X
Card image cap

[TOP 6] loại gạch không nung tốt nhất hiện nay

Dương Ngọc Hà 2020-02-07

Gạch không nung là loại gạch phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi những ưu điểm vượt trội. Nếu bạn đang tìm kiếm cho công trình của mình một loại gạch tốt nhất, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Đừng bỏ lỡ những bài viết đến từ Chất liệu thi công để tìm hiểu về các vật liệu trong xây dựng nhà ở nhé

 

Hướng dẫn cách xây gạch không nung

I. Tìm hiểu chung về gạch không nung

1. Gạch không nung là gì?

Gạch không nung hay còn được gọi là gạch block, trong quá trình sản xuất ra gạch, sẽ không đổ vào khuôn rồi đưa vào lò nung như các loại gạch truyền thống khác. Loại gạch này hiện nay đang được sử dụng phổ biến, và có xu hướng trở thành vật liệu xây dựng trọng yếu, chiếm 70% tỷ trọng sử dụng trong tổng số các loại vật liệu xây dựng.

Ở Việt Nam, một số loại gạch không nung phổ biến nhất là gạch xi măng, gạch papanh, gạch bê tông nhẹ, gạch bê tông khí chưng áp, gạch không nung thiên nhiên…

Gạch không nung phổ biến trên thị trường

Gạch không nung phổ biến trên thị trường

2. Kích thước gạch không nung xi măng cốt liệu

 

BẢNG KÍCH THƯỚC GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

STT

Tên gạch

Kích thước

1

Gạch đặc

220mm x 105mm x 60mm

2

Gạch rỗng 2 thành vách

390mm x 100mm x 190mm

3

Gạch rỗng 3 thành vách

390mm x 100mm x 130mm

4

Gạch rỗng 4 thành vách

390mm x 200mm x 130mm

3. Ứng dụng

Gạch không nung hiện nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng công cộng, nhà ở hay đường phố. Trong các công trình tư nhân, người ta thường sử dụng gạch không nung để xây dựng nhà máy, các công trình sản xuất. Đồng thời, gạch block cũng được ứng dụng để xây các tòa nhà cao ốc, đường sá, bệnh viện, trường học…

Gạch không nung được ứng dụng trong nhiều công trình nhà ở và công cộng

Gạch không nung được ứng dụng trong nhiều công trình nhà ở và công cộng

II. 6 loại gạch không nung phổ biến hiện nay

1. Gạch xi măng cốt liệu (gạch block)

Gạch xi măng cốt liệu hay gạch block là loại gạch được sản xuất chủ yếu từ xi măng với các loại cốt liệu khác như: cát vàng, cát đen, mạt đá, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Gạch không nung block được xem là loại gạch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các công trình xây dựng hiện nay.

Gạch xi măng cốt liệu được đánh giá là có cường độ chịu lực tốt, tỉ trọng lớn và thể tích nhỏ. Trong các loại gạch không nung hiện nay, gạch xi măng cốt liệu được ưu tiên phát triển mạnh nhất, bởi vì nó đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật như: môi trường, kết cấu, phương pháp thi công,... Ngoài ra, gạch cũng dễ sử dụng và dùng loại vữa thông thường.

Gạch xi măng cốt liệu

Gạch block đảm bảo các tiêu chí về thông số kỹ thuật

Gạch block đảm bảo các tiêu chí về thông số kỹ thuật

2. Gạch ống làm từ cốt liệu xi măng và cát

Xét về mặt chất lượng, gạch ống lại có chất lượng từ trung bình đến thấp, sau gạch block. Cường độ chịu lực của gạch này chỉ từ 35 - 50kg/cm2, trọng lượng mỗi viên gạch khoảng 1.5 kg. Qua đó có thể thấy cường độ chịu lực của loại gạch này khá kém và nặng nên phù hợp hơn với những công trình có chất lượng thấp hoặc trung bình.

3. Gạch papanh

Gạch papanh là loại gạch được chế tạo từ nguyên liệu chính là phế thải công nghiệp và vôi bột. Gạch papanh đã được đưa vào sử dụng ở nước ta từ lâu đời, được đánh giá là có cường độ thấp, chỉ từ 30 - 50kg/cm2 nên phù hợp để xây dựng những bức tường ít chịu lực.

Gạch papanh có cường độ chịu lực kém

Gạch papanh có cường độ chịu lực kém

4. Gạch không nung tự nhiên

Gạch không nung tự nhiên được sản xuất từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan, nên thích hợp sử dụng tại những vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất mang tính địa phương, tự phát, quy mô nhỏ.

5. Gạch bê tông nhẹ và siêu nhẹ

Gạch bê tông nhẹ và siêu nhẹ là vật liệu được sử dụng nhiều ở các công trình sửa chữa nhà ở hay các công trình dân dụng.

Gạch bê tông nhẹ và siêu nhẹ còn có tên gọi khác là gạch bê tông khí chưng áp (AAC), gạch bê tông bọt. Gạch bê tông nung bọt được sản xuất từ tro bay, cát mịn, xi măng và phụ gia tạo bọt. Hỗn hợp này sẽ được trộn đều rồi đóng khuôn thủ công, để khô tự nhiên trong ánh sáng sáng và độ ẩm phù hợp.

Gạch bê tông khí chưng áp AAC cũng được sản xuất từ thạch cao, đá vôi, xi măng, nước, bột nhôm, chất tạo khí, cát vàng. Khi hỗn hợp này trộn đều, nhôm sẽ phản ứng với vôi và nước tạo thành khí. Để cắt gạch thành những hình thù như mong muốn, người ta sẽ đổ vào khuôn rồi cắt. Tiếp đến, gạch sẽ được đem đi hấp khí chưng áp tại nồi hấp khí chưng áp. Tại đây, nồi hấp khí Ca(OH)2 sẽ phản ứng với cát thạch anh tạo thành hydrat silicat canxi.

Gạch bê tông khí chưng áp AAC

Gạch bê tông khí chưng áp AAC

6. Gạch đất hóa đá

Gạch đất hóa đá là loại gạch sử dụng đất sét trộn thêm Polymer Permazine. Loại gạch này trước khi được đưa ra sử dụng sẽ ép qua bằng máy thủy lực và đem phơi khô cứng. Tuy khả năng chịu lực được đánh giá khá ổn nhưng độ chịu nước của loại gạch này vẫn còn gây nhiều tranh cãi bởi có thể bị tan rã nếu bị ngâm nước quá 7 ngày.

Đọc thêm:

III. Danh sách tiêu chuẩn chất lượng gạch không nung

1. Danh mục những tiêu chuẩn gạch xây không nung được bộ xây dựng cấp phép

BẢNG DANH MỤC TIÊU CHUẨN GẠCH XÂY KHÔNG NUNG

STT

Số hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn

1

TCXD 123: 1984

Gạch không nung- yêu cầu kỹ thuật

2

TCXD 191: 1996

Bê tông và vật liệu làm bê tông- yêu cầu kỹ thuật

3

TCXDVN 316: 2004

Blốc bê tông nhẹ- yêu cầu kỹ thuật

4

TCXDVN 317: 2004

Blốc bê tông nhẹ- phương pháp thử

5

TCVN 4459: 1987

Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng

6

TCVN 4085: 1985

Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu

7

TCVN 5573: 1991

Kết cấu của gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

8

TCVN 5674: 1992

Công tác hoàn thiện trong xây dựng- thi công và nghiệm thu

9

TCVN 7959: 2008

Blốc bê tông khí chưng áp

10

TCVN 2118: 1994

Gạch canxi- silicat- yêu cầu kỹ thuật

11

TCVN 6776: 1999

Gạch bê tông tự chèn

12

TCVN 6477: 1999

Gạch blốc bê tông

13

CVN 5775-1: 2007

Tấm 3D dùng trong xây dựng- phần 1: quy định kỹ thuật

TCVN 5775-2: 2007

Phương pháp thử

TCVN 5775-3: 2007

Hướng dẫn lắp dựng

2. Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước của tiêu chuẩn gạch không nung

Kích thước

Mức

Sai lệch kích thước

Chiều rộng, không nhỏ hơn

100

± 2

Chiều dài, không lớn hơn

400 và không nhỏ hơn 1,3 lần chiều rộng

± 2

Chiều cao, không lớn hơn

200 và không lớn hơn chiều dài

± 3

3. Một số kích thước cơ bản thông dụng Gạch không nung

Chiều dài l

Chiều rộng b

Chiều cao h

400

400

400

400

390

390

390

390

220

200

150

100

220

190

150

100

200

200

200

200

190

190

190

190

4. Độ dày các thành, vách của Gạch không nung

Chiều rộng

Thành dọc, không nhỏ hơn

Thành ngang, vách ngang, không nhỏ hơn

100

150

190

200

220

20

25

30

30

30

20

25

25

25

25

5. Kích thước phần rỗng đặt cốt thép

Chiều rộng gạch

Phần rỗng theo phương đứng

Phần rỗng theo phương ngang

Tiết diện ngang (axb), mm2

Chiều rộng, b

Chiều rộng, b

Chiều cao, h

Bán kính cong, r

không nhỏ hơn 100 mm

3 000

50

50

40

không nhỏ hơn 120 mm

4 200

60

60

50

không nhỏ hơn 150 mm

6 000

70

70

70

40

6. Khuyết tật ngoại quan cho phép

Tên khuyết tật

Mức cho phép

Gạch thường

Gạch trang trí

1. Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch không nung, mm, không lớn hơn

3

1

2. Số vết sứt vỡ các góc cạnh, sâu từ 5mm đến 10mm, dài từ 10mm đến 1mm, không lớn hơn

4

2

3. Số vết nứt có chiều dài không quá 20 mm, không lớn hơn

1

0

7. Các chỉ tiêu cơ lý

Mác gạch

Cường độ nén toàn viên, N/mm2 (KG/cm2), không nhỏ hơn

Độ hút nước, %, không nhỏ hơn

M35

M50

M75

M100

M150

M200

3,5 (35)

5,0 (50)

7,5 (75)

10,0 (100)

15,0 (150)

20,0 (200)

10

10

8

8

 
Đọc thêm:

IV. So sánh gạch không nung và gạch nung

1. Ưu, nhược điểm gạch không nung

a. Ưu điểm

Gạch không nung là loại gạch khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, nhưng ở Việt Nam loại gạch này mới bắt đầu trở nên quen thuộc hơn từ năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay, gạch không nung đã cho thấy những ưu điểm vượt trội.

Đầu tiên, có thể nói việc sản xuất gạch không nung không trải qua quá trình nung đốt, không sử dụng nhiên liệu đốt nên sẽ tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường, phá rừng tràn lan do tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên. Sản xuất gạch không nung cũng không sử dụng đến đất nông nghiệp cho nên diện tích đất nông nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng.

Gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội

Gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội

Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung khá phong phú như cát vàng, xi măng, mạt đá… Dây chuyền sản xuất không tốn nhân công lao động, có thể tự động hóa hầu hết quy trình cho nên chi phí nhân công được tiết kiệm đáng kể.

Khi ứng dụng, gạch không nung có thể phát huy một số ưu điểm như: trọng lượng nhẹ, cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt, tiến độ thi công nhanh, không bị tốn chi phí vận chuyển.

b. Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội, song gạch không nung cũng có một số nhược điểm. Do nguyên liệu chính sử dụng để sản xuất gạch không nung là cát đá nên sẽ đẩy nhu cầu khai thác đá, cát tăng cao. Các nguyên liệu gây ô nhiễm như xi măng, bột nhôm cũng được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất.

Sử dụng gạch không nung khiến nhu cầu khai thác đất, đá tăng nhanh

Sử dụng gạch không nung khiến nhu cầu khai thác đất, đá tăng nhanh

2. So sánh gạch không nung và gạch nung

BẢNG SO SÁNH GẠCH KHÔNG NUNG VÀ GẠCH NUNG

Tiêu chí

Gạch không nung

Gạch nung

Nguyên liệu

Sử dụng nguyên liệu đa dạng: xỉ than, vôi bột, xi măng, đá vụn, cát, tro từ các nhà máy nhiệt điện, các chất phụ gia, cát vàng,...

Sử dụng đất sét khai thác từ tự nhiên, sau khi đóng khung sẽ nung ở nhiệt độ cao

Hình dáng

Hình dáng đa dạng, nhiều kiểu như: gạch đặc, gạch dùng đóng cọc thép, gạch đúc bê tông

Gạch nung thường có kiểu: gạch đặc và gạch 4 lỗ hay gạch 6 lỗ

Cường độ chịu lực

Đáp ứng được cường độ chịu lực từ 300 - 400 kg/cm2

Không đáp ứng được cường độ chịu lực từ 300 - 400kg/cm2

Đọc thêm:

V. Có nên xây nhà bằng gạch không nung không ?

1. Có nên xây nhà bằng gạch không nung không ?

Gạch không nung phù hợp cho mục đích xây nhà của bạn nếu bạn muốn xây nhà với giá thành rẻ, bền mà vẫn có những chức năng cơ bản như chống thấm, cách âm, cách nhiệt tốt thì bạn có thể sử dụng gạch không nung.

2. Lưu ý khi xây nhà bằng gạch không nung

Khi lựa chọn xây nhà bằng gạch không nung, bạn cần lưu ý lựa chọn gạch chất lượng tại những cơ sở uy tín, có chứng nhận MÁC đảm bảo, rõ ràng. Khi thi công nên chọn thợ có tay nghề tốt, kinh nghiệm vững vàng.

Khi xây bằng gạch không nung, bạn có thể sử dụng vữa thông thường, sau khi trát vữa, thi công khoảng 3 tiếng thì nên  tưới nước 3-6 lần/ngày. Tưới liên tiếp 4-6 ngày tiếp theo cho công trình

Gạch không nung có thể sử dụng được bằng vữa thông thường

Gạch không nung có thể sử dụng được bằng vữa thông thường

VI. Địa chỉ và báo giá mua gạch không nung?

1. Mua gạch không nung ở đâu?

Để chọn mua được những viên gạch có chất lượng tốt, đảm bảo thì bạn nên tìm những cơ sở phân phối, đại lý uy tín, có danh tiếng để được tham khảo nhiều loại gạch khác nhau với mức giá khác nhau. Sự lựa chọn là do bạn.

2. Báo giá gạch không nung

 

Tên sản phẩm

Trọng lượng (Kg)

Giá tiền (VNĐ)

Giá gạch cho 1m3

GIÁ GẠCH KHÔNG NUNG ĐẶC

Gạch không nung đặc KM 95DA (200x95x60)

2.3

850

746.000

Gạch không nung đặc KM 100DA (210x100x60)

2.5

950

754.000

Gạch không nung đặc KM 105DA (220x105x60)

2.9

1.050

758.000

Gạch không nung đặc KM 120DA (220x120x60)

3.3

1.250

789.000

Gạch không nung đặc KM 150DA (220x150x60)

4.2

1.580

789.000

GẠCH KHÔNG NUNG CỐT LIỆU RỖNG 3 THÀNH VÁCH

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 100V3 (kích thước 210x100x15)

5.2

2.490

790.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 150V3 (kích thước 390x150x19)

16.5

7.590

683.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 150V3N (kích thước 390x150x12)

9.1

4.890

697.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V3 (kích thước 390x200x19)

19.8

9.890

667.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V3N (kích thước 390x200x12)

10.8

6.290

672.000

Gạch không nung XMCL rỗng 3 vách KM 200V4N (kích thước 390x200x12)

12.1

6.535

698.000

GẠCH KHÔNG NUNG CỐT LIỆU RỖNG T3

Rỗng 3T KM 100T3 (kích thước 390x100x19)

11.5

4.990

673.000

Rỗng 3T KM 150T3 (kích thước 390x150x19)

15.1

6.990

629.000

Rỗng 3T KM 190T3 (kích thước390x190x190)

18.5

8.990

639.000

GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU RỖNG 3 LỖ 2 VÁCH

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM 100L3 (kích thước 400x100x19)

11.1

4.890

643.000

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM150L3 (kích thước 400x150x19)

15.5

7.290

639.000

Gạch không nung XMCL 3 lỗ 2 vách KM 200L3 (kích thước 400x200x19)

19.9

9.590

631.000

GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU RỖNG 2 LỖ 2 VÁCH

Rỗng 2 lỗ KM 105L2 (kích thước 220x105x12)

4.2

2.090

754.000

Rỗng 2 lỗ KM 200L2 (kích thước 390x200x19)

15.6

7.990

539.000

Đọc thêm:

Trên đây là một số thông tin cơ bản, cần thiết về gạch không nung mà bạn có thể tham khảo để chọn cho công trình của mình loại gạch tốt nhất. Chúc bạn luôn thành công, hạnh phúc, bình an.