X
Card image cap

Trần nhà thạch cao và những HÉ LỘ bất ngờ xung quanh vật liệu này

Dương Ngọc Hà 2019-11-04

Trong thiết kế nội thất nhà ở, trần nhà thạch cao là một hạng mục không thể bỏ qua. Thiết kế trần thạch cao không chỉ cần đảm bảo cấu trúc tổng thể của ngôi nhà mà còn phải tạo được dấu ấn riêng nổi bật. Tuy nhiên liệu bạn đã nắm rõ được hết tất cả thông tin về loại vật liệu này? Dưới đây là những hé lộ bất ngờ của chuyên gia xung quanh trần thạch cao sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

 

I. Tổng quan về trần thạch cao

1. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu, bao gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó, chức năng chính cụ thể của từng vật liệu là:

- Khung xương thạch cao: Giúp cố định hệ trần nhà thạch cao theo một khung xương có sẵn, tối ưu tính vững chắc để lên thạch cao cũng như sơn bả.

- Tấm thạch cao: Bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, giúp tạo độ phẳng cho trần.

- Sơn bả: Góp phần tạo độ mịn, làm đều màu mặt trần.

Trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở

Trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở

Hiện nay, trần nhà thạch cao đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình thiết kế nội thất nhà ở, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ của không gian sống. Vật liệu này đang dần được thay thế cho trần đổ xi măng hay trần đúc và các vật liệu truyền thống khác.  

2. Phân loại trần thạch cao

Trần nhà thạch cao thường được phân loại dựa trên các tiêu chí đánh giá khác nhau. Tùy thuộc vào từng tiêu chí xét duyệt như hình dáng, chức năng, phong cách mà chủ nhà có thể lựa chọn mẫu trần thạch cao phù hợp cho ngôi nhà của mình.

a. Theo hình dáng

Hầu hết trần thạch cao đều được cấu tạo từ những tấm thạch cao được uốn theo một hình mẫu có sẵn, tuy nhiên để đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, những người thợ đã phân loại trần thạch cao theo hai hình thức chính là trần thả (còn gọi là trần nổi) và trần chìm.

- Trần thạch cao thả: Kiểu dáng trần này có thể hiểu chính là khung nổi, sau khi hoàn thiện vẫn còn lộ ra một phần khung xương trần. Nói một cách ngắn gọn, các tấm trần thạch cao được gác lên phần khung xương.

Thiết kế trần thạch cao thả ở phòng khách

Thiết kế trần thạch cao thả ở phòng khách

Mẫu trần thạch cao thả được tạo nên từ những tấm thạch cao phủ nhựa trắng, kích thước phổ biến là 600x600mm và 600x1200mm. Chính nhờ sự tiện dụng trong quá trình thi công và tháo dỡ mà trần thả rất phù hợp với các thiết kế nhà ở chung cư hiện nay.

- Trần thạch cao chìm: Đây là loại trần thạch cao có tính thẩm mỹ cao nhất, được rất nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng trong hầu hết các căn hộ chung cư hiện đại ngày nay. Trần thạch cao dạng chìm gồm có hai hình thức phổ biến:

Trần phẳng: Trần phẳng có diện mạo không khác gì trần đúc hay trần bê tông thông thường, tuy nhiên có ưu điểm là mịn và phẳng hơn. Thường được dùng chủ yếu trong các phòng khách diện tích nhỏ có chiều cao trần nhà thấp.

Trần nhà thạch cao phẳng với kiểu dáng tương tự trần đúc, trần bê tông

Trần nhà thạch cao phẳng với kiểu dáng tương tự trần đúc, trần bê tông

- Trần giật cấp: Loại trần thạch cao này được giật xuống từng bậc, từng cấp khác nhau. Chính bởi sự phức tạp trong cách thiết kế mà loại trần giật cấp được xem là đại diện cho sự tinh túy của trần thạch cao với giá thành tương đối đắt so với các gia đình có mức thu nhập trung bình.

Phòng khách với thiết kế trần giật cấp

Phòng khách với thiết kế trần giật cấp

b. Theo chức năng

- Trần thạch cao chống ẩm: Xét về cấu tạo, bề mặt của tấm thạch cao chống ẩm luôn được phủ một lớp sơn chống thấm, tiếp theo đó là hai lớp vải thủy tinh ở cả mặt trước và sau, kèm theo đó phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu. Do đó, trần thạch có có khả năng chống ẩm gần như tuyệt đối.

Cấu tạo tấm thạch cao chống ẩm

Cấu tạo tấm thạch cao chống ẩm

- Trần thạch cao cách âm: So với các loại trần thạch cao khác, trần cách âm có thêm sự xuất hiện của vật liệu bông thủy tinh, thường được sử dụng phổ biến để chế tạo những đồ nội thất cách âm như vách trang trí hay cửa thông phòng,...

Cơ chế hoạt động của trần cách âm dựa trên sự ngăn chặn đường đi của âm thanh, giúp làm giảm âm lượng tiếng ồn xuống 1,5 lần so với các loại trần cũ tương đương độ dày.

Cấu tạo trần thạch cao cách âm

Cấu tạo trần thạch cao cách âm

- Trần thạch cao chống cháy: Vật liệu bông thủy tinh ngoài tác dụng cách âm còn có khả năng giảm tỉ lệ dẫn nhiệt, giúp trần nhà hạn chế hấp thụ độ nóng và giảm lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài. Vì vậy, vật liệu này cũng được sử dụng trong loại trần thạch cao chống cháy với tính năng chịu lửa khoảng 2 - 3 giờ.

Cấu tạo tấm thạch cao chống cháy

Cấu tạo tấm thạch cao chống cháy

c. Theo phong cách

- Trần thạch cao cổ điển: Mẫu trần cổ điển gồm có các đặc điểm như góc trang trí trần và tường có hoa văn mềm mại, sự xuất hiện của chỉ nẹp hoa văn, phào chỉ hoa văn điểm xuyết, mái có dạng vòm.

Trang trí phòng ngủ với trần thạch cao cổ điển

Trang trí phòng ngủ với trần thạch cao cổ điển

Kèm theo đó, mẫu trần thạch cao cổ điển còn thường được trang trí kết hợp các món đồ nội thất như giấy dán tường, đèn chùm,...  

- Trần thạch cao tân cổ điển: Kiểu dáng trần tân cổ điển ấn tượng với các đặc điểm cụ thể như góc trang trí trần tường trơn, chỉ nẹp trơn, chỉ nẹp cong, phào chỉ trơn.

Phòng khách với mẫu trần thạch cao tân cổ điển

Phòng khách với mẫu trần thạch cao tân cổ điển

Cùng với thiết kế trần thạch cao tân cổ điển, những mẫu đèn trang trí, đèn chùm có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng hơn các mẫu đèn ở phong cách cổ điển chính là yếu tố trang trí không thể thiếu.

- Trần thạch cao hiện đại: Đây chính là kiểu dáng trần thạch cao được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở hiện nay với hơn 80% tần số xuất hiện. Với trần hiện đại, bạn có thể linh động trong việc sử dụng họa tiết trang trí đa dạng để tạo nên một không gian sống sinh động theo ý muốn.

Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại

Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại

Trong những thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách tối giản hoặc Scandinavian, Vintage, Retro,...trần thạch cao hiện đại thường được lắp đặt đi cùng hiệu ứng ánh sáng như đèn spotlight, đèn LED hắt,...giúp không gian trở nên ấn tượng vô cùng.

3. Ưu nhược điểm trần thạch cao

a. Ưu điểm

Trần nhà thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm về kiểu dáng lẫn tính năng

Trần nhà thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm về kiểu dáng lẫn tính năng

- Linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh gọn, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc trần nhà cũng như hệ thống dầm chung của cả ngôi nhà.

- Trần thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người thi công lẫn người sử dụng.

- Trần thạch cao sở hữu nhiều khả năng ưu việt như chống cháy, chống ẩm, cách âm,...

- Đa dạng về kiểu dáng sản phẩm: có trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm, mỗi loại có những đặc tính nổi trội riêng dễ dàng phù hợp với mọi công trình nhà ở.

b. Nhược điểm

Trần thạch có nhược điểm lớn nhất là kỵ nước

Trần thạch có nhược điểm lớn nhất là kỵ nước

- Trần thạch cao có nhược điểm lớn nhất là kỵ nước, nếu trần bị ngấm nước sẽ có màu ố vàng, nhanh hỏng, do đó đòi hỏi phải chống thấm tốt khi thi công.

- Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, chính vì vậy loại trần này không phù hợp với những không gian đa dạng màu sắc.

Đọc thêm:

II. Lưu ý khi làm trần thạch cao

- Kiểm tra kỹ phần mái nhà trước khi thi công: Cần phải đảm bảo chống dột, chống thấm tốt cho mái nhà để tránh nước làm hư hại đến trần thạch cao.

- Sử dụng vật tư đồng bộ chính hãng: Đây chính là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi làm trần nhà bằng thạch cao, giúp đảm bảo sự an toàn, độ bền và tính năng của trần trong quá trình sử dụng. Nhất là phần khung xương - điểm mấu chốt quan trọng của hệ trần - cần lựa chọn loại chính hãng, chất lượng tốt.

Khung xương đồng bộ chính hãng đảm bảo an toàn

Khung xương đồng bộ chính hãng đảm bảo an toàn

- Lựa chọn những tấm thạch cao chất lượng: Tấm thạch cao bạn nên lựa chọn cần có lõi mịn và cứng chắc, độ uốn cong tốt nhất (không bung giấy, không gãy khi uốn,...). Hiện nay, trên thị trường có tấm thạch cao Gyproc của Thái đạt các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về tính năng.

Tấm thạch cao Gyproc có chất lượng cao được ưa chuộng nhiều

Tấm thạch cao Gyproc có chất lượng cao được ưa chuộng nhiều

- Khi xuất hiện các vết nứt cần xử lý ngay: Thạch cao khi sử dụng trong một thời gian dài thường xảy ra hiện tượng co lại, xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt là những vị trí có sử dụng xi măng, nhất là kiểu trần chìm, làm mất tính thẩm mỹ. Do đó, cần có biện pháp khắc phục kịp thời khi vết nứt xuất hiện.  

III. Phân biệt trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm

Hai loại trần thạch cao phổ biến nhất là trần thạch cao chìm và trần nổi, vậy chúng có ưu điểm gì cũng theo dõi bảng dưới đây:

 

Trần thạch cao thả

Trần thạch cao chìm

Ưu điểm

- Dễ tháo lắp, dễ thi công, do đó thời gian thi công được rút ngắn.

- Có thể che đi các khuyết điểm của trần nhà như đường ống nước, dây điện,...một cách khéo léo và tinh tế.

- Rất phù hợp cho những không gian thoáng, rộng, có trần cao hoặc không gian có diện tích lớn hay quá trống trải.

- Bề mặt đẹp, phẳng, mịn, có thể tạo được nhiều hoa văn trang trí.

- Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, rất dễ nhầm tưởng là trần thật nếu như không quan sát kỹ.

- Khả năng chịu lực tốt, dễ dàng cắt ghép hoặc uốn cong.

- Phù hợp với nhiều loại không gian có đặc điểm khác nhau.

Nhược điểm

- Không thể treo các vật trang trí nặng, rất dễ gây sụt hoặc bể trần.

- Khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép, thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa khi trần bị ố vàng hoặc hư hại.

IV. Báo giá chi tiết thi công trần nhà thạch cao

1. Bảng báo giá trần nhà thạch cao phần thô

Loại trần

Vật liệu

Đơn giá (VNĐ/m2)

Trần thạch cao giật 2 - 3 lớp cấp

Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

150.000

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

160.000

Trần thạch cao phẳng

Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

150.000

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

155.000

Trần thạch cao tấm thả

Tấm thả phủ nhựa màu trắng (60x60cm), Khung xương Hà Nội, Tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

145.000

Tấm thả phủ nhựa màu trắng (60x60cm), Khung xương Vĩnh Tường, Tấm thạch cao Gyproc Thái (1220 x 2440 x 9mm)

150.000

Trần thạch cao chịu nước

Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao UCO Malaysia - 4mm

180.000

Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao UCO Malaysia - 4mm

185.000

Ghi chú:

- Đơn giá trên áp dụng cho đơn hàng tối thiểu trên 30m2, nhỏ hơn 30m2 thỏa thuận theo điều kiện thực tế.

- Đơn giá trên là đơn giá phần thô (chưa bao gồm sơn bả đối với trần chìm).

2. Báo giá phần sơn bả hoàn thiện

- Bột bả thạch cao chuyên dùng, sơn Vatex Nippon màu trắng: 50.000đ/m2.

- Bột bả thạch cao chuyên dùng, sơn ICI Maxilite màu trắng: 50.000đ/m2.

- Bột bả thạch cao chuyên dùng, sơn JOTUN Jotaslap màu trắng: 50.000m2.

- Bột bả thạch cao chuyên dùng, sơn ICI Dulux màu trắng: 65.000đ/m2.

Đọc thêm:

V. Chiêm ngưỡng 22 mẫu trần thạch cao đẹp nhất Vịnh bắc bộ

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu top 22 mẫu trần nhà thạch cao đẹp nhất Vịnh bắc bộ hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một không gian sống đẹp, sang trọng và tinh tế.

Trần thạch cao đẹp cho phòng khách theo phong cách cổ điển

Trần thạch cao đẹp cho phòng khách theo phong cách cổ điển

Kết hợp trần thạch cao giật cấp cùng nẹp gỗ cho không gian đậm chất Á Đông

Kết hợp trần thạch cao giật cấp cùng nẹp gỗ cho không gian đậm chất Á Đông

Phòng khách đơn giản mà sang trọng với trần thạch cao có đường nét mềm mại

Phòng khách đơn giản mà sang trọng với trần thạch cao có đường nét mềm mại

Mang đến vẻ thanh lịch cho phòng khách với trần thạch cao đi kèm đèn lắp âm

Mang đến vẻ thanh lịch cho phòng khách với trần thạch cao đi kèm đèn lắp âm

Tạo sự phá cách cho phòng khách nhờ trần thạch cao hình lá cây

Tạo sự phá cách cho phòng khách nhờ trần thạch cao hình lá cây

Những đường nét uốn cong tự nhiên của trần thạch cao đôi khi làm không gian đẹp đến bất ngờ

Những đường nét uốn cong tự nhiên của trần thạch cao đôi khi làm không gian đẹp đến bất ngờ

Phòng ngủ lung linh cùng trần nhà giật cấp hình tròn

Phòng ngủ lung linh cùng trần nhà giật cấp hình tròn

Kết hợp trần thạch cao và đèn chiếu sáng hắt cho phòng khách đẹp nhẹ nhàng

Kết hợp trần thạch cao và đèn chiếu sáng hắt cho phòng khách đẹp nhẹ nhàng

Đẳng cấp và lộng lẫy trong phòng khách có thiết kế trần thạch cao hiện đại

Đẳng cấp và lộng lẫy trong phòng khách có thiết kế trần thạch cao hiện đại

Phòng khách tân cổ điển thêm cao và rộng với trần giật cấp

Phòng khách tân cổ điển thêm cao và rộng với trần giật cấp

Thiết kế trần thạch cao giật cấp đơn giản cho phòng khách

Thiết kế trần thạch cao giật cấp đơn giản cho phòng khách

Dễ dàng lắp đặt đèn chiếu sáng với mẫu trần thạch cao cho phòng khách

Dễ dàng lắp đặt đèn chiếu sáng với mẫu trần thạch cao cho phòng khách

Vận dụng những khối hình học vào thiết kế trần nhà thạch cao

Vận dụng những khối hình học vào thiết kế trần nhà thạch cao

Sử dụng thiết kế trần thạch cao phân chia khu vực trong nhà bếp

Sử dụng thiết kế trần thạch cao phân chia khu vực trong nhà bếp

Mẫu trần thạch cao kiểu Nga đẹp cổ điển

Mẫu trần thạch cao kiểu Nga đẹp cổ điển

Họa tiết ziczac là một điểm mới trong thiết kế trần thạch cao

Họa tiết ziczac là một điểm mới trong thiết kế trần thạch cao

Trần thạch cao mang nét đẹp cổ điển cho nhà biệt thự

Trần thạch cao mang nét đẹp cổ điển cho nhà biệt thự

Mẫu trần thạch cao mới nhất rất phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ

Mẫu trần thạch cao mới nhất rất phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ

Trần thạch cao hình vuông điểm xuyết màu vàng nổi bật

Trần thạch cao hình vuông điểm xuyết màu vàng nổi bật

Tạo hình khối ấn tượng ở trần thạch cao cho phòng ngủ bớt đơn điệu

Tạo hình khối ấn tượng ở trần thạch cao cho phòng ngủ bớt đơn điệu

Lắp đặt đèn chùm có hình dáng tương đồng khung trần thạch cao

Lắp đặt đèn chùm có hình dáng tương đồng khung trần thạch cao

Mẫu trần giật cấp hình chữ nhật truyền thống

Mẫu trần giật cấp hình chữ nhật truyền thống

Trên đây là những hé lộ bất ngờ xung quanh vật liệu trần nhà thạch cao để các gia đình tham khảo. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để biến ngôi nhà của mình trở nên đẹp hơn.