
Tìm hiểu những ưu điểm vượt trội của gỗ cao su trong thiết kế nội thất
Được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, vân gợn sóng đẹp, đa dạng về màu sắc và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau, gỗ cao su là loại gỗ thân thiện môi trường, được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng trong thiết kế nội thất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về loại gỗ cao su này nhé.
Tham khảo nhiều hơn các bài viết của Nhà đẹp 9houz về các loại gỗ trong nội thất tại Chất liệu thi công nhé!
Gỗ cao su trong nội thất
I. Tìm hiểu chung về gỗ cao su
1. Tính chất gỗ cao su
Mật độ (kg/m3 ở 16% MC): 560-640
Tiếp tuyến Hệ số co dư (%): 1.2%
Triệt Hệ số co dư (%): 0.8%
Độ cứng (N): – 4350N
Tĩnh uốn, N / mm ở mức 12% MC: 66N
Mô đun đàn hồi, n / mm ở mức 12% MC: 9700n
2. Gỗ cao su thuộc nhóm mấy và gỗ cao su có tốt không?
-
Trong nhóm gỗ của Việt Nam thì gỗ cao su thuộc nhóm VII.
-
Gỗ cao su được đánh giá là loại gỗ rất thân thiện với môi trường. Không chỉ có thớ gỗ dày, ít co, đa dạng về màu sắc mà còn có thể chấp nhận được các kiểu hoàn thiện khác nhau.
-
Gỗ cao su là loại gỗ rất nhẹ, có nhiều vân gỗ rất đẹp, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Trong thị trường hiện nay, giá thành của gỗ cao su ngày càng tăng mạnh và có sức cạnh tranh lớn.
Gỗ cao su chưa qua sơ chế trên thị trường
Đọc thêm:
- Lựa chọn kích thước mau cua so đẹp cho không gian kiến trúc thêm độc đáo
II. Ưu điểm và ứng dụng của gỗ cao su trong thiết kế nội thất
1. Ưu điểm
Gỗ cao su có thớ gỗ dày, ít co, đa dạng về màu sắc, có nhiều vân gợn sóng đẹp và có thể chấp nhận được rất nhiều kiểu hoàn thiện khác nhau. Do chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ, vì vậy, gỗ cao su được xem là rất thân thiện với môi trường, có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy khác.
Gỗ cao su rất nhiều ưu điểm nổi trội
Nếu được xử lý, tẩm sấy một cách kỹ lưỡng, gỗ cao su rất chắc chắn, dẻo dai và bền bỉ với thời gian và có khả năng chống mối mọt rất tốt, và vì đây là gỗ tự nhiên nên có tính đàn hồi cao và khả năng chịu được ở độ ẩm cao.
2. Ứng dụng
a. Nội thất phòng làm việc bằng gỗ cao su
Bàn làm việc sử dụng chất liệu gỗ cao su
Một bộ bàn ghế và kệ sách chất liệu gỗ cao su
b. Nội thất gia đình gỗ cao su
Bàn trà bằng gỗ cao su
Bộ bàn ghế ăn gia đình bằng chất liệu gỗ cao su
Không gian nội thất từ gỗ cao su
c. Nội thất văn phòng bằng gỗ cao su
Bàn văn phòng bằng gỗ cao su
Đọc thêm:
- Lựa chọn cách bố trí cầu thang đẹp cho nhà ở thế nào mới đúng?
III. Gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su ghép thanh
1. Gỗ cao su ghép thanh là gì?
Gỗ cao su ghép thanh là loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên lại với nhau thành các tấm gỗ có kích thước lớn bằng công nghệ hiện đại, sau đó được tẩm sấy kỹ lưỡng và phủ sơn theo nhu cầu sử dụng.
Khi được xử lý và tẩm sấy một cách kỹ lưỡng, gỗ cao su ghép thanh có khả năng chống lại mối mọt, ẩm mốc rất hiệu quả.
Gỗ ghép thanh cao su finger
Độ ẩm tối đa của gỗ ghép thanh là 8-12%
Dùng keo tiêu chuẩn quốc tế F4
Kích thước tiêu chuẩn của một tấm gỗ là 1220mm x 2440mm
Độ dày gỗ cao su ghép thanh Tản Viên dạng: 5mm, 7mm, 8mm, 10mm, 14mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm, 24mm.
2. Các kiểu ghép gỗ
a. Ghép song song
Ghép song song là ghép song song các thanh gỗ cùng một chiều dài, có thể khác chiều rộng.
b. Ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger)
Là gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh gỗ lại với nhau, chỉ thấy vết ghép răng trên bề mặt.
c. Ghép cạnh
Gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, ghép song song các thanh gỗ lại với nhau.
d. Ghép giác
Gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, ghép song song các thanh gỗ lại với nhau.
3. Các loại bề mặt ván cao su ghép thanh
a. Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AA
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AA là loại gỗ có chất lượng tốt nhất. Gỗ ghép cao su, hai mặt và các cạnh rất đẹp và có màu sắc hài hòa. Bạn không cần bỏ quá nhiều thời gian và công sức để hoàn thành sản phẩm, cũng không phải lo lắng về chất lượng, mẫu mã và màu sắc của gỗ.
b. Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AB
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AB có mặt A đẹp tuyệt đối, còn mặt B thì tương đối, cho phép mắt sống đen tối đa là 4, 5 với đường kính trung bình không quá 5mm. Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AB phù hợp với việc sản xuất các mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…
c. Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AC
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng AC có mặt A đẹp tuyệt đối không cho mắt chết đường chỉ đen, mặt C không giới hạn đường chỉ hay mắt đen. Chất lượng gỗ cao su ghép thanh chất lượng AC kém hơn so với AA và AB nhiều. Vì chỉ có một mặt đẹp nên loại gỗ thanh AC thường ứng dụng trong lót sàn hoặc ốp tường.
d. Gỗ cao su ghép thanh chất lượng CC
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng CC có hai mặt đều xấu nên thường được dùng để làm cốt gỗ dán veneer lên bề mặt.
4. Ưu nhược điểm của gỗ cao su ghép thanh
a. Ưu điểm
Gỗ cao su ghép thanh được bắt nguồn từ gỗ tự nhiên nên không bị mối mọt, cong vênh, rất đa dạng về mẫu mã. màu sắc. Bề mặt được xử lý kỹ lưỡng nên độ bền màu cao và có khả năng chống chịu xước và va đập tốt.
Gỗ cao su ghép thanh
Nếu khi xử lý, gia công tốt thì chất lượng của gỗ cao su ghép thanh không thua kém gỗ nguyên khối. Giá thành của gỗ này thấp hơn so với gỗ tự nhiên nguyên khối khoảng 20- 30%.
b. Nhược điểm
Gỗ cao su ghép thanh do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau nên không đa dạng và đồng đều về màu sắc và hệ vân.
5. Ứng dụng của gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su ghép thanh được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất văn phòng và gia đình.
Không gian bếp thiết kế nội thất từ gỗ cao su ghép thanh
Bộ bàn ăn từ gỗ cao su ghép thanh
Không gian nội thất từ gỗ cao su ghép thanh
Đọc thêm:
- Tư vấn: Xây dựng theo mẫu thiết kế nhà bếp đẹp - Nên hay không?
IV. Cách bảo quản nội thất đồ gỗ
1. Tránh các vết xước cho đồ gỗ
-
Nếu trong quá trình sử dụng, sản phẩm nội thất của bạn có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể dừng xi đánh giày hoặc quả hạnh nhân để chế chúng đi. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nhẹ nhàng, hạn chế các va đập trong quá trình di chuyển để hạn chế các vết xước để sản phẩm gỗ luôn chắc chắn, bền lâu.
-
Khi cần đặt các vật khác lên bề mặt sản phẩm gỗ, bạn nên để các miếng đệm lên vì như vậy sẽ giúp đồ nội thất không bị bẩn hoặc trầy xước. Đặc biệt, bạn nên lưu ý không sử dụng nhựa hay cao su lên trên bề mặt gỗ tự nhiên và không lau chùi sản phẩm gỗ bằng vật có độ ráp.
Lau chùi bề mặt gỗ cao su đúng cách
2. Tránh ẩm mốc, mối mọt
-
Ở môi trường có độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm nội thất bằng gỗ dù là gỗ tự nhiên hay đồ gỗ công nghiệp. Nếu môi trường có độ ẩm cao sẽ gây phồng rộp, đối với đồ gỗ công nghiệp thì có thể sẽ bị nở lên gây hỏng. Độ ẩm cao còn là thời cơ để cho các loại nấm mốc và mối mọt phát triển nhanh, gây hại tới sản phẩm. Còn nếu độ ẩm quá thấp, môi trường hanh khô, nắng nóng sẽ làm cho đồ gỗ sẽ bị tách, nứt ra.
-
Để có thể bảo quản sản phẩm bằng gỗ tránh khỏi ẩm mốc, bạn nên có cách bày trí, sắp xếp hợp lý các đồ gỗ nội thất, tránh xa những nơi có độ ẩm cao, dễ bị mưa hắt. Khi lau chùi, vệ sinh bề mặt gỗ, không nên dùng khăn quá ướt mà chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô.
Bảo vệ sản phẩm gỗ đúng cách
3. Tránh ánh sáng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là một nguyên nhân có thể làm phai màu sơn của sản phẩm gỗ nội thất. Nếu tiếp xúc trực tiếp thường xuyên, có thể làm nứt gỗ. Vì vậy, bạn cần bày trí đồ gỗ ở vị trí thích hợp để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể sử dụng rèm che để tránh đồ gỗ tiếp xúc với nắng.
Sử dụng rèm che tránh ánh nắng trực tiếp vào sản phẩm gỗ
4. Đánh bóng đồ gỗ
Trong quá trình sử dụng, bạn nên đánh bóng sản phẩm gỗ của nhà mình 3 - 4 lần để đồ gỗ luôn được sáng bóng và mới. Sau khi đánh bóng xong thì lau sạch lớp đánh bóng còn thừa ở trên mặt gỗ. Bạn nên mua các sản phẩm đánh bóng tại các cửa hàng và tránh pha trộn các loại dầu đánh bóng khác nhau.
Đánh bóng đồ nội thất bằng gỗ
5. Làm sạch đồ gỗ
Để những sản phẩm bằng gỗ luôn đẹp và sáng bóng, bạn nên dùng các loại vải mềm hoặc chổi lông vũ để thường xuyên lau sạch bụi trên bề mặt gỗ. Bạn cũng có thể dùng máy hút bụi để dùng cho những chỗ mà khăn và chổi không lau đến.
Vệ sinh bề mặt đồ gỗ thường xuyên bằng khăn mềm
Đọc thêm:
- 4 tiêu chí đánh giá gạch Terrazzo chất lượng cho thiết kế biệt thự nhà vườn cấp 4 thêm hoàn hảo
V. So sánh gỗ cao su và gỗ thông
1. Điểm tương đồng
Gỗ cao su và gỗ thông đều không thuộc loại gỗ tự nhiên. Đây đều là gỗ công nghiệp được ứng dụng khá phổ biến hiện nay để sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp hay sử dụng cho xây dựng, nội thất. Gỗ cao su và gỗ thông đều là loại gỗ chất lượng và có giá thành rẻ.
Cây gỗ cao su
Cây gỗ thông
2. So sánh gỗ cao su và gỗ thông
Dưới đây là bảng so sánh gỗ cao su và gỗ thông để các bạn có thể nhận biết chính xác và đưa ra lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế nội thất nhà mình:
Gỗ thông |
Gỗ cao su |
|
Khái niệm |
- Gỗ thông là một loại cây thân gỗ mọc thẳng đứng, thân gỗ thông to tròn đều rất thuận tiện cho việc cưa xẻ.Gỗ thông được tập trung khai thác ở những cánh rừng gỗ tự nhiên như Đà Lạt, Lâm Đồng… |
- Gỗ cao su là sản phẩm được khai thác 100% từ cây cao su. Được du nhập từ Nam Phi từ nhiều năm trước, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… là nơi cung cấp lượng gỗ cao su lớn cho công nghiệp gỗ hiện nay. |
Đặc điểm |
- Gỗ thông có vân gỗ đẹp, nhiều mắt đa phần là mắt sống. Sản phẩm làm từ gỗ thông thường màu sắc lên rất đẹp, đường vân gỗ đẹp mắt sau khi được đánh bóng. Gỗ thông có độ bám ống, đinh và dính keo cao, mềm và nhẹ, chịu lực tổng thể rất tốt. -Trong gỗ thông còn có chất kháng lại những sinh vật gây hại như mối, mọt. |
- Gỗ cao su có thớ gỗ dày, ít co, đa dạng về màu sắc, vân gợn sóng rất đẹp và có thể chấp nhận nhiều kiểu hoàn thiện khác nhau. - Được đánh giá là loại gỗ thân thiện môi trường. - Vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn có thể chịu nước và môi trường có độ ẩm cao. |
Ứng dụng |
Gỗ thông được ứng dụng trong chế tạo nội thất văn phòng làm việc, được sử dụng nhiều trong đồ mỹ nghệ, tủ, chân bàn, nội thất và có rất nhiều công dụng khác. |
Không chỉ phục vụ cho ngành cao su mà còn cung cấp gỗ chất lượng cao cho ngành công nghiệp mỹ nghệ. |
Giá thành |
Tương đối rẻ, phù hợp với kinh tế nhiều gia đình. |
Tương đối rẻ, phù hợp với kinh tế nhiều gia đình. |
Tổng thể nội thất từ gỗ thông
Tổng thể nội thất từ gỗ cao su
Đọc thêm:
- bảng báo giá trần thạch cao- Lựa chọn Ý TƯỞNG cho không gian sống sang trọng
VI. Bảng giá gỗ cao su
1. Giá gỗ cao su ghép thanh tại Hà Nội
Dưới đây là bảng giá cao su ghép thanh tại Hà Nội ở thời điểm tháng 8/2018, giá có thể thay đổi:
- Cao su ghép thanh thương hiệu Tản Viên bề mặt răng cưa 1200 x 2400
Cao su ghép thanh thương hiệu Tản Viên
- Cao su ghép thanh QT
Bảng giá cao su ghép thanh QT
- Cao su ghép thanh thường
Bảng giá cao su ghép thanh mặt răng cưa
2. Giá gỗ cao su thanh lý
Trong năm trước, giá gỗ cao su thanh lý ở khoảng 600.000 -700.000 đồng/cây. Hiện nay, giá trung bình 1 triệu đồng/cây, đối với cao su già thân cây to thì giá lên đến hơn 1,5 triệu đồng/cây.
3. Giá gỗ cao su xẻ sấy
Giá Gỗ cao su xẻ sấy tùy theo quy cách, chủng loại mà có giá tương ứng.
-
Gỗ dày 26mm x Rộng 45mm-105mm x Dài 450mm - 950mm có giá: 5.300.000 vnđ/m3.
-
Gỗ dày 35mm Rộng 45mm - 105mm x Dài 450mm - 950mm có giá: 5.600.000 vnđ/m3.
-
Gỗ dày 55 x Rộng 55 x Dài 450mm - 950mm có giá: 6.300.000 vnđ/m3.
-
Gỗ dày 65 x Rộng 65 x Dài 450mm - 950mm có giá: 6.700.000 vnđ/m3
Gỗ cao su xẻ, sấy
Đọc thêm:
- Báo gia sua chua nha trên thị trường thiết kế và thi công dịch vụ nội ngoại thất
Ở trên là bài viết của Nhà đẹp 9houz về gỗ cao su trong thiết kế nội thất. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về loại gỗ này và có sự lựa chọn hoàn hảo cho việc thiết kế, chọn mua nội thất cho ngôi nhà của mình.