X
Card image cap

Bạn đã biết gì về TCVN 5738:2001 - tiêu chuẩn hệ thống báo cháy tự động chưa?

Linh Chi 2019-11-04

Hiện nay, mô hình chung cư, nhà cao tầng, địa ốc,... trở nên khá phổ biến. Bạn nghĩ sao khi hỏa hoạn xảy ra ở những công trình xây dựng này? Những rủi ro và hiểm họa sẽ vô cùng lớn nếu chúng không được trang bị hệ thống báo cháy tự động. Lúc này, TCVN 5738 chính là kim chỉ nam để các nhà thiết kế, kiến trúc sư đảm bảo kỹ thuật phòng cháy. Trong bài viết này, Nhà đẹp 9houz sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về TCVN 5738:2001.

TCVN 5738:2001 đóng vai trò như kim chỉ nam giúp đội ngũ xây dựng thi công lắp đặt hệ thống báo cháy đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

TCVN 5738:2001 đóng vai trò như kim chỉ nam giúp đội ngũ xây dựng thi công lắp đặt hệ thống báo cháy đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Vai trò của hệ thống báo cháy tự động

Hỏa hoạn là điều mà bất kỳ ai cũng không mong muốn. Nhưng đôi khi, bạn phải chấp nhận việc sống chung với nó. Do vậy, bạn cần trang bị hệ thống thiết bị báo cháy để làm chủ mọi tình huống xấu nhất nếu xảy ra. Hệ thống này được nêu rất rõ ràng trong TCVN 5738. 

Bạn có thể hình dung hệ thống báo cháy giống như một vị thủ lĩnh chỉ đạo trong việc phòng và chữa cháy. Chúng chính là đầu cầu tổng hợp có vai trò phân tích và xuất ra hành động tới các thiết bị phòng và chữa cháy khác ở cùng hệ thống. 

Nhờ có hệ thống báo cháy mà con người hạn chế được rủi ro, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng.

Nhờ có hệ thống báo cháy mà con người hạn chế được rủi ro, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng.

Theo tiêu chuẩn, hệ thống báo cháy sẽ được lắp đặt bao gồm:

  • Trung tâm báo cháy

  • Đầu báo khói

  • Công tắc khẩn

  • Đầu báo nhiệt

  • Đèn led

  • Thiết bị phun nước

  • Chuông báo động

  • Bộ quay số điện thoại tự động

Nhờ có hệ thống báo cháy mà chúng ta có thể chủ động xử lý và ngăn chặn sự lây lan của họa hoạn. Mọi thông tin về hỏa hoạn đều được thông báo kịp thời để tránh rủi ro lớn. 

Thiết bị báo cháy tự động sẽ hoạt động 24/7. Bởi vậy chúng sẽ cung cấp thông tin nhanh chóng, báo động đến tất cả mọi người. Mức độ kiểm soát và khoanh vùng hỏa hoạn được xác định cụ thể. Từ đó, tài sản và tính mạng của con người được đảm bảo an toàn. Đây chính là lý do mà hầu hết toàn bộ công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn đều được trang bị hệ thống báo cháy.

Đọc thêm:

Các yêu cầu cụ thể trong TCVN 5738:2001

Trong quá trình xây dựng nhà máy, trung tâm thương mại, trường học, nhà kho,... đội ngũ thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt TCVN 5738. Trong đó có quy định cụ thể về việc thiết kế, lắp đặt đối với hệ thống báo cháy.

Hệ thống báo cháy cần đảm bảo phát hiện sự cố hỏa hoạn nhanh nhất.

Hệ thống báo cháy cần đảm bảo phát hiện sự cố hỏa hoạn nhanh nhất.

Quy định chung về thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

  • Phát hiện sự cố hỏa hoạn nhanh nhất để giảm thiểu tối đa rủi ro do hỏa hoạn gây ra.

  • Chuyển tín hiệu ngay khi có tình trạng cháy thành tín hiệu báo động. Từ đó, mọi người xung quanh nhận biết và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

  • Cần có khả năng chống nhiễu cực kỳ tốt.

  • Báo hiệu với tốc độ nhanh chóng và rõ ràng bất kể trong tình huống sự cố nào của hệ thống.

  • Hoạt động ổn định, không bị các hệ thống lắp đặt khác chi phối ảnh hưởng.

  • Không bị tác động của vụ cháy làm tê liệt một phần hoặc toàn bộ trước lúc phát hiện ra sự cố cháy.

  • Hệ thống phải đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối, không có bất kỳ sai sót nào.

  • Các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến một bộ phận của hệ thống không thể dẫn đến các sự cố khác trong hệ thống.

  • Hệ thống báo cháy cần đảm bảo lắp đặt những bộ phận then chốt tối thiểu là: đầu báo báy, trung tâm báo cháy, hộp ấn nút,... 

Trung tâm báo cháy theo TCVN 5738:2001 cần được lắp đặt ở vị trí có người kiểm tra 24/24.

Trung tâm báo cháy theo TCVN 5738:2001 cần được lắp đặt ở vị trí có người kiểm tra 24/24.

Yêu cầu lắp đặt trung tâm báo cháy

Trong TCVN 5738 có nên cụ thể về yêu cầu thiết kế và lắp đặt đối với trung tâm báo cháy. Điều này được thể hiện như sau:

  • Đảm bảo chức năng kiểm tra tín hiệu một cách tự động từ những kênh báo về. Từ đó, trung tâm có thể kiểm soát được mọi tín hiệu giả. 

  • Cần được thiết kế và lắp đặt ở vị trí có người kiểm soát và túc trực 24/24.

  • Chúng cần được lắp đặt ở trên trường, vách ngăn hoặc là tại bàn. Nhìn chung các vị trí này cần đảm bảo độ an toàn về cháy và nổ không thể xảy ra.

  • Thợ thi công lắp đặt trung tâm báo cháy đảm bảo cách trần nhà tối thiểu 1m.

  • Giữa các trung tâm báo cháy cần lắp đặt cách xa nhau ít nhất là 50mm.

  • Phần điều khiển của trung tâm này cần cách mặt sàn trong khoảng 0.8 - 1.8m

Đọc thêm:

  • Lựa chọn nội thất nhà hiện đại cho không gian sống thêm tiện ích
  • Tổng hợp 99+ mẫu chung cư đẹp vạn người mê
  • Nơi lắp đặt trung tâm báo cháy cần đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm đúng với quy định.

  • Âm thanh phát ra trong trường hợp báo cháy và báo sự cố phải khác biệt.

  • Trung tâm báo cháy cần được lắp đặt phù hợp với tổng thể của toàn bộ hệ thống: điện áp, tín hiệu, phương pháp nhận diện sự cố,...

Việc lắp đặt hệ thống đầu báo cháy cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn

Việc lắp đặt hệ thống đầu báo cháy cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn

Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động

Đầu báo cháy thuộc hệ thống thiết bị đầu vào. Chúng là bộ phận cảm biến rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi bào của môi trường. Từ ánh sáng, nhiệt độ cho đến nồng độ của khói,... đều được đầu báo cháy phát hiện nhanh chóng. Bởi vậy, đầu báo cháy khi được lắp đặt cần đạt tiêu chuẩn cao về mặt kỹ thuật.

Các đầu báo tự động gồm có:

  • Đầu báo cháy nhiệt

  • Đầu báo cháy khói

  • Đầu báo lửa

Đầu báo cháy nhiệt cần đảm bảo ngưỡng tác động 40 0C ÷ 170 0C

Đầu báo cháy nhiệt cần đảm bảo ngưỡng tác động 40 0C ÷ 170 0C

Đầu báo cháy nhiệt

Thời gian tác động lên đầu báo cháy nhiệt không quá 120 giây. Chúng nằm trong ngưỡng 40 0C ÷ 170 0C, mức gia tăng nhiệt độ không dưới 50C/phút.

Việc lắp đặt đầu báo nhiệt cần đảm bảo các tiêu chuẩn theo bảng sau:

Độ cao lắp đặt (m)

Diện tích bảo vệ (m2)

Khoảng cách lớn nhất (m)

Giữa các đầu báo nhiệt

Từ đầu báo nhiệt so với tường nhà.

 

 

7

3.5

3.5 - 6

 

5

2.5

6 - 9

 

4.5

2

Đầu báo nhiệt cần đảm bảo ngưỡng tác động lớn hơn nhiệt độ max của phòng là 20 độ C.

Đầu báo cháy khói cần lắp đặt đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo là 15m trong phòng có chiều rộng dưới 3m.

Đầu báo cháy khói cần lắp đặt đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo là 15m trong phòng có chiều rộng dưới 3m.

Đầu báo khói

Thời gian tác động đầu báo cháy khói không quá 30 giây với ngưỡng tác động trong khoảng 5 đến 20%/m. 

Việc lắp đặt đầu báo khói cần tuân thủ theo bảng dưới đây:

Độ cao lắp đặt (m)

Diện tích bảo vệ (m2)

Khoảng cách lớn nhất (m)

Giữa các đầu báo nhiệt

Từ đầu báo nhiệt so với tường nhà.

 

 

10

5

3.5 - 6

 

8.5

4

6 - 10

 

8.0

4

10 - 12

 

7.5

3.5

Đôi khi bạn cần lắp đặt đầu báo khói trong căn phòng sở hữu chiều rộng nhỏ hơn 3m. Lúc này, bạn cần đảm bảo các đầu báo khói cách nhau 15m. 

Đọc thêm:

Thực tế, đầu báo khói gồm có các loại như:

  • Đầu báo khói ion hóa

  • Đầu báo khói quang điện

  • Đầu báo khói tia chiếu

Với mỗi loại đầu báo khói cần tuân thủ nghiêm ngặt trong việc lắp đặt phù hợp với môi trường như:

  • Tuyệt đối không bố trí đầu báo khói ion hóa ở nơi có vận tốc gió không vượt quá 10 m/s. 

  • Đối với dòng đầu báo khói dạng quang điện: Không được lắp đặt ở nơi có cháy khói đen.

  • Đối với dòng đầu báo tia chiếu: Đảm bảo đường thẳng nối từ đầu phát đến đầu thu giữa hai cặp tối đa 14m. Đầu báo tia chiếu cách tường nhà và đầu báo khác

Đầu báo cháy lửa được lắp đặt ở vị trí trên tường hoặc trần nhà.

Đầu báo cháy lửa được lắp đặt ở vị trí trên tường hoặc trần nhà.

Đầu báo lửa

Thời gian tác động đầu báo lửa không quá 5 giây. Ngưỡng đảm bảo ngọn lửa trần đạt độ cao 15mm, cách đầu báo cháy tầm 3m

Đối với đầu báo lửa, việc lắp đặt chúng cần bố trí ở vị trí trên trần nhà hoặc tường. Hay bạn có thể lựa chọn lắp ngay tại thiết bị cần được bảo vệ. Các yêu cầu lắp đặt đầu báo lửa cần đảm bảo:

  • Nơi lắp đặt có độ ẩm không khí tối đa 98%

  • Nhiệt độ đầu báo lửa làm việc: -10 độ C đến +50 độ C.

  • Diện tích bảo vệ: Nằm trong khoảng chiều cao 3-7m, hình chóp với góc 1200.

Ngoài các bộ phận trên, yêu cầu lắp đặt hộp ấn nút báo cháy, hệ thống cáp và dây dẫn,... cũng vô cùng quan trọng. Để hiểu chi tiết về toàn bộ kỹ thuật lắp đặt hệ thống báo cháy, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng TCVN 5738. Nếu bạn còn có vướng mắc muốn được giải đáp về hệ thống báo cháy, bạn có thể liên hệ đến Nhà đẹp 9houz với chúng tôi.