X
Card image cap

Các tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học mới nhất hiện nay

Pham Hanh 2019-07-02

Giáo dục là lĩnh vực được quan tâm nhất trong đời sống xã hội hiện nay trên toàn thế giới. Muốn có một xã hội phát triển thì chúng ta đòi hỏi cần đầu tư và phát triển giáo dục trên đất nước mình, đặc biết chú ý đầu tiên là khối tiểu học. Để giúp các em có thể thoải mái trong quá trình học tập. giúp giáo viên thuận tiện trọng quá trình học tập chúng ta lại chú ý đến cơ sở vật chất của nhà trường. Nhà đẹp 9houz hôm nay, sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về lĩnh vực này.

I. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học

Tiêu chuẩn để áp dụng thiết kế xây dựng mới hay sửa chữa, cải tạo trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học. Lớp tiểu học trong trường phổ thông nội trú, bán trú, các trường chuyên biện hay cơ sở giáo dục khác,

Trường tiểu học là trường được tính từ các lớp 1 đến 5.

Tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học phải tuân thủ theo văn bản hiện hành hiện nay

Tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học phải tuân thủ theo văn bản hiện hành hiện nay

Một số văn bản để chúng ta áp dụng tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học hiện hành hiện nay. Lưu ý chúng ta phải áp dụng các văn bản mới nhất hiện hành hiện nay:

CVN 2622 : 19951), Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 4474 : 19871), Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4513 : 19881), Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 5687 : 2010, Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 6772 : 2000, Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép.

TCVN 7114-1 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà.

TCVN 7114-3 : 2008, Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.

TCVN 7490, Ecgônômi – Bàn ghế học sinh tiểu học và trung học cơ sở – Yêu cầu về kích thước cơ bản theo chỉ số nhân trắc của học sinh.

TCVN 7491: Ecgônômi -Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học.

TCVN 8052-1 : 2009, Tấm lợp bi tum dạng sóng- Phần 1- Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 8053 : 2009, Tấm lợp dạng sóng- Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt.

TCVN2 :Công trình dân dụng – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

TCXD 16 : 19863), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.

TCXD 25 : 19911 – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 27 :19911– Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 29 : 19913, Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 46 : 20073, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

TCXDVN 394 : 20073, Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện.

II. Những quy định chung

  • Việc quy hoạch, thiết kế trường tiểu học phải phù hợp với mạng lưới quy học trường học của bộ xây dựng cũng như điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương. Chỉ tiêu 60-80 chỗ học cho mỗi 1000 dân.

  • Tối đa 30 lớp học trong một trường học, mỗi lớp khoảng 35 học sinh. Những địa phương có hoàn cảnh khó khăn có thể ghép lớp.

  • Đối với trường học có nội trú thì tùy thuộc vào từng vùng để có quy định áp dụng khác nhau.

  • Có thể xây dựng trường tiểu học trong cùng một khu đất trong trường phổ thông có nhiều cấp bậc, tuy nhiên phải đảm bảo rẳng tách biệt giữa các khu.

  • Trong xây dựng trường học có nhiều hạng mục công trình xây dựng khác nhau, tuy nhiên thì chúng ta phải luôn luôn ưu tiên hạng mục chính là lớp học lên hàng đầu.

  • Phảm đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như tính mạng của học sinh trong trường học.

  • Đáp ứng được nhu cầu của học sinh khuyết tật.

Đáp ứng nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh kể cả học sinh khuyết tật

Đáp ứng nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh kể cả học sinh khuyết tật

III. Tiêu chuẩn về thiết kế trường tiểu học

1. Tiêu chuẩn chung

Giải pháp thiết kế kiến trúc cũng như nội thất của trường tiểu học phải đảm bảo được tính an toàn. Chính vì vậy cần phải tuân theo những văn bản pháp lý tiêu chuẩn đang được ban hành của một số bên có liên quan.

Ở các khối phòng học, nhà chức năng, sân thể dụng, ... phải đảm bảo cho cả người khuyết tật được sử dụng. Nếu có sự thay đổi về độ cao thì phải thiết kế vệt dốc hoặc sử dụng dụng cụ nâng đỡ. Đường dốc cho người khuyết tật sử dụng xe lăn có chiều rộng tối thiểu là 1,2m, chiều dài từ 3-5m và độ dốc trong khoảng 1/14 - 1/22.

Đối với lối vào có bậc thì cần đảm bảo : chiều cao bậc tối đa 150 mm, bề rộng mặt bậc tối thiểu 300 mm, nếu có quá 3 bậc thì phải thiết kế tay vịn.

Đối với các phòng thuộc khối phòng học không thiết kế ở vị trí hầm, nửa hầm hay áp mái. Cách xa các phòng gây tiếng ồn và mùi.

Trong lớp học nên thiết kế khu vực để đồ cho học sinh như mũ nón, áo mưa, ...

Đối với trường học nội trú, khu vực nội trú cần được thiết kế xây dựng phân chia khu cho đúng độ tuổi và phân biệt giữa nam và nữ.

Bàn ghế trong phòng học cần được bố trí một cách hợp lý tạo sự thảo mái cho học sinh

Bàn ghế trong phòng học cần được bố trí một cách hợp lý tạo sự thảo mái cho học sinh

2. Tiêu chuẩn về thiết kế khối phòng học

Số phòng học được xây dựng tùy thuộc vào số lượng lớp học và một số phòng chức năng khác. Cần đảm bảo mỗi lớp có một phòng học tách riêng. Diện tích phòng học được áp dụng theo chỉ tiêu diện tích trên một học sinh. Số học sinh và diện tích tối thiểu cần sử dụng để lắp đặt các trang thiết bị giúp ích trong quá trình học tập.

Phòng học phải đảm bảo điều kiện ổn định, thoải mái nhất trong quá trình giảng dạy và học tập. Mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đảm bảo tiếp cận cho cả học sinh bị khuyết tật.

Diện tích được áp dụng với quy chuẩn 1,25m2/học sinh.

Kích thước bàn học được áp dụng theo quy chuẩn TCVN 7490

Bố trí bàn ghế theo quy chuẩn TCVN 7491.

Tiêu chuẩn phòng học được duqaj trên số học sinh học tập trong trường

Tiêu chuẩn phòng học được duqaj trên số học sinh học tập trong trường

3. Khối phòng phục vụ học tập

  • Phòng hỗ trợ giáo dục cho học sinh khuyết tất hòa nhập.

  • Thiết kế phòng rèn luyện thể chuẩn và nghệ thuật được áp dụng như sau:

  • Phòng giáo dục rèn luyện thể chất 1,8m2/học sinh.

  • Phòng giáo dục rèn luyện nghệ thuật 1,5m2/học sinh.

  • Đối với nhà đa năng chúng ta lại cần đảm bảo những điều sau:
    Mức độ phản xạ âm thanh sẽ ảnh hướng trực tiếp đến quá trình tiếp thu của học sinh, chính vì vậy cần được lên mẫu thiết kế cấu trúc hợp lý và sử dụng vật liệu tiêu âm hợp lý.

  • Quy mô của nhà đa năng được tính từ 30-50% học sinh trong trường.

  • Tiểu chuẩn 0.6m2/chỗ

  • Trong nhà đa năng nên thiết kế và xây dựng một khu vực sân khấu.

  • Kho trong nhà đa năng tối thiểu là  9m2.

Khu vực tập thể dục được cách với khu học tập bằng một hàng cây xanh

Khu vực tập thể dục được cách với khu học tập bằng một hàng cây xanh

4. Khối phòng hành chính quản trị

  • Phòng làm việc của hiệu trưởng được đặt ở vị trí thuận tiện nhất trong quá trình quản lý nhà trường, diện tích 12-15m2

  • Phòng phó hiệu trưởng có diện tích 10-12m2

  • Phòng khách nên bố trí bên cạnh phòng hiệu trưởng, diện tích 18m2

  • Văn phòng của nhà trường được thiết kế phụ thuộc vào số luowngj giáo viên trong nhà trường.

  • Đối với trường có quy mô từ 10 lớp trở lên thì thiết kế một phòng hội đồng.

  • Đối với những khu vực có điều kiện nên áp dụng xây dựng phòng nghỉ giáo viên theo từng tầng, từng khu vực.

  • Kho dụng cụ học tập và vật phẩm của trường có diện tích không bé hơn 48m2

  • Phòng ý tế diện tích không nhỏ hơn 24m2.

5. Khu sân chơi bãi tập

  • Cần bố trí sân chung tại trường để có thể thuận tiện trong các hoạt động tập thể.

  • Sân chơi phải bằng phẳng, có cây bóng mát.

  • Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như tự nhiên mà có thể bố trí khu vực thể dục từng môn riêng biệt.

  • Sân tập thể dục phải được ngăn cách với khối phòng học bằng một hàng cây xanh.

6. Khu vệ sinh và khu để xe

Khu vực vệ sinh được bố trí hợp lý tùy vào từng khu vực chức năng trong trường, để đảm bảo quá trình vệ sinh và bảo vệ được môi trường,

Diện tích tối thiểu khoảng 0,06m2/học sinh. Đối với nam 1 chậu rửa mặt, 1 xí, 1 tiểu tối đa 20-30 học sinh, Đối với nữ 1 xí tối đa 20 học sinh.

Khu vệ sinh cần được tách biệt giữa nam và nữ

Khu vệ sinh cần được tách biệt giữa nam và nữ

Qua bài viết chúng tôi muốn giúp các bạn nắm rõ hơn về tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học.

 

Bài viết liên quan