Tổng hợp TẤT TẦN TẬT những tiêu chí cho mẫu Phòng bếp đẹp
Phòng bếp được ví như linh hồn của một ngôi nhà, đây không chỉ là nơi chế biến những món ăn ngon mà còn là nơi người phụ nữ giữ lửa, gắn kết các thành viên sau một ngày học tập, làm việc. Làm thế nào để thiết kế được những mẫu phòng bếp đẹp. Khám phá ngay bài viết sau đây để “thu về" những kinh nghiệm quý báu nhé!
I. Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp đơn giản
1. Phong cách
Việc lựa chọn phong cách thiết kế phòng bếp rõ ràng không chỉ quyết định tính thẩm mĩ của ngôi nhà mà còn hợp lý hoá mức chi phí mà gia chủ phải bỏ ra.
Tuỳ thuộc vào sở thích của gia chủ, phong cách thiết kế nhà bếp sẽ trở nên đa dạng, linh hoạt. Hai phong cách thiết kế nhà bếp đang được yêu thích nhất hiện nay là phong cách hiện đại và phong cách tân cổ điển.
-
Phong cách hiện đại: gam màu nổi bật tạo không gian độc đáo, mới lạ. Thiết kế nội thất phòng bếp tối giản, tiết kiệm chi phí và thời gian nấu nướng.
Phòng bếp mang vẻ đẹp hiện đại
-
Phong cách tân cổ điển: mang vẻ đẹp sang trọng nhưng cũng không kém phần lãng mạn, cách bài trí nội thất tinh tế, hài hoà.
Phòng bếp mang phong cách tân cổ điển lãng mạn, hài hoà
2. Diện tích
Một phòng bếp quá rộng hay quá nhỏ đều không hợp lý. Vậy diện tích phòng bếp bao nhiêu thì vừa đủ? Thông thường, diện tích phòng bếp thường dao động từ 12-25m2 nhưng tuỳ theo diện tích tổng thể của căn nhà mà có thể thay đổi được.
3. Ánh sáng
Việc nấu ăn có dễ dàng hay không phụ thuộc rất lớn vào ánh sáng trong nhà bếp. Vì thế, hệ thống chiếu sáng nên được lắp đặt ngay trước mặt người nấu, phía dưới tủ bếp để cung cấp ánh sáng tốt nhất cho người nội trợ.
Gian bếp hiện đại với hệ thống chiếu sáng hoàn hảo
4. Màu sắc
Tuỳ vào hướng của phòng bếp, gia chủ có thể chọn màu sắc cho hợp lý. Bếp hướng Bắc đón gió, ẩm nên chọn các gam màu ấm, bếp hướng Đông Nam đón nắng nên tạo không gian mát mẻ cho gian bếp bằng các gam màu lạnh.
Nếu gian bếp của bạn nhỏ thì màu sắc chủ đạo là các màu sáng, nhẹ dịu để tạo cảm giác rộng thoáng. Còn gian bếp lớn có thể sử dụng các màu nổi bật để tạo nét độc đáo.
Một số màu sắc thường được sử dụng trong thiết kế phòng bếp:
-
Màu trắng: sang trọng, tinh khiết, sạch sẽ, đánh thức mọi giác quan.
-
Màu trung tính như kaki, be, hoặc nhóm màu đất gợi cảm giác ổn định và sự hài hòa.
-
Màu vàng: tạo sự vui vẻ, ấm cúng.
-
Màu xanh lá: mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên.
II. Chọn nội thất phòng bếp thế nào cho phù hợp?
1. Chọn tủ bếp
a. Hình dáng
Dựa vào diện tích phòng bếp để gia chủ chọn lựa kiểu dáng tủ bếp phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các mẫu tủ bếp với hình dáng đa dạng dạng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Ví dụ phòng bếp đơn giản với tủ bếp chữ I hoặc tủ bếp song song thường phù hợp với những không gian nhỏ hẹp.
Mẫu tủ bếp chữ I
Mẫu tủ bếp song song
Tủ bếp chữ L sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết vấn đề khi diện tích gian bếp rộng hơn, sát tường hoặc nằm trong góc nhà.
Mẫu tủ bếp chữ L
Nếu diện tích phòng bếp rộng hoặc bạn muốn làm tủ bếp ở giữa nhà thì tủ bếp chữ U, chữ G sẽ là giải pháp để tăng thêm tính kết nối giữa các không gian trong nhà.
Mẫu tủ bếp hình chữ U
Mẫu tủ bếp chữ G
b. Kích thước
Lựa chọn kích thước cho tủ bếp là điều vô cùng quan trọng. Thứ nhất cần phù hợp với không gian phòng bếp. Sau đó, bạn nên cân nhắc để lựa chọn những mẫu phù hợp với đặc điểm, thói quen và nhu cầu của gia đình. Mẫu tủ có kích thước phù hợp không chỉ đảm bảo tiết kiệm chi phí mà còn mang lại yếu tố thẩm mỹ cho cả không gian.
Dưới đây là một số lưu ý về kích thước tủ bếp, đảm bảo cho việc nấu nướng dễ dàng nhất:
-
Tủ bếp dưới: cao 81cm – 85cm tính cả mặt đá, sâu 55cm cả mặt cánh tủ, mặt đá sâu 60cm.
-
Tủ bếp trên: cao 80cm cả phào trang trí, sâu 35cm cả mặt cánh tủ.
-
Khoảng cách treo giữ tủ trên và dưới là 60 – 65cm.
-
Kính ốp bếp nằm ở vị trí giữa của tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Kích thước này là: 60-65cm
-
Giá úp bát thường sẽ có kích thước: sâu: 28cm, cao:60- 65cm.
c. Chất liệu
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và dựa trên nhu cầu sử dụng của mỗi người, nhiều loại vật liệu mới được sử dụng trong thiết kế tủ bếp.
-
Tủ bếp inox
Tủ bếp inox có nhiều ưu điểm vượt trội là bền, chống ăn mòn, không bị mối mọt, không bị bong tróc hay cong vênh, chịu nhiệt tốt và vệ sinh dễ dàng khi bám bẩn. Tuy nhiên, tủ bếp inox dễ bị loang ố, tính “hàn” cao. Dân gian thường quan niệm, “hàn khí” thường không có lợi cho phong thuỷ của ngôi nhà.
Mẫu tủ bếp inox
-
Tủ bếp nhựa
Giống với tủ bếp inox, tủ bếp nhựa chống nước tốt, không bị mối mọt, cong vênh, vệ sinh dễ dàng, giá thành hợp lý.
Mẫu tủ bếp nhựa
Đây là loại tủ gỗ phổ biến nhất trong kiến trúc phòng bếp. Gỗ tự nhiên thì có ưu điểm là dễ chế tác nhiều họa tiết, kiểu dáng, còn gỗ tự nhiên cao cấp thì có độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt tốt, mùi thơm tự nhiên, nên khó khăn hơn trong việc thay thế. Tuy nhiên dễ xảy ra cong vênh, co ngót, mối mọt, giá thành cao.
Mẫu tủ bếp gỗ tự nhiên
-
Tủ bếp gỗ công nghiệp
Các loại gỗ công nghiệp, gỗ MDF, MFC và HDF có nhiều “điểm cộng” như: mẫu mã đa dạng, chịu lực, chịu nhiệt, chống cong vênh, vệ sinh dễ dàng và giá thành hợp lý nên được ưa chuộng.
Tuy nhiên, tủ bếp làm bằng gỗ công nghiệp thường có độ bền không cao, hạn chế khi tiếp xúc với nước và ẩm. Bên cạnh đó, chất formaldehyde (phụ gia chống nấm mốc) có nồng độ khó kiểm soát, có hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp
2. Chọn bàn bếp
a. Hình dáng
Hiện nay, có nhiều kiểu bàn ăn tùy theo sở thích của chủ nhà cũng như phù hợp với không gian của ngôi nhà. Các loại bàn ăn phổ biến nhất là bàn dạng vuông, dạng chữ nhật, bàn tròn, bàn oval.
-
Bàn chữ nhật: đây là bàn ăn phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn do dạng bàn này có thể ngồi được nhiều người (hơn 4 người), thích hợp cho các gia đình đông thành viên.
Mẫu bàn ăn hình chữ nhật
-
Bàn vuông: phù hợp với không gian ăn uống nhỏ, vừa làm không gian trở nên rộng rãi hơn, vừa tạo nên sự tinh tế cho cả căn nhà.
Mẫu bàn ăn hình vuông
-
Bàn tròn: bàn dạng tròn phù hợp cho những căn phòng nhỏ với số lượng người nhỏ từ 3-4 người. Còn dạng bàn tròn to dành cho nhiều người thì ít khi được dùng trong các căn nhà mà chủ yếu là để trong các nhà hàng, khách sạn.
Mẫu bàn ăn tròn
-
Bàn oval: Bàn oval được xem làm loại bàn ăn phổ biến nhất, do thiết kế góc bo tròn bàn oval làm cho người dùng cảm thấy nó tiết kiệm diện tích hơn so với bàn chữ nhật, phù hợp cho những không gian tương đối. Bàn oval cũng dành cho nhiều người, từ 4 người trở lên.
Mẫu bàn ăn oval
b. Kích thước
Kích thước bàn ăn là một yếu tố quan trọng để gia chủ chọn ra được chiếc bàn ăn phù hợp với gian bếp và gia đình mình.
-
Khoảng cách giữa bàn và tường phía sau thường từ 90-96cm để mọi người có thể di chuyển dễ dàng.
-
Khoảng cách giữa mỗi người ngồi ăn đảm bảo sao cho khuỷu tay không bị va vào nhau.
-
Chiều rộng tối đa của bàn là 122cm, tạo bầu không khí lúc ăn trở nên ấm cúng, tránh việc mọi người ngồi quá xa nhau
-
Chiều rộng tối thiểu của bàn là 92cm để đảm bảo bạn có thể đặt để thức ăn cũng như các đồ vật khác một cách dễ dàng
Bàn ăn có kích thước hợp lý
Dưới đây là một số kích thước bàn ăn mà bạn có thể tham khảo:
STT |
Kiểu bàn |
Kích thước |
1 |
Bàn chữ nhật 2 chỗ ngồi |
0.8 x 0.8 x 0.75 m |
2 |
Bàn chữ nhật 4 chỗ ngồi |
1.2 – 1.4 x 0.8 – 1 x 0.75m |
3 |
Bàn chữ nhật 6 chỗ ngồi |
1.8 x 0.8 – 1 x 0.75 m |
4 |
Bàn chữ nhật 8 chỗ ngồi |
2.4 x 0.8 – 1 x 0.75 m |
5 |
Bàn chữ nhật 10 chỗ ngồi |
2.8 x -0.8 – 1 x 0.75 m |
6 |
Bàn tròn 4 chỗ ngồi |
đường kính 0.9 – 1.2m |
7 |
Bàn tròn 6 chỗ ngồi |
đường kính 1.5m |
8 |
Bàn tròn 8 chỗ ngồi |
đường kính 1.8m |
c. Chất liệu
Các chất liệu được sử dụng trong thiết kế bàn bếp cũng rất đa dạng tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Một số chất liệu được sử dụng trong hầu hết các phòng bếp hiện đại như các loại đá cẩm thạch, đá nhân tạo, gỗ, inox, ...
Không gian bếp lung linh với đá cẩm thạch
Bàn bếp gỗ hoà trông giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
Nhà bếp với nội thất chất liệu inox
3. Chọn gạch lát nền nhà bếp
a. Chất liệu
Phòng bếp là một không gian đặc biệt trong ngôi nhà. Phần lớn thời gian trong phòng bếp là để di chuyển, nấu nướng nên chất liệu lát sàn bếp phải đảm bảo được sự an toàn, tránh trơn trượt cho người sử dụng.
Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi về các chất liệu gạch lát thường được sử dụng trong phòng bếp.
-
Gạch men: đây là chất liệu quen thuộc với nhiều phong cách thiết kế, gia thành rẻ, làm sạch dễ dàng
Phòng bếp lát nền gạch men
-
Sàn nhựa PVC: được ưa chuộng do giá thành rẻ, chịu nước tốt, dễ dàng trong thi công, mẫu mã đa dạng.
-
Sàn linoleum: Linoleum là chất liệu được tạo nên từ nguồn liệu tự nhiên như nhựa cây, đá vôi, dầu hạt lanh và gỗ, tạo nên 1 lớp sàn đem lại cảm giác ấm áp và thoải mái khi đi lại, dễ lau chùi, dễ dàng lắp đặt, đa dạng và bền đẹp.
Sàn bếp linoleum
-
Sàn gỗ: được sử dụng rộng rãi bởi tạo vẻ sang trọng, ấm cúng, sạch sẽ và an toàn.
Không gian bếp sang trọng với sàn gỗ
-
Sàn đá: đá hoa cương đang nổi lên và được sử dụng rộng rãi bởi sự sang trọng, đẳng cấp, bền đẹp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại đá này là giá thành cao.
Không gian bếp sang trọng với đá hoa cương.
b. Hoa văn, màu sắc
Việc chọn gạch lát nền không chỉ phụ thuộc vào sở thích của gia chủ mà còn phải đảm bảo về yếu tố phong thuỷ. Không gian phòng bếp cần tránh các màu sắc như đỏ bởi bếp có tính hoả, gam màu vàng thường được ưa chuộng bởi tạo không gian ấm cúng và hợp với phong thuỷ của ngôi nhà.
Tuỳ theo diện tích của phòng bếp, gia chủ nên cân nhắc chọn gạch lát phù hợp. Với phòng bếp có diện tích vừa phải, gạch lát nền nên chọn màu sáng, ít hoạ tiết để tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng. Còn với phòng bếp rộng, việc lựa chọn gạch lát sẽ dễ dàng hơn.
c. Kích thước
Để có thể chọn được mẫu gạch lát nền ưng ý, hơn hết bạn cần phải nắm rõ diện tích của không gian bếp. Nhằm tạo sự cân đối cho không gian, với phòng bếp rộng, gia chủ nên chọn gạch có kích thước lớn, trái lại, với không gian bếp hẹp hơn, bạn nên chọn mẫu gạch có kích thước nhỏ, vừa phải.
4. Chọn gạch ốp tường phòng bếp
a. Chất liệu
Sứ, gốm, thuỷ tinh, … là các chất liệu được ưa chuộng để trang trí cho phòng bếp của gia đình trở nên nổi bật.
Gian bếp sử dụng ốp tường thuỷ tinh
b. Hoa văn, màu sắc
Những gam màu sáng hay trung tính sẽ tạo nên vẻ sang trọng cho gian bếp của bạn. Nếu bạn sở hữu một phòng bếp vừa phải, gạch ốp nên có màu sắc tươi sáng, hoa văn đơn giản. Còn nếu phòng bếp rộng thì ngược lại nhé.
Phòng bếp hiện đại với gạch ốp tường hoạ tiết cổ điển
Hay gian bếp sang trọng với gam màu trắng đơn giản, tinh tế
c. Kích thước
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều kiểu dáng gạch ốp tường nhà bếp bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên để dễ dàng cho việc vệ sinh và đảm bảo thẩm mỹ, gia chủ nên chọn gạch ốp tường có kích thước vừa phải như 30x60, 40x80, ...
III. Những mẹo vệ sinh nhà bếp ít ai biết
1. Đối với bề mặt bếp
a. Làm sạch sàn nhà, tủ bếp, bề mặt bàn bếp
Sàn bếp là nơi đi lại của các thành viên trong gia đình nên việc làm sạch là rất cần thiết. Để sàn bếp luôn được sạch sẽ, bạn cần quét dọn thường xuyên, lau chùi bằng dung dịch lau rửa chuyên dụng và để khô tự nhiên.
Đối với tủ bếp và bề mặt bàn bếp là những nơi dễ dính dầu mỡ, ngoài các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng, bạn có thể sử dụng hỗn hợp dấm và rượu vodca theo tỉ lệ 1:1 để làm sạch.
Tủ bếp khi được làm sạch
b.Vệ sinh tường bếp
Để loại bỏ các vết dầu mỡ bám trên bề mặt tường bếp, bạn hãy sử dụng hỗn hợp xà phòng đặc, sau đó nhúng miếng bọt biển vào hỗn hợp rồi chà mạnh lên vết bẩn.
2. Đối với các dụng cụ, đồ đạc
a. Rửa sạch dụng cụ nấu ăn ngay sau khi sử dụng
Chanh, giấm, bột baking soda,... là những nguyên liệu giúp bạn dễ dàng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu dính trên các dụng cụ nấu ăn.
Bạn chỉ cần đun sôi hỗn hợp nước chanh, giấm và baking soda, sau đó ngâm các dụng cụ nấu ăn trong hỗn hợp này.
b. Lau tủ lạnh
Hỗn hợp nước và baking soda có thể giúp bạn khử mùi và làm sạch bên trong tủ lạnh.
Thành tủ lạnh sẽ dễ dàng được làm sạch với nước ấm, bạn nên nhớ lau khô lại một lần nữa.
Hỗn hợp nước xà phòng giúp bạn đánh bay các vết bẩn bám trên bề mặt tủ lạnh. Và đừng quên, vệ sinh đằng sau tủ lạnh bằng một chiếc chổi nhỏ, đây là nơi bám rất nhiều bụi bẩn.
Tủ lạnh khi được vệ sinh
c. Khử mùi nhà bếp
Phòng bếp là nơi nấu ra nhiều bữa ăn ngon nhưng cũng dễ bám mùi. Để khử mùi cho nhà bếp, bạn hãy dùng cam tươi (hoặc chanh, quýt, thảo mộc,...) cắt lát với một chút quế khô, đổ nước và đun sôi. Hỗn hợp này sẽ giúp cho phòng bếp của bạn có mùi thơm nhẹ dịu, thoải mái.
IV. Gợi ý một số mẫu phòng bếp đẹp hiện đại
Phòng bếp phong cách hiện đại
Đây là mẫu thiết kế phòng bếp theo phong cách hiện đại. Nội thất của phòng bếp được bố trí hợp lý, tạo nên không gian sang trọng nhưng vẫn ấm cúng cho gia đình.
Phòng bếp đầy đủ tiện nghi và sáng bóng
Phòng bếp tiện nghi với nội thất đa dạng. Sử dụng kết hợp nhiều vật liệu như gỗ, inox, ... không hề gây rối mắt mà còn thể hiện nét độc đáo của ngôi nhà.
Phòng bếp nhỏ gọn nhưng đầy đủ tiện nghi
Còn căn bếp này sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn. Tuy nhiên, không vì nhỏ mà thiếu đi sự tiện nghi, phòng bếp vẫn nổi bật với cách bày trí ấm cúng, đơn giản, nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho các thành viên trong gia đình.
Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về thiết kế mẫu phòng bếp đẹp, đảm bảo tiện nghi, phù hợp với sở thích của mỗi gia đình và một số lưu ý nhỏ mà gia chủ cần quan tâm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được cho căn nhà của mình mẫu phòng bếp phù hợp nhất.