X
Card image cap

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép xây dựng chi tiết nhất, mới nhất 2019

Linh Chi 2019-11-04

Hiện nay, pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề xây dựng, đặc biệt trong các khu đô thị. Vậy bạn có biết những đối tượng nào phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng? Trình tự của nó như thế nào? Hãy cùng Nhà đẹp 9houz đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.

Cần chuẩn bị gì trước khi xin giấy phép xây dựng?

Các giấy phép, thủ tục lằng nhằng khiến không ít người phải đau đầu, mất thời gian với nó. Thế nhưng, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn dành thời gian tìm hiểu. Chính vì vậy, chúng tôi xin liệt kê những hồ sơ bạn cần chuẩn bị trước khi đi xin giấy phép xây dựng như sau:

Thứ nhất, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Bạn cần tìm mẫu đơn tại phụ lục 1 đi kèm thông tư số 15/2016/TT-BXD, in ra và điền đầy đủ các thông tin. Một điều cần chú ý là không được tự ý viết đơn không theo quy chuẩn, thể thức. Bởi như vậy đơn đề nghị của sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Mẫu đơn xin cấp phép nhà ở riêng lẻ

Mẫu đơn xin cấp phép nhà ở riêng lẻ

Thứ hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Để chuẩn bị giấy tờ này, bạn phải đến trụ sở UBND hoặc các văn phòng công chứng xin dấu chứng thực. Bạn không được nộp bản chính để tránh những rủi ro về thất lạc hay sẽ bị sửa đổi phù hợp với thủ tục giấy phép xây dựng.

Thứ ba, các bản vẽ kỹ thuật về công trình đó. Bạn có thể gửi bản sao hoặc hình ảnh bản chính đến cơ quan có thẩm quyền. Mỗi bộ bao gồm: bản vẽ mặt bằng và bản vẽ theo tham chiếu cắt thẳng đứng, ngang của công trình xây dựng.

Thứ tư, văn bản đồng ý biện pháp thi công móng đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình liền kề đối với các công trình xây chen có tầng hầm.

Thứ năm, đối với công trình xây dựng có các công trình khác ở ngay bên cạnh phải có văn bản cam kết về việc sẽ không gây ảnh ảnh hưởng.

Giấy phép xây dựng đã trở thành văn bản không thể thiếu

Giấy phép xây dựng đã trở thành văn bản không thể thiếu

Trên đây là những giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà. Bạn cần chuẩn bị đúng và đủ để các quy trình diễn ra suôn sẻ nhất.

Đọc thêm:

Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng chi tiết nhất

Bạn nghĩ rằng giấy phép xây dựng không hề quan trọng? Bạn bỏ qua vì thủ tục rườm rà? Chính những ý nghĩ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn. Đồng thời, nó còn kéo theo rất nhiều hậu quả pháp lý phức tạp. Vì vậy, bắt buộc bạn phải xin giấy phép xây dựng. Các bước tiến hành được luật quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn cần nộp 02 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như đã chuẩn bị ở trên đến các cơ quan đúng thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Vậy đơn vị nào có đủ thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ này?

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình

Theo Luật xây dựng 2014 thì UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ xây dựng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Ngoài ra, tại đây bạn có thể làm các thủ tục như sửa đổi, bổ sung giấy phép xây dựng. Bạn cần tránh nộp hồ sơ đến các cơ quan không đủ thẩm quyền vì nó sẽ bị trả về ngay lập tức.

Bước 2: Rà soát hồ sơ

Đây là bước quan trọng để các cơ quan làm việc trong quy trình thủ tục xin giấy phép xây dựng. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, họ phải rà soát hồ sơ, kiểm tra thực tế công trình. Nếu có bất kỳ điều gì xảy ra đều phải thông báo bằng văn bản đến cho bạn. Chẳng hạn như giấy tờ không đúng, không đủ hay sai sót,... Vì vậy nếu bạn không nhận được thông báo nào tức hồ sơ của bạn đã hợp pháp rồi đó. 

Ngay cả xây nhà ở cũng cần xin giấy phép

Ngay cả xây nhà ở cũng cần xin giấy phép

Trong trường hợp cần phải bổ sung, chỉnh sửa thì bạn phải thực hiện đúng theo như thông báo. Nếu không, rất có thể bạn sẽ không được cấp phép.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến của đơn vị quản lý nhà nước.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản để tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước. Nếu có sai sót hoặc không đồng ý thì cơ quan này phải gửi văn bản phản hồi. Nếu sau 12 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ mà không có bất cứ phản hồi gì thì coi như đã được chấp thuận.

Kết quả hình ảnh cho thủ tục xin giấy phép xây dựng

Thủ tục xin giấy xây dựng nhà ở tương đối phức tạp

Đây là nhiệm vụ của các bên có thẩm quyền liên quan nên bạn không được phép can thiệp. Đồng thời, không được thúc giục hay có bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Bước 4: Nhận giấy phép

Nếu hồ sơ của bạn đủ năng lực để cấp giấy phép thì bạn sẽ nhận được giấy biên nhận từ cơ quan có thẩm quyền. Việc cuối cùng bạn cần làm là đến nơi tiếp nhận hồ sơ để lấy giấy phép và nộp lệ phí theo quy định. Mức lệ phí và thời hạn sẽ được ghi cụ thể trong giấy biên nhận. 

Giấy phép xây dựng nhận được sau khi hoàn thành thủ tục

Giấy phép xây dựng nhận được sau khi hoàn thành thủ tục

Đến đây, quá trình cấp giấy phép đã được hoàn thành. Bạn thấy đấy, cũng không quá phức tạp phải không? Và giờ thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm tiến hành xây dựng công trình tuyệt vời rồi.

Đọc thêm:

Những lưu ý khi xin giấy phép xây dựng

Nếu bạn đã nắm rõ hồ sơ, quy trình thủ tục xin giấy phép xây dựng thì việc này không quá khó khăn. Thế nhưng, nếu bạn không đủ hiểu biết và tỉnh táo rất dễ mắc phải phiền toái. Ngoài những thông tin trên, bạn cần hết sức lưu ý các vấn đề sau:

Một là, lệ phí cấp giấy phép. Bạn cần tìm hiểu về mức lệ phí phải nộp để bảo vệ quyền lợi của mình. Nó sẽ giúp bạn tránh phải trường hợp bị bắt đóng thêm các khoản phát sinh không hợp lý. Mặt khác, khi nộp bạn phải nhận được biên lai thanh toán để đảm bảo tính minh bạch.

Lệ phí cấp phép xây dựng cần được minh bạch, rõ ràng

Lệ phí cấp phép xây dựng cần được minh bạch, rõ ràng

Hai là, thời hạn cấp phép. Theo luật định, đối với cấp phép cho các công trình thì thời gian không quá 20 ngày. Trường hợp nhà ở riêng lẻ ở đô thị thì từ 15 ngày trở xuống. Còn cấp giấy phép với nhà ở nông thôn thì thời gian cấp phép phải dưới 10 ngày làm việc. 

Ba là, tìm hiểu về các đối tượng không phải xin giấy phép trước khi xây dựng. Theo pháp luật, có những công trình có thể xây dựng mà không cần cấp phép. Vì vậy, bạn cần biết được đối tượng này là những gì, liệu có phải công trình mình định xây hay không? Tránh trường hợp mất thời gian và công sức vào những việc không đúng.

Đọc thêm:

Trên thực tế, rất ít người có thể nhận biết đúng về tầm quan trọng của thủ tục xin giấy phép xây dựng. Thế nên, rất nhiều trường hợp đã xây dựng mà không hề có giấy phép. Vậy trường hợp này giải quyết thế nào?

Đầu tiên, công trình của bạn sẽ bị buộc ngừng thi công, yêu cầu làm thủ tục xin cấp giấy phép. Nếu không có gì sai sót thì quá trình cấp phép vẫn sẽ diễn ra bình thường. Sau đó, bạn có thể tiếp tục xây dựng.

Trường hợp công trình đã xảy ra sai phạm một phần thì bạn phải phá bỏ phần sai phạm đó. Nếu nó không đủ điều kiện cấp phép thì công trình của bạn sẽ bị cưỡng chế phá dỡ.

Buộc tháo dỡ đối với những công trình xây trái phép

Buộc tháo dỡ đối với những công trình xây trái phép

Ngoài các bước xử lý trên, bạn còn bị xử lý vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 VNĐ. Nếu không được cấp phép mà vẫn cố tình vi phạm có thể công trình sẽ bị buộc dỡ bỏ và phạt lên đến 1 tỷ đồng. Vậy tại sao lại không thực hiện đúng như những gì pháp luật quy định?

Trên đây là những điều bạn cần biết để quá trình làm thủ tục xin giấy phép xây dựng thuận lợi. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích đối với bạn. Và nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào hãy truy cập website của Nhà đẹp 9houz để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!