Tìm hiểu chung về gỗ HDF - Loại gỗ công nghiệp cao cấp
Gỗ HDF hiện nay đang là loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trên thị trường bởi những ưu điểm vượt trội. Qua quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại gỗ cho những món đồ trang trí nội thất, ngoại thất nhà mình, hãy tham khảo gỗ HDF qua bài viết dưới đây.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các Chất liệu thi công khác Nhà đẹp 9houz cung cấp để thu thập thêm thông tin.
I. Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là một từ được viết tắt bởi High Density Fiberboard, thường có tên gọi là tấm gỗ HDF hoặc tấm ván ép HDF. Gỗ HDF được sản xuất từ gỗ tự nhiên, thành phần gỗ tự nhiên lên đến 80 - 85%, ngoài ra còn có các thành phần khác như chất phụ gia làm tăng độ cứng hay chất kết dính cho gỗ.
Các loại gỗ HDF được đánh giá là đạt tiêu chuẩn E1, nghĩa là đạt tiêu chuẩn lõi gỗ có đủ độ bền, cứng, có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Loại gỗ này thường có màu trắng hoặc xanh phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất ra chúng.
Gỗ HDF có thành phần gỗ tự nhiên lên đến 80 - 85%
Đọc thêm:
II. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF
Để có thể sản xuất ra gỗ công nghiệp HDF, người ta sẽ cần một lượng lớn bột gỗ được sản xuất từ gỗ tự nhiên, sau đó đem luộc, sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao.
Với quy trình sản xuất hiện đại, công nghiệp hóa hoàn toàn những sản phẩm gỗ ra sẽ được sấy khô hết nước và xử lý sạch phần nhựa gỗ. Điều này giúp cho gỗ có chất lượng cao, đảm bảo sử dụng. Bột gỗ sau khi được xử lý xong sẽ cho thêm các chất phụ gia để cho cứng chắc, kết dính tốt, chống mối mọt rồi đem ép dưới áp suất 850-870 kg/cm2. Sau đó, người ta đem định hình thành một tấm gỗ HDF có độ dày từ 6mm - 24mm, kích thước 2.000mm x 2.400mm.
Gỗ công nghiệp HDF được sản xuất trên dây chuyền hiện đại
Các tấm gỗ HDF sau khi được hoàn thành công đoạn tạo hình sẽ được cán phủ một lớp trên bề mặt, tạo vân gỗ tự nhiên để tăng giá trị thẩm mỹ và sự sang trọng. Chủ nhà hoàn toàn có thể yêu cầu kích thước của gỗ công nghiệp HDF nếu muốn phù hợp với công trình trang trí hoặc nội thất của mình.
Gỗ công nghiệp HDF được cán phủ vân gỗ tự nhiên, thanh lịch, đẹp mắt
Đọc thêm:
III. Liệt kê những ưu điểm và ứng dụng của gỗ HDF trong nội thất
1. Ưu điểm nổi trội
Gỗ công nghiệp HDF hiện nay được đưa vào thiết kế nội thất gỗ và được nhiều người yêu thích bởi những ưu điểm mà loại gỗ này mang lại. Một số ưu điểm có thể kể đến như: khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, nên thường được sử dụng cho các phòng ngủ, tủ bếp hay phòng học.
Ngoài ra, gỗ HDF còn thường được dùng để lắp đặt cửa phòng karaoke, nhà hàng, khách sạn... Khả năng chống mối mọt tốt, hạn chế tối đa sự cong, vênh do sử dụng lâu ngày. Bề mặt gỗ nhẵn bóng, sang trọng, phù hợp với phong cách thanh lịch, hiện đại.
Gỗ HDF có nhiều ưu điểm nổi trội như cách âm, cách nhiệt, độ bền cao...
2. Ứng dụng trong nội thất
Gỗ HDF là một sự lựa chọn tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà bởi thiết kế bắt mắt, ưu điểm vượt trội, giá thành hợp lý, có thể dùng làm giường ngủ, tủ bếp, tủ giày, bàn ghế, bàn trang điểm, sàn nhà…
Những đồ nội thất được thiết kế từ gỗ công nghiệp HDF thường mang phong cách hiện đại, thanh lịch với màu sắc trang nhã, thanh thoát giúp cho không gian nhà bạn trở nên nhẹ nhàng, thư giãn, ấm cúng, giản dị hơn rất nhiều.
Nội thất phòng ngủ bằng gỗ HDF tạo vẻ đẹp ấm cúng, giản dị, thoải mái
Gỗ HDF ứng dụng làm cửa gỗ
Gỗ HDF làm tủ bếp
Đọc thêm:
IV. Tìm hiểu về ván HDF chống ẩm
1. Khái niệm
Ván HDF chống ẩm hay siêu chống ẩm là loại gỗ được sản xuất từ sợi gỗ xay là keo phenol dưới nhiệt độ và áp suất cao, qua quy trình xử lý và công nghệ hiện đại tạo nên những ván gỗ có vân gỗ đẹp, tự nhiên giống như thật, không làm mất đi tính thẩm mỹ của gỗ tự nhiên.
Ván HDF chống ẩm thường được ứng dụng nhiều trong cuộc sống bởi chất lượng tốt, kiểu mẫu, màu sắc đa dạng, phong phú, tự nhiên.
Ván HDF chống ẩm được sản xuất từ sợi gỗ xay là keo phenol
2. Đặc điểm cấu tạo
Gỗ HDF có độ sâu pano hơn 12mm, độ cứng tốt nên có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Đây là loại gỗ công nghiệp được đánh giá cao về khả năng cách âm, cách nhiệt. Qua công nghệ sản xuất hiện đại, gỗ HDF đã được hạn chế khả năng chống cong, vênh nhưng so với gỗ tự nhiên thì kém hơn. Tuy nhiên bù lại, gỗ có khả năng chống mối mọt, màu sắc đa dạng, phong phú.
Ván HDF chống ẩm đa dạng về màu sắc, thiết kế
Đọc thêm:
V. Hướng dẫn bảo quản cửa gỗ HDF
Trước khi bảo quản, bạn cần tìm hiểu kỹ cấu tạo của cửa gỗ HDF công nghiệp. Cửa gỗ HDF được sản xuất từ những mảnh gỗ ép nhiều lớp bột với nhau, thêm các chất phụ gia để thêm độ cứng, chắc, bền lâu cho cánh cửa. Vì vậy, loại cửa gỗ này có khả năng chống ẩm tốt, màu sắc ấm áp, giản dị.
Cửa gỗ HDF đa dạng về mẫu mã, màu sắc
Tuy nhiên, với thời tiết ở Việt Nam, kiểu thời tiết nóng ẩm mưa nhiều thì việc bảo quản các đồ nội thất đặc biệt là nội thất gỗ như gỗ Veneer, gỗ HDF là rất quan trọng. Bởi nếu không bảo quản tốt sẽ khiến gỗ bị ngấm nước, lâu ngày dễ gây nấm mốc, gây mất tính thẩm mỹ của cửa. Vì vậy, để phòng tránh những những hậu quả xấu xảy ra, chúng ta cần biết một số phương pháp bảo quản cơ bản như sau:
Để hạn chế hiện tượng tụ nước hay nấm mốc, bạn có thể đặt túi hút ẩm vào bên trong cửa gỗ, bôi dầu quả óc chó bên mặt ngoài để chống ẩm. Các bức tường bên cạnh hay liền kề cửa gỗ cũng nên hạn chế đặt các vật hấp thụ nước, gây ẩm gỗ.
Lưu ý bảo quản cửa gỗ HDF thường xuyên để cửa được bền, đẹp
Đọc thêm:
VI. So sánh gỗ MDF và HDF
Gỗ MDF |
Gỗ HDF |
|
Nguồn gốc và thông số kỹ thuật |
- Gỗ MDF hay Medium Density Fiberboard là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình - Cấu tạo gồm 75% gỗ, 11-14% keo UF, 6-10% nước, - Tỷ trọng trung bình từ 680 - 840 kg/m3 |
- Ván HDF hay High Density Fiberboard là loại gỗ ván sợi có mật độ cao - Cấu tạo gồm 80 - 85% bột gỗ - Tỷ trọng trung bình khoảng 800 - 1040 kg/m3 |
Độ bền và ứng dụng |
- Khả năng chống thấm, cách nhiệt, chịu lực kém hơn gỗ MDF - Độ cứng kém hơn gỗ MDF - Thường được ứng dụng thiết kế các sản phẩm nội thất nhà ở, công trình, trang trí nội thất... |
- Khả năng chống thấm, cách nhiệt, chịu lực tốt hơn gỗ MDF - Độ cứng cao hơn gỗ MDF - Khả năng cách âm tốt - Thường được ứng dụng trong lĩnh vực trang trí nội thất, ngoại thất, xây dựng nội thất công trình... |
Giá thành |
Giá thành thấp - trung bình |
Giá thành đắt |
VI. Giá gỗ HDF trên thị trường hiện nay
STT |
TIÊU CHUẨN |
E2 |
E1 |
1 |
1.220 x 2.440 x 2.5 |
100.000 |
|
2 |
1.220 x 2.330 x 9.0 |
285.000 |
|
3 |
1.220 x 2.440 x 17 |
575.000 |
|
4 |
Black HDF 1.220 x 2.440 x 12 |
640.000 |
|
5 |
Black HDF 1.220 x 2.440 x 18 |
950.000 |
|
6 |
Black HDF 1.830 x 2.440 x 12 |
985.000 |
|
7 |
Black HDF 1.830 x 2.440 x 18 |
1.360.000 |
Trên đây là tất cả những thông tin về gỗ HDF, từ quy trình sản xuất, ưu điểm, nhược điểm, cách bảo quản và giá thành của gỗ HDF, hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại gỗ này. Chúc bạn luôn thành đạt, hạnh phúc, thành công.