X
Card image cap

Thép không gỉ và những ứng dụng TUYỆT VỜI trong xây dựng nhà ở

Dương Ngọc Hà 2020-02-05

Sự ra đời của thép không gỉ đã thực sự nâng tầm các thiết bị, vật dụng phục vụ đời sống con người. Chính bởi các tính năng quan trọng như không gỉ, độ bền cao nên việc sử dụng thép không gỉ đang ngày càng trở nên phổ biến. Vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi trội này, thép không gì còn có những ứng dụng tuyệt vời nào khá? Cùng tìm hiểu qua nội dung của bài viết này với 9houz nhé!

 

I. Khái quát về thép không gỉ?

Mặc dù đã du nhập vào thị trường nước ta trong khoảng thời gian khá dài, tuy nhiên đa số mọi người đều chưa nắm rõ được thông tin cụ thể về loại vật liệu này.

1. Thép không gỉ là gì?

Còn có tên gọi khác là Inox, thép không gỉ là một hợp kim của sắt chứa ít nhất 10.5% Crom. Chính bởi sự có mặt của nguyên tố Crom đã giúp thép có khả năng chống lại sự ăn mòn kim loại của môi trường. Ngoài ra, Crom được xem như một lớp áo giáp tốt để bảo vệ cho thép, lớp Crom càng dày thì khả năng chống oxy hóa càng cao.

Ứng dụng tuyệt vời của thép không gỉ

Ứng dụng tuyệt vời của thép không gỉ

Bên cạnh Crom, các thành phần khác của thép không gỉ đó là: Cacbon, Silic và Mangan và một số các nguyên tố kim loại khác. Chức năng của các yếu tố này là góp phần chống lại sự gỉ sét. Đồng thời, chúng giúp kết cấu thép bền hơn và tạo một lớp màng chống lại sự ăn mòn kim loại trên bề mặt của thép.

Trong điều kiện như không khí, nước, axit, kiềm và các loại chất lỏng khác thì thép không gỉ có thể phát huy tối đa khả năng chống oxy hóa của mình. Các liên kết bên trong càng bền thì khả năng chống xâm nhập của các chất ăn mòn càng cao.

2. Lịch sử tìm ra thép không gỉ

Vậy, thép không gỉ đã được phát hiện ra ở thời điểm nào? Năm 1913, một nhà luyện kim người Anh - Harry Brearley đã tạo ra thép không gỉ lần đầu tiên.

Ông đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm, và cuối cùng phát hiện ra rằng, nếu trong thành phần của thép chứa 13% Crom thì thép có khả năng chống oxy hóa, ăn mòn kim loại trong một thời gian dài.

Ống thép không gỉ sử dụng trong ngành xây dựng

Ống thép không gỉ sử dụng trong ngành xây dựng

3. Phân loại thép không gỉ

Như đã đề cập phía trên, Inox là vật liệu có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng. Người tiêu dùng cần lưu ý đặc điểm của các loại thép không gỉ, để từ đó đưa ra quyết định mua hợp lý.

Nhìn chung, dựa trên đặc tính hóa học, thép không gỉ được chia ra làm 4 loại chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex), Martensitic. Thành phần, ưu điểm và áp dụng thực tiễn của từng loại được mô tả tóm tắt trong bảng dưới đây.

 

 

Austenitic

Ferritic

Austenitic-Ferritic (Duplex)

Martensitic

Thành phần

Chứa tối thiểu 7% niken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max.

Chứa khoảng 12% - 17% crôm.

Chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic.

Chứa khoảng 11% đến 13% Cr.

Ưu điểm

Có thể chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn.

Có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm.

Có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo.

Có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối.

Ứng dụng

Thường được sử dụng để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

Với 12% Crom, ứng dụng nhiều trong kiến trúc.

Với 17% Crom, sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà...

Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển...

ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển...

Các hình dạng của inox

Các hình dạng của inox

Đọc thêm:

4. Liệu thép không gỉ có bị gỉ sét, ăn mòn hay không?

Gỉ sét, có thể hiểu đơn giản là hiện tượng sắt bị ăn mòn do tác động của điều kiện thời tiết hoặc các nguyên nhân khách quan. Hậu quả mà gỉ sét để lại đó là: mất đi độ cứng và độ bền vốn có.

Có một sự thật hiển nhiên rằng, bất cứ kim loại nào cũng sẽ bị ăn mòn bởi quá trình oxy hóa. Vấn đề chỉ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nguy hiểm của kim loại sau khi bị ăn mòn.

Đối với thép không gỉ, ngay cả khi bị ăn mòn trước lớp sắt trong cùng, nó cũng ít gây hại cho con người hơn so với những vật liệu khác. Nhờ có, crom bảo vệ bên ngoài, thép không gỉ ít bị biến màu và và ăn mòn.

Tiến trình oxy hóa của thép không gỉ đương nhiên phải diễn ra, bởi nó tiếp xúc trực tiếp với oxy, nhưng tiến trình này diễn ra chậm. Bởi một lớp mỏng nhưng khá cứng (crom oxit) sẽ bảo vệ lớp thép bên trong, khiến bề mặt thép không gỉ vẫn sáng bóng dù đang hàng ngày phải chịu tác động của các phân tử oxy trong không khí.

Các sản phẩm làm từ thép không gỉ

Các sản phẩm làm từ thép không gỉ

Đọc thêm:

II. Phân biệt thép không gỉ - inox 304, inox 201 với các loại inox thường

Trong thực tế người ta thường sử dụng và thường thấy 2 mác vật liệu inox SUS201 và SUS304. Vậy, điểm khác biệt giữa những loại thép không gỉ này với các loại inox thông thường là gì?

Xét về thông số kỹ thuật, chúng ta dựa vào những yếu tố sau để phân biệt inox 304, inox 201 với các loại vật liệu từ inox thường.

Thông số kỹ thuật, đặc tính của thép không gỉ

Inox 304

Inox 201

Thành phần

8,1% Niken+1% magan

4,5% niken + 7,1% magan

Khối lượng riêng

cao hơn so với inox sus 201

Nhẹ

Độ dát mỏng inox

dễ dàng thực hiện, lượng %Mn nhỏ

Tương đối khó khăn

Độ cứng

Độ cứng không cao

%Mn cao hơn inox 304, độ cứng cao hơn

Độ bền

Độ bền cao

Giá trị sử dụng không được như Inox 304

Khả năng chống ăn mòn

Cao vì nguyên tố crom và lưu huỳnh nên bề mặt inox mượt.

Bề mặt thường có lỗ nhỏ

Khả năng tiếp xúc với axit và muối

Không tiếp xúc với axit và muối.

Tiếp xúc nhẹ.

Khả năng nhiễm từ

Không hút nam châm

Hút nhẹ nam châm

Giá thành

Cao

Thấp hơn so với inox 304

 

Bộ vật dụng inox sử dụng trong nhà bếp

Bộ vật dụng inox sử dụng trong nhà bếp

Từ những đặc điểm kể trên, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số cách nhận biết inox 304, inox 201 để tránh mua phải loại inox thường:

Inox 304 thường có độ sáng bóng và bề mặt mượt mịn hơn so với inox 201 và các vật liệu kim loại khác. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp thử chuyên dụng như: dùng nam châm (inox 304 không hút nam châm, các loại inox khác thì hút nhẹ hoặc mạnh).

Dùng axit (inox 304 không phản ứng với axit còn inox 201 thì có hiện tượng sủi bọt).

Dùng thuốc thử chuyên dụng (inox 304 chuyển thuốc thành màu xanh, inox 201 chuyển thuốc thành màu gạch).

Trên thị trường, giá của sản phẩm làm từ thép không gỉ rất phong phú. Thông thường giá inox 201 là thấp hơn inox 304. Mặc dù có chi phí thấp hơn nhưng inox 201 lại có nhiều ưu điểm hơn so với inox 304.

Trước khi lựa chọn thiết bị, vật dụng hay xây dựng nhà ở, người tiêu dùng cần hiểu và áp dụng kiến thức để lựa chọn loại inox nào nên được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể đảm bảo đúng yếu tố kỹ thuật và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sáng tạo độc đáo từ vật liệu thép không gỉ

Sáng tạo độc đáo từ vật liệu thép không gỉ

Đọc thêm:

III. Một số ứng dụng của thép không gỉ trong trang trí nội - ngoại thất

Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận sức nóng của thép không gỉ (inox), bởi nó được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong các ngành công nghiệp sản xuất mà còn trong trang trí nội – ngoại thất.

Cùng với sự phát triển về đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà, phòng ốc, sân vườn ngày càng được đề cao. Nhờ có đặc tính sáng bóng, bền đẹp với thời gian mà thép không gỉ ngày càng được ưa chuộng bởi các nhà thiết kế, các công trình trong và ngoài trời, hộ gia đình..

Ngành trang trí nội - ngoại thất đòi hỏi các tiêu chí được đề ra rất khắt khe inox được áp dụng vào ngành này vừa bởi lý tính đặc biệt vừa đáp ứng đúng các nhu cầu về nghệ thuật, thậm chí phải đúng chủ đề mà người thiết kế và chủ đầu tư mong muốn.

1. Ứng dụng của thép không gỉ làm dây cáp inox

Được sử dụng nhiều trong các thiết kế cầu thang, phông chắn, lan can… Lý do chủ nhà thường chọn dây cáp làm từ inox là bởi nó được thiết kế đơn giản nhưng cứng cáp và an toàn thích hợp với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, hoặc các khuôn viên nhỏ.

Hơn thế nữa, dây cáp Inox mang đến cảm giác độc đáo, vừa giản dị vừa mạnh mẽ mà vẫn cứng cáp.

Dây cáp inox có độ bền cao

Dây cáp inox có độ bền cao

2. Ứng dụng của thép không gỉ làm cầu thang inox

Trong những năm trở lại đây, cầu thang inox tăng dần về số lượng sử dụng. Cầu thang Inox chắc chắn, dễ vệ sinh và sáng sủa nhờ màu sắc đặc trưng. Nó khiến cho không gian nhà có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn.

3. Ứng dụng của thép không gỉ làm: Tủ Inox, quầy bếp trong gia đình và suất ăn công nghiệp

Sự thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng là những điểm cộng của thép không gỉ, vì vậy, nó được rất nhiều hộ gia đình sử dụng trong không gian bếp. Một gian bếp được thiết kế bằng Inox vừa thẩm mỹ, vừa tiết kiệm thời gian vệ sinh, lau chùi, vừa tăng tuổi thọ sử dụng của sản phẩm.

Các tủ quần áo, tủ giày được làm từ inox có độ bền cao hơn hẳn so với tủ thông thường. Sau nhiều năm sử dụng, các thiết bị từ Inox vẫn luôn mới gần như so với ban đầu.

Tủ bếp inox đem lại sự hiện đại, tiện nghi cho không gian

Tủ bếp inox đem lại sự hiện đại, tiện nghi cho không gian

4. Ứng dụng của thép không gỉ với các tòa nhà cao ốc, văn phòng

Thiết kế văn phòng, nhà cao tầng cũng chuộng việc ốp tấm Inox để tạo sự cứng cáp, sang trọng và hiện đại, vấn đề chi phí cũng không phải quá khó khăn.

Ngoài các ứng dụng kể trên, inox còn được dùng để thiết kế các đồ vật trang trí trong gia đình như các phụ kiện trong trang trí nội thất như đèn, chậu, thùng rác, kệ…

Đọc thêm:

Có thể khẳng định rằng, thép không gỉ cùng những loại vật liệu thông minh, ưu việt khác đã tạo nên một làn sóng mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Hy vọng với kiến thức bài viết vừa cung cấp, bạn đọc đã có đủ tự tin khi chọn mua sản phẩm làm từ thép không gỉ, sao cho vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, vừa đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.