X
Card image cap

Gợi ý tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất hiện nay

Pham Hanh 2019-07-11

Một ngôi trường mầm non được thiết kế khoa học với không gian an toàn cho trẻ nhỏ, cơ sở vật chất tốt sẽ là yếu tố tiên quyết cho những chiến lược đầu tư hoàn hảo về mảng kinh doanh giáo dục. Nếu như bạn đang có dự định mở mới một trường mầm non hoặc mở thêm cơ sở, hãy tham khảo những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm nonNhà đẹp 9houz giới thiệu sau đây. Với những gợi ý mà chúng tôi mang tới, bạn sẽ tạo ra một nơi tuyệt đẹp để ươm mầm những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước.

I. Các yêu cầu chung thiết kế trường mầm non

Để có thể sở hữu một thiết kế trường mầm non “đúng chuẩn”, bạn cần nắm rõ 3 yêu cầu chung khi thiết kế trường mầm non, bao gồm đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục, đảm bảo độ an toàn kiên cố cũng như tính thẩm mỹ sáng tạo.

1. Thiết kế trường mầm non theo tiêu chuẩn giáo dục

Với đặc thù ngành giáo dục, trường mầm non cần được thiết kế đáp ứng theo tiêu chuẩn của các ban ngành hiện hành. Cụ thể, thiết kế trường mầm non theo tiêu chuẩn giáo dục cần đảm bảo các yếu tố như phòng ốc, vật dụng hỗ trợ, trang thiết bị và các hạng mục phù hợp phục vụ hoạt động đào tạo và rèn luyện.

Đọc thêm: 

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non phải tuân theo đặc thù ngành giáo dục

Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non phải tuân theo đặc thù ngành giáo dục

Bên cạnh đó, trường mầm non cần phải có không gian sân chơi, đường đi, diện tích sử dụng của các bé ở khu vực nông thôn là 12m²/bé và ở khu vực thành thị là 8m²/bé.

2. Thiết kế trường mầm non cần phải đảm bảo độ an toàn kiên cố

Ngoài yêu cầu thiết kế trường mầm non đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục, chủ đầu tư cũng không thể bỏ qua tiêu chí an toàn, kiên cố khi thi công công trình. Đối với trường mầm non, yêu cầu về sự an toàn luôn được đặt ra rất khắt khe bởi đối tượng sử dụng chính của công trình là trẻ nhỏ - đối tượng rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh và chưa lường được những mối nguy hiểm.

Độ an toàn kiên cố là một trong những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

Độ an toàn kiên cố là một trong những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vui chơi, đùa nghịch của trẻ nhỏ, cầu thang cần phải đảm bảo có độ dốc từ 22 đến 24 độ, độ cao bậc không quá 12cm, chiều rộng tối thiểu của thang là 1,2m. Tay vịn có độ cao khoảng 0,5 - 0,6m tính từ mặt đất, lan can cao tối thiểu 0,9m. 

Kèm theo đó, cầu thang cần thiết kế chấn song chắc chắn, không sử dụng các thanh chắn ngang, khoảng cách giữa các khoang chắn phải nhỏ hơn 10cm. Các thiết bị, nội thất trường mầm non cũng phải hạn chế tối đa các góc sắc nhọn nguy hiểm cho các bé.

3. Thiết kế trường mầm non đảm bảo tính thẩm mỹ sáng tạo

Khi công trình xây dựng trường mầm non đã đáp ứng đủ tiêu chí về tiêu chuẩn giáo dục cũng như sự an toàn kiên cố, chủ đầu tư cần xem xét đến tính thẩm mỹ sáng tạo cho không gian. Bởi lẽ, khác với những ngôi trường cấp bậc cao hơn, trường mầm non chủ yếu là để cho các bé vui chơi kết hợp học hỏi không gò bó.

Thiết kế trường mầm non luôn ưa chuộng sự sáng tạo và sinh động

Thiết kế trường mầm non luôn ưa chuộng sự sáng tạo và sinh động

Những màu sắc như màu cam, màu xanh, màu đỏ luôn được đa số các thiết kế trường mầm non áp dụng. Đồng thời, các họa tiết, hoa văn trang trí, hình vẽ, đồ chơi với nhiều hình dáng và màu sắc sẽ khơi dậy trí tò mò, thích thú cũng như nâng cao nhận thức, sự sáng tạo của trẻ, giúp phát triển trí não sau này.

II. Yêu cầu thiết kế các khu vực của trường mầm non

Bên cạnh những yêu cầu chung, bạn cũng cần tìm hiểu và nắm rõ để đáp ứng tốt những yêu cầu thiết kế từng khu vực của trường mầm non.

1. Thiết kế khu vực sảnh đón tiếp, hành lang, sân chơi chung trường mầm non

Khu vực sảnh tiếp đón, hành lang và sân chơi chung trường mầm non đều là những khu vực rất quan trọng, được ví như bộ mặt chính của trường. Chính vì vậy, những không gian này cần được thiết kế bắt mắt, ấn tượng để thu hút sự chú ý của phụ huynh cũng như trẻ nhỏ.

Diện tích sân chơi cần đảm bảo tiêu chí rộng rãi, chiếm ít nhất 20% diện tích toàn trường (đã bao gồm cả khu vực hành lang và mặt sàn). Đồng thời, sân chơi cần được thiết kế đón nhận đầy đủ ánh sáng tự nhiên, có thể kết hợp thêm cây xanh và ánh sáng đèn làm điểm nhấn trang trí.

Đọc thêm:

Sân chơi trường mầm non đảm bảo tiêu chí rộng rãi, kết hợp cây xanh

Sân chơi trường mầm non đảm bảo tiêu chí rộng rãi, kết hợp cây xanh

Sân vườn với nhiều cây xanh sẽ giúp làm mát công trình, tuy nhiên nên hạn chế trồng những loại cây rụng lá quanh năm và có nhiều sâu bọ. 

Khu vực sân chơi chung trường mầm non cũng cần hạn chế phân bậc cấp bất hợp lý hay những vật sắc nhọn gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của trẻ nhỏ. Tốt nhất, chủ đầu tư nên trang bị những vật dụng an toàn, chất liệu thân thiện với môi trường cũng như các bé.

Bên cạnh đó, khu vực sảnh đón tiếp cần được thiết kế với các đường nét, họa tiết tinh tế, bắt mắt và thân thiện, tạo ra điểm nhấn và tính thương hiệu cao của nhà trường. Các món đồ chơi, đồ vận động ở khu vực này nên được bố trí một cách khoa học và gọn gàng nhằm mang lại sự thông thoáng cho không gian.

Thiết kế khu vực sảnh đón tiếp tạo ra điểm nhấn cho trường mầm non

Thiết kế khu vực sảnh đón tiếp tạo ra điểm nhấn cho trường mầm non

Hành lang của trường mầm non cần có chiều rộng tối thiểu 2m1 để đảm bảo yếu tố thoát người khi xảy ra sự cố và đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.

2. Thiết kế khu vực lớp học trường mầm non

Khu vực lớp học trường mầm non là một trong những không gian sinh hoạt chung hàng ngày của trẻ nhỏ. Do đó, thể tích cũng như diện tích lớp học cần được thiết kế phù hợp với số lượng trẻ, đảm bảo các yếu tố thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên.

Theo tiêu chuẩn, diện tích lớp học trường mầm non cần đảm bảo khoảng 1,5 - 1,8m²/trẻ, không được nhỏ hơn 36m²/phòng đối với lớp mẫu giáo và không được nhỏ hơn 24m²/phòng đối với nhóm nhà trẻ.

Khu vực lớp học trường mầm non cần đảm bảo thông thoáng và sáng sủa

Khu vực lớp học trường mầm non cần đảm bảo thông thoáng và sáng sủa

Bên cạnh yếu tố diện tích, các món đồ nội thất trong lớp học cần được thiết kế sinh động nhằm tạo cảm hứng cho trẻ và nên bố trí gọn gàng. Đồng thời, để cất những món đồ hay dùng hàng ngày như giường, chăm đệm, mỗi lớp học nên thiết kế thêm 1 kho riêng nếu có diện tích hoặc 2 lớp chung 1 kho.

3. Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non

Ngoài khu vực lớp học, khu vực nhà vệ sinh cũng là một trong những không gian mà phụ huynh đặc biệt quan tâm khi lựa chọn trường mầm non cho trẻ nhỏ. Do đó, chủ đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau khi thiết kế nhà vệ sinh trong trường mầm non.

Thứ nhất, không gian nhà vệ sinh cần luôn đảm bảo thoáng đãng và sạch sẽ, nên thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế bớt vi khuẩn gây nấm mốc.

Thứ hai, nền nhà vệ sinh cần lát gạch chống trơn trượt, các thiết bị vệ sinh phải được sử dụng đúng loại và đúng kích thước theo độ tuổi của trẻ nhỏ.

Đọc thêm:

Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non thoáng đãng, sạch sẽ và chống trơn trượt

Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non thoáng đãng, sạch sẽ và chống trơn trượt

Bên cạnh đó, diện tích nhà vệ sinh cần đảm bảo tiêu chuẩn từ 0,4m² đến 0,6m²/trẻ. Đồng thời, để thuận tiện trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh nên thiết kế riêng cho trẻ em trai và trẻ em gái.

4. Thiết kế bếp trường mầm non

Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm vốn là vấn đề nhức nhối trong thời điểm hiện nay, bởi vậy thiết kế bếp trường mầm non cũng cần được chú trọng cẩn thận và nghiêm ngặt. Đồng thời, để được cấp phép hoạt động, khu vực bếp trường mầm non cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do bộ Y tế trực tiếp ban hành và quy định.

Đọc thêm:

Thiết kế bếp trường mầm non áp dụng quy tắc một chiều đồng bộ

Thiết kế bếp trường mầm non áp dụng quy tắc một chiều đồng bộ

Trong các tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non, thiết kế bếp ăn theo quy tắc một chiều là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Với quy tắc thiết kế này, hoạt động nấu nướng sẽ được trải qua lần lượt kho chứa, khu sơ chế, khu nấu nướng, khu phân chia thức ăn đã được nấu chín và cuối cùng là khu rửa, vệ sinh.

Theo quy tắc bếp ăn một chiều, chất lượng món ăn sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất, hạn chế được tối đa hiện tượng ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể. Từ đó, thể chất của các bé sẽ được phát triển toàn diện, hấp thụ đầy đủ dưỡng chất hơn và nhà trường sẽ lấy được sự tin tưởng từ phía phụ huynh học sinh.

5. Thiết kế các hạng mục phụ trợ khác

Ngoài khu vực sảnh đón tiếp, hành lang, sân chơi, khu vực lớp học, nhà vệ sinh, nhà bếp, chủ đầu tư cũng cần lưu ý đến một số hạng mục phụ trợ khác nhằm đáp ứng toàn diện tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non.

Cụ thể như, phòng y tế nhà trường nên xây dựng với diện tích tối thiểu 10m², được bố trí ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu. Phòng thay đồ cho giáo viên, nhân viên trong trường cũng nên được thiết kế gọn gàng, bố trí tại vị trí hợp lý để thuận tiện cho việc sinh hoạt chung của nhà trường.

Phòng y tế tại trường mầm non nên bố trí tại vị trí thuận tiện

Phòng y tế tại trường mầm non nên bố trí tại vị trí thuận tiện

Không gian văn phòng cũng cần đảm bảo đủ các tiêu chuẩn tối thiểu như bàn họp, sofa đẹp tiếp khách, ... bởi nơi đây là không gian giải quyết những vấn đề xử lý nội bộ hoặc tiếp đón phụ huynh. Đồng thời, văn phòng cũng nên được thiết kế thoáng đãng và tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa.

Không gian văn phòng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu

Không gian văn phòng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu

Đối với khu vực giặt sấy đồ kết hợp kho chứa, chủ đầu tư nên bố trí ít nhất 2 nơi với diện tích hợp lý. Nếu bố trí quá ít và không tính toán kỹ, sau một thời gian sử dụng không gian trường mầm non sẽ rất bừa bộn do đồ đạc phát sinh nhiều.

Ngoài ra, bên cạnh nhà vệ sinh dành cho các bé, trường mầm non cũng cần có khu vực vệ sinh chung dành cho người lớn, được phân chia nam - nữ và đáp ứng tiêu chuẩn sạch sẽ, thoáng mát.

Trên đây là một vài gợi ý tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mới nhất hiện nay mà Nhà đẹp 9houz đúc kết để gửi tới bạn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem đến sẽ giúp bạn dễ dàng hiện thực hóa dự định thiết kế trường mầm non hiện đại, đạt chuẩn, nơi ươm mầm cho những chủ nhân tương lai của đất nước.