X
Card image cap

Đánh giá chất lượng cốt liệu bê tông và vữa thông qua TCVN 7570

Linh Chi 2019-11-04

Cốt liệu được xem là thành phần cơ bản và then chốt trong bê tông. Trong khi đó, bê tông lại là tiêu chí để các nhà thầu đánh giá chất lượng của công trình. Vậy làm sao người thợ xây có thể biết được tỷ lệ pha trộn cốt liệu ra sao để đạt tiêu chuẩn? Tất cả điều này đều được thể hiện chi tiết qua TCVN 7570. Tại đây, Nhà đẹp 9houz sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu nội dung toàn văn TCVN 7570:2006.

TCVN 7570 tổng quan và chi tiết về cốt liệu bê tông và yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7570 tổng quan và chi tiết về cốt liệu bê tông và yêu cầu kỹ thuật

Đôi điều về cốt liệu bê tông bạn cần biết

Đối với những ai không thuộc ngành xây dựng sẽ khá lạ lẫm với khái niệm cốt liệu. Nhờ có sự hiện diện của cốt liệu mà bê tông trở nên rắn chắc, khả năng chịu lực tốt. Khi nói đến cốt liệu, chúng ta cần biết về cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ.

Cốt liệu lớn

Cốt liệu lớn gồm sỏi, sỏi dăm và đá dăm. Chúng có vai trò tạo nên bộ khung chịu lực vô cùng vững chắc của bê tông tươi. 

Cốt liệu lớn sử dụng pha trộn bê tông gồm có sỏi và đá dăm

Cốt liệu lớn sử dụng pha trộn bê tông gồm có sỏi và đá dăm

Theo TCVN 7570 kích thước cốt liệu lớn nằm trong khoảng 5 mm - 70 mm. Trong đó, sỏi sở hữu kiểu dáng tròn, nhẵn và rỗng. Diện tích bề mặt của sỏi khá nhỏ nên không gây tốn kém nước và xi măng khi đầm. Tuy nhiên so với đá dăm, lực kết dính với xi măng của sỏi lại không bằng. 

Đá dăm được tạo ra bằng giải pháp nghiền đa hoặc đập đá. Ngày nay, mọi người có xu hướng sử dụng đá dăm làm cốt liệu lớn trong bê tông. Còn sỏi dăm chính là các loại cuội, sỏi có kích thước lớn nghiền nhỏ lại. 

Đọc thêm:

Cốt liệu nhỏ

Cốt liệu nhỏ chính là thành phần cát. Cát được coi là bộ xương chịu lực của vữa. Ngoài ra nhờ có cát mà vữa không bị co ngót. Trong quá trình trộn vữa, người thợ xây có thể dùng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo.

Cốt liệu nhỏ trộn bê tông chính là cát

Cốt liệu nhỏ trộn bê tông chính là cát

Cốt liệu nhỏ theo tiêu chuẩn sẽ có kích thước tầm 0,14 mm - 5 mm. Trong quá trình trộn bê tông, vữa, người thợ xây thường không sử dụng cát quá nhỏ. Bởi chúng khiến cho việc lấp đầy lỗ trống giữa sỏi và đá trở nên kém. Ngoài ra, cát có vai trò bao bọc sỏi, đá nên việc dùng cát không đạt tiêu chuẩn kích thước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông, vữa. Do đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cát càng nhỏ sẽ khiến cường độ của bê tông càng bị giảm.

Yêu cầu về thành phần và kỹ thuật cốt liệu trong TCVN 7570

Trong TCVN 7570:2006 đã nêu rất chi tiết và cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại cốt liệu. Đây chính là kim chỉ nam giúp người thợ xây tạo bê tông, vữa đạt chất lượng. Từ đó, công trình đảm bảo tiêu chuẩn và độ an toàn cho người dùng.

Cát thô trộn bê tông cần đáp ứng mô đun độ lớn trong khoảng 2 - 3.3

Cát thô trộn bê tông cần đáp ứng mô đun độ lớn trong khoảng 2 - 3.3

Cát

Cát sử dụng pha trộn bê tông và vữa được chia làm hai loại: 

  • Cát thô: 2

  • Cát mịn: 0.7

Cát thô

Khi xác định thành phần cát cần xem xét lượng sót tích lũy trên sàn. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Kích thước lỗ sàn (mm)

Lượng sót tích lũy trên sàn (%)

2.5

0 - 20

1.25

15 - 45

630

35 - 70

315

65 - 90

140

90 - 100

Lượng qua sàng 140mm, không lớn hơn.

10

Cát mịn

Cát mịn chứa nhiều tạp chất (như lượng bụi, bùn, sét) sẽ tạo nên một màng mỏng trên bề mặt cốt liệu ngăn cản sự tiếp xúc giữa xi măng và các thành phần cốt liệu sẽ làm giảm sự kết dính và sẽ làm giảm cường độ của vữa, của bê tông.

Đối với bê tông tươi, cát mịn tác động đến thời gian đông kết

Đối với bê tông tươi, cát mịn tác động đến thời gian đông kết

  • Bê tông

Loại bê tông cấp

Đối với bê tông tươi, cát mịn có tác dụng làm tăng tỷ lệ nước trộn. Chúng tác động đến thời gian đông kết. Từ đó, khả năng bị nứt nẻ cũng gia tăng bởi độ co ngót dẻo gây lên.

Đối với bê tông rắn cát mịn khiến cho bê tông suy giảm về khả năng chống thấm và cường độ.

Từ đó, trong ngành xây dựng họ không sử dụng cát mịn để làm cốt liệu bê tông. Đa phần, họ sẽ lựa chọn loại cát chuyên biệt hạt to, ít tạp chất để trộn bê tông. 

Đọc thêm:

Khi trộn vữa loại M5 hoặc nhỏ hơn, bạn nên sử dụng cát mịn có mô đun trong khoảng 0.7 - 1.5. Còn đối với vữa M7,5 thì nên dùng cát mịn có mô đun trong khoảng 1.5 - 2.

Trong TCVN 7570 có nói rõ cát sử dụng để tạo vữa có tỷ lệ các hạt

Trong cát thường có lẫn các tạp chất bùn, bịu, clorua,...

Trong cát thường có lẫn các tạp chất bùn, bịu, clorua,...

Quy định về hàm lượng tạp chất trong cát

Trong cát thường có chứa nhiều tạp chất như sau:

  • Bùn

  • Bụi

  • Sét cục

  • Clorua...

Để xác định các tạp chất trên cần sử dụng biện pháp so màu. Màu sử dụng so với màu chuẩn cần nhạt hơn. 

Bảng hàm lượng tạp chất trong cát theo TCVN:2006

 

Tạp chất

Hàm lượng tạp chất (%)

Bê tông cấp >B30

Bê tông cấp ≤B30

Vữa

Bê tông có kết cấu thép ứng suất trước

Bê tông có kết cấu cốt thép và vữa.

Sét cục, tạp chất dạng cục

0

0.25

0.5

-

-

Bùn, bụi, sét

1.5

3

10

-

-

Ion Cl-

-

-

-

0.01

0.01

Lưu ý: 

Thực tế, cát không đủ điều kiện về tỷ lệ tạp chất trên bảng thì không ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của bê tông. Ngoài ra, hàm lượng ion Cl-  trong 1m3,

Đá là thành phần chủ yếu khi trộn bê tông chiếm 85 - 90% thể tích khô

Đá là thành phần chủ yếu khi trộn bê tông chiếm 85 - 90% thể tích khô

Đá

Đá sử dụng để trộn bê tông có kích thước trong khoảng 5mm - 70mm. Bạn có thể dùng đá tự nhiên hoặc dòng đá nhân tạo. Trong hỗn hợp bê tông thì đá là thành phần chủ yếu chiếm 85-90% thể tích khô. Hiện nay, loại đá được ngành xây dựng sử dụng nhiều là đá 20mm. Chúng làm tăng khả năng cường độ và lực của bê tông.

Đối với bê tông, đá có vai trò rất quan trọng. Bởi vậy việc lựa chọn đá cần được xem xét kỹ lưỡng.

  • Hàm lượng tạp chất trong đá như: bụi, sét,... không được quá nhiều. Bởi chúng chi phối đến chất lượng của bê tông và vữa.

  • Trong đá tỷ lệ hạt thoi, dẹt không được chiếm quá lớn. Các hạt này thường có sức chịu lực không tốt, dễ vỡ. Do đó, tỷ lệ của chúng tối đa 15% khối lượng bê tông.

  • Dòng đá dùng trong bê tông có độ hút nước trong khoảng 5% - 10%. Đối với bê tông cốt thép, độ hút nước của đá tối đa 3%.

  • Trước khi trộn bê tông, bạn nên tiến hành rửa sạch đá để loại bỏ tạp chất. Như vậy, chất lượng bê tông không bị ảnh hưởng.

Trước đây, sỏi và sỏi dăm được sử dụng chủ yếu khi trộn bê tông

Trước đây, sỏi và sỏi dăm được sử dụng chủ yếu khi trộn bê tông

Sỏi và sỏi dăm

Trước đây mọi người có xu hướng sử dụng sỏi và sỏi dăm để trộn bê tông. Tuy nhiên, ngày nay việc dùng sỏi không được đánh giá cao so với đá. 

Thực tế sỏi cũng có khả năng chịu lực tốt tuy nhiên bề mặt lại nhãn, tiết diện khiêm tốn. Bởi vậy bê tông sỏi không có cường độ và sức chịu lực tốt bằng bê tông đá. Tuy nhiên, chúng lại có tính dẻo hơn. Bởi vậy quá trình nhào trộn cũng trở nên dễ dàng.

Đọc thêm:

Thông thường bề mặt sỏi luôn được bao phủ bởi lớp phong hóa. Chính vì vậy, độ bám dính của sỏi với xi măng bị giảm sút. Do đó, lực liên kết giữa xi măng và sỏi cũng không được bền chặt, không tốt cho cường độ bê tông.

Bảng yêu cầu về độ nén dập sỏi, sỏi dăm

 

Cấp bê tông

Độ nén dập trong trạng thái bão hòa nước (%)

Sỏi

Sỏi dăm

>B25

8

10

B15-B25

12

14

 

16

18

Nếu xét cường độ của sỏi và đá thì sỏi luôn chiếm ưu thế cao hơn. Tuy nhiên, độ kết dính và liên kết với xi măng của sỏi so với đá lại hoàn toàn lép vế. Trong khi đó, cường độ bê tông lại chịu ảnh hưởng của độ kết dính này. Bởi vậy bê tông đá trở thành xu hướng lựa chọn và được tin dùng hơn bê tông sỏi. 

Từ những chia sẻ như trên, chúng ta đã hiểu hơn về cốt liệu bê tông. Chất lượng của bê tông phụ thuộc vào thành phần, tỷ lệ của từng loại cốt liệu. Do đó, quá trình lựa chọn cốt liệu cần kỹ lưỡng và cẩn thận. Để hiểu rõ hơn về TCVN 7570, bạn có thể liên hệ tới 9houz chúng tôi. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng và đầy đủ nhất.