này được ứng dụng cho những khu vực phải chịu nhiệt độ cao, sử dụng chủ yếu cho những nhà lợp mái tôn.

- Trần thạch cao chống cháy: Đây là sự kết hợp của các tấm thạch cao chống cháy và bông thủy tinh với khung xương thạch cao, thường được ứng dụng cho những công trình xây dựng đòi hỏi độ chống cháy lan lớn. Tùy vào từng thời gian chịu lửa của các loại trần , sẽ có các loại khác nhau: trần chống cháy 120 phút, trần chống cháy 90 phút, trần chống cháy 60 phút …

- Trần thạch cao tiêu âm: Cấu tạo của loại trần này gồm các tấm thạch cao tiêu âm kết hợp với những chất liệu có khả năng cách âm cao như: bông thủy tinh, vải nỉ, mút xốp, cao su non, … Các thành phần được trộn theo tỉ lệ linh hoạt để tạo ra sự tính thẩm mỹ và chất lượng khác nhau…

Thiết kế trần thạch cao tiêu âm cho không gian lớn

Thiết kế trần thạch cao tiêu âm cho không gian lớn

III. Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao

– Gia chủ phải kiểm tra thật kỹ lưỡng mái nhà trước khi tiến hành thi công. Những yếu tố cần phải kiểm tra, đó là: khả năng chống dột, khả năng chống thấm. Những điều này vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của trần thạch cao.

– Phải xử lý ngay những vết nứt (nếu thấy xuất hiện) trên trần thạch cao để đảm bảo độ an toàn và vẻ đẹp cho không gian trong nhà.

– Tùy vào từng loại mái nhà để lựa chọn các mẫu trần thạch cao khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tốt.

– Trần thạch cao trong thiết kế phòng bếp có khả năng giúp định hình không gian trần nhà và tạo sự thẩm mỹ, hoàn thiện cho tổng thể kiến trúc.

Sử dụng trần thạch cao cho không gian nhà bếp ấn tượng

Sử dụng trần thạch cao cho không gian nhà bếp ấn tượng

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên về trần thạch cao phòng bếp, hy vọng bạn đọc có được những kiến thức vững chắc về mẫu trần này và đưa ra lựa  chọn thích hợp cho không gian ẩm thực nhà mình.