Top 5 chất liệu làm Vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang
Ở nhà phố, nhà ống hay biệt thự, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những vách ngăn ở vị trí nối tiếp giữa phòng khách và cầu thang. Sự xuất hiện của các vách ngăn này không chỉ tạo tính riêng tư cần thiết cho từng khu vực mà còn giúp chia tách không gian thẩm mỹ. Hãy để Nhà đẹp 9houz tư vấn cho bạn các vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang đẹp nhất đến từ nhiều chất liệu khác nhau.
I. Vách ngăn bằng gỗ tự nhiên
1.1 Đặc điểm chung
Gỗ xoan đào, gỗ lim, gỗ sồi,...là các loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng nhiều với đặc điểm chung chủ yếu là dẻo dai, giãn nở và liên kết chắc chắn. Cùng với đó, vật liệu gỗ tự nhiên sở hữu tính thẩm mỹ cao luôn dễ dàng gắn kết với kiến trúc và nội thất ngay từ ban đầu nên phòng khách nhà bạn sẽ rất đẹp và sang trọng.
Vách ngăn bằng chất liệu gỗ tự nhiên giữa phòng khách và cầu thang
Đọc thêm:
-
+99 cách trang trí phòng khách đẹp và cuốn hút nhất
-
+1000 ý tưởng trang trí nội thất trong nhà tuyệt đẹp khơi nguồn cảm hứng cho ngôi nhà của bạn
-
Top 5 đơn vị thiết kế và thi công nội thất UY TÍN hiện nay
Thực tế cho thấy, gỗ tự nhiên không kén màu sắc của không gian khi có thể kết hợp từ chất liệu thô sần, gai góc cho đến bóng nhẵn. Đặc biệt, gỗ tự nhiên có thể áp dụng linh hoạt, sẵn sàng tồn tại ở nhiều hình khối và phong cách khác nhau, cả truyền thống lẫn hiện đại.
1.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
- Độ bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường sở hữu độ bền cao, một số loại gỗ quý hiếm như Giáng Hương, Đinh Hương, Trắc, Gụ,...còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
Gỗ Đinh Hương sở hữu sự bền bỉ theo thời gian
- Bền với nước: Khi được tẩm sấy và sơn bả kỹ không hở mộng, vách ngăn cầu thang đẹp bằng gỗ tự nhiên có độ bền cao nếu tiếp xúc với nước.
- Chắc chắn: Có một số loại gỗ sở hữu bề mặt cứng, chịu lực cao, chống va đập mạnh như gỗ lim mang đến sự an tâm khi sử dụng làm vách ngăn ở cầu thang.
Gỗ lim chịu lực và chống va đập cao
- Tính thẩm mỹ, họa tiết: Với gỗ tự nhiên, người thợ có thể tạo ra những kết cấu, họa tiết mang tính nghệ thuật, điều này sẽ không thể làm được ở gỗ công nghiệp bởi gỗ công nghiệp được sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, không thể ghép các tấm gỗ vào với nhau như gỗ tự nhiên.
Điêu khắc họa tiết tinh xảo trên vách ngăn cầu thang gỗ tự nhiên
b. Nhược điểm
- Giá thành cao: Ngày càng khan hiếm, do vậy hầu hết gỗ tự nhiên đều được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công cũng tăng do phải làm thủ công nhiều, không sản xuất được hàng loạt và đa dạng chủng loại như gỗ công nghiệp.
- Dễ cong vênh, co ngót, mối mọt: Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, tình trạng này thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, nếu thợ gia công có tay nghề không cao, bố trí kích thước không hợp lý, ghép mộng không đúng kỹ thuật thì hiện tượng cong vênh sẽ dần xuất hiện sau một thời gian sử dụng.
II. Vách ngăn gỗ công nghiệp
2.1. Đặc điểm chung
Vách ngăn phòng khách bằng chất liệu gỗ công nghiệp
Với nhiều chủng loại phong phú và màu sắc đa dạng, vách ngăn bằng gỗ công nghiệp được lựa chọn khá nhiều hiện nay để tách biệt giữa phòng khách và cầu thang. Sở hữu đặc tính cơ lý ưu việt là không cong vênh và co ngót nhiều nên gỗ công nghiệp rất phù hợp để ứng dụng ở môi trường có điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
2.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
Gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm để làm vách ngăn
- Giá thành: Thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên và chi phí nhân công ít, gỗ công nghiệp có thể sản xuất ngay mà không cần tẩm sấy, hơn nữa giá phôi gỗ rẻ hơn.
- Thời gian thi công sản xuất nhanh chóng: Do phôi gỗ đã thường có sẵn theo dạng tấm nên người thợ chỉ việc cắt, ghép và dán, không phải mất công xẻ gỗ, bào và đánh bề mặt bằng giấy ráp.
- Không cong vênh, chống trầy xước nhờ được phủ veneer hoặc PU, chống cháy, bền vững đối với ánh sáng, chống bẩn hóa chất và chịu lực cao, vách ngăn bằng gỗ công nghiệp sẽ dễ dàng phù hợp và bảo quản đối với mọi nhà.
b. Nhược điểm
- Độ bền: Nếu so sánh về độ bền thì vách ngăn bằng gỗ công nghiệp không thể bằng gỗ tự nhiên, độ bền của gỗ công nghiệp thường khoảng 5-7 năm, trong khi gỗ tự nhiên là trên 10 năm. Thêm vào đó, đặc tính hút nước của gỗ công nghiệp cũng làm giảm độ bền nên lớp sơn trên bề mặt gỗ cần phải đảm bảo chống thấm.
- Đường soi, họa tiết: Do đặc điểm cơ lý và sự liên kết của gỗ, vách ngăn cầu thang bằng gỗ công nghiệp không thể sản xuất chi tiết mỹ thuật hoa văn cầu kỳ như gỗ tự nhiên.
III. Vách ngăn bằng thạch cao
3.1. Đặc điểm chung
Phòng khách có vách ngăn bằng thạch cao đồng gam màu trắng chủ đạo
- Bề mặt vách ngăn bằng thạch cao mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tốt và dễ dàng trang trí.
- Các tấm thạch cao được ghép nối đơn giản, hơn nữa bề mặt láng mịn sẽ đem lại vẻ đẹp vượt trội cho không gian nhà ở.
- Mang đặc tính hữu cơ mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng sau một thời gian dài.
- Có thể ứng dụng được cho cả những bức tường và trần nhà có độ cong vênh.
3.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
- Khả năng cách nhiệt, chống cháy và cách âm: Với tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như kính, gạch,...và không hấp thu độ nóng, thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa. Cùng với đó, khả năng chịu được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ khiến vật liệu này có thể ngăn ngừa hỏa hoạn.
Vách ngăn cầu thang bằng thạch cao cách nhiệt và cách âm
Đặc biệt, vách ngăn bằng thạch cao giữa phòng khách và cầu thang có thể làm giảm đi âm thanh từ khoảng 35 đến 60dB nên cách âm rất tốt.
- An toàn sức khỏe và môi trường: Thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư nên trong trường hợp hỏa hoạn, vật liệu này không sản sinh khí độc hại, vì thể có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe cả gia đình cũng như môi trường sống.
- Dễ dàng lắp đặt, sửa chữa: Vách ngăn bằng thạch cao dễ dàng lắp ráp với khung gỗ, khung thép hoặc ghép vào tường bê tông liền kề cầu thang bằng một hợp chất keo dính, đồng thời dễ dàng sửa chữa những vị trí bị hư hỏng mà không phải thay thế toàn bộ, từ đó giúp tiết kiệm thời gian lẫn kinh phí.
Vách ngăn thạch cao được lắp đặt dễ dàng bằng khung thép
- Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng tấm thạch cao chỉ khoảng 6.5 đến 9.5kg/m2 nên rất dễ dàng để di chuyển, thi công mà không cần phải thay đổi kết cấu phòng khách, cầu thang hay cả ngôi nhà.
b. Nhược điểm:
- Kỵ nước: Thạch cao là loại vật liệu kỵ nước, bởi vậy gia chủ cần kiểm tra toàn bộ trần và hệ thống đường ống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ trước khi lắp đặt.
- Co ngót, nứt: Vách ngăn bằng thạch cao vẫn bị co ngót nên bạn phải chấp nhận hiện tượng nứt ở chỗ trét mastic, các vết nứt này rất nhỏ song lâu ngày sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Để hạn chế hiện tượng này, thi công cần đúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý mối giữa hai tấm thạch cao bằng bột chuyên dùng.
IV. Vách ngăn bằng kính
4.1. Đặc điểm chung
Vách ngăn bằng kính trong suốt cho phòng khách
- Cấu tạo chung của vách kính ngăn giữa phòng khách và cầu thang có hệ khung đỡ cùng kính, tùy vào yêu cầu của mỗi gia chủ mà chúng được kết hợp theo nhiều cách khác nhau song đều rất dễ để lắp đặt chuẩn xác tuyệt đối.
- Vách kính ở cầu thang sử dụng mặt kính phẳng, nhẵn bóng, khó bám bẩm và rất dễ dàng để vệ sinh, lau chùi.
- Tính thẩm mỹ cao do vẻ đẹp hiện đại và lung linh vốn có của chất liệu kính đi cùng sự tương phản ánh sáng vượt trội.
4.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
Vách ngăn kính mang theo nhiều ưu điểm
- Độ co giãn thấp dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường.
- Tạo không gian mở: Hệ thống vách kính ngăn giữa phòng khách và cầu thang giúp không gian thêm rộng rãi hơn, tiết kiệm nhiều diện tích so với tường gạch thông thường. Đặc biệt đối với phòng khách nhỏ, chật hẹp thì sử dụng vách ngăn bằng kính là sự lựa chọn tối ưu hơn cả.
- Tận dụng tối đa ánh sáng: Với vách ngăn kính giữa cầu thang và phòng khách, ánh sáng được tận dụng từ mọi hướng một cách tối đa, từ đó không chỉ phòng khách mà cả những bậc cầu thang cũng được đảm bảo độ sáng cần thiết. Hơn nữa, tiết kiệm năng lượng cho gia chủ.
- Bền đẹp với thời gian: Vách kính có độ bền cao, tuổi thọ trung bình khoảng trên 20 năm, kéo dài quá trình sử dụng.
b. Nhược điểm
- Sử dụng vách ngăn bằng kính giữa phòng khách và cầu thang có thể làm cản trở sự tản nhiệt của căn phòng, từ đó gây tốn điện năng tiêu thụ máy lạnh.
- Thiếu sự riêng tư: Song song với ưu điểm về độ mở rộng thì sự thiếu riêng tư lại là nhược điểm, để khắc phục tình trạng này, gia chủ có thể sử dụng loại vách ngăn cầu thang bằng kính mờ hay dán decal, phun cát.
Decal kính mờ gia tăng tính riêng tư
V. Vách ngăn bằng khung nhôm, sắt
5.1. Đặc điểm chung
Những vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang bằng nhôm được chế tác từ khung nhôm được định hình sẵn kết hợp màu sơn tĩnh điện đa dạng như vân gỗ, đen, trắng sứ,...
5.2. Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
Tính năng dễ dàng tháo lắp, di chuyển và thi công cùng sự cách âm lẫn cách nhiệt vượt trội, loại vách ngăn khung nhôm sở hữu ưu điểm khiến gia chủ có thể an tâm lựa chọn.
Vách ngăn cầu thang khung nhôm tạo ranh giới với phòng khách và phòng bếp
Ngoài ra, vách ngăn cầu thang bằng sắt cũng khá sang trọng và trang nhã, chúng đem tới một không gian tiếp khách hiện đại. Đi kèm kính cường lực trong suốt, sự an toàn cho người dùng được giữ vững và làm mới không gian sống.
Vách ngăn bằng khung sắt kết hợp kính trong suốt
b. Nhược điểm
Nhược điểm duy nhất của loại vách ngăn bằng khung nhôm, sắt chính là không tạo cảm giác thân thiện như vách gỗ, vách kính hay vách thạch cao, bởi vậy chất liệu này được sử dụng phổ biến hơn để ngăn phòng ngủ và không gian nấu nướng thay vì phòng khách và cầu thang.
Giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cái nhìn khách quan trước khi bắt tay vào thi công lắp đặt vách ngăn giữa phòng khách và cầu thang, Nhà đẹp 9houz đã gợi ý cho bạn những vật liệu thịnh hành nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình cũng như vị trí trang trí mà bạn muốn lắp đặt để có sự cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn chất liệu phù hợp với lối trang trí trong không gian tiếp khách của ngôi nhà mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn được chất liệu làm vách ngăn đẹp.