X
Card image cap

Tìm hiểu TCVN 4453: Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

Linh Chi 2019-11-04

Trong những năm gần đây, điều kiện sống của con người ngày càng cao. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh sống của người dân, nhiều công trình xây dựng đã được tiến hành. Tuy nhiên, để quá trình thi công diễn ra tốt đẹp nhất thì không thể bỏ qua TCVN 4453. Đây chính là các chữ cái viết tắt của tiêu chuẩn Việt Nam về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Và quy phạm thi công và nghiệm thu. Vậy, bạn đã biết gì về các thông tin này chưa? Hãy cùng Nhà đẹp 9houz tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Các phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Các phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 được đề ra và các tổ chức, đơn vị xây dựng thực hiện áp cho việc thi công bê tông. Cho dù là các công trình có vốn đầu tư nước ngoài hay hình thức kinh doanh góp vốn đều phải tuân theo tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có sự chỉ dẫn cụ thể thì có thể bỏ qua. 

Ngoài ra, TCVN này còn quy định về các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cần có để kiểm tra và nghiệm thu hiệu quả và chất lượng thi công của các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép. Việc làm này không những đảm bảo được chất lượng. Mà còn hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường của khu vực thi công.

Thực tế, thì tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối.  Hoặc bằng bê tông nặng thông thường, trong đó khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông được quy định là 1800kg/m3 – 2500kg/m3. Hỗn hợp này sẽ được trộn ngay tại công trường hoặc sử dụng các bê tông chế trộn sẵn.

Ngược lại các tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:

  • Các loại bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng hay bê tông chịu hóa chất

  • Các loại bê tông được thi công bằng phương pháp đổ bê tông trong nước

  • Các kết cấu bê tông ứng suất trước

  • Các kết cấu quy định các thiết kế riêng

Trích dẫn một số tiêu chuẩn Việt Nam ( theo văn bản pháp luật )

Trích dẫn một số tiêu chuẩn Việt Nam

Trích dẫn một số tiêu chuẩn Việt Nam

Để bạn có thể hiểu thêm về các tiêu chuẩn Việt Nam, 9houz sẽ chia sẻ ngay những tiêu chuẩn cụ thể sau:

TCVN 5574 : 1991: Đây được coi là tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép

TCVN 2737 : 1990: Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và tác động. 

TCVN 4033 : 1985: Xi măng pooclăng – puzolan.

TCVN 4316 : 1986: Xi măng pooclăng – xỉ lò xo. TCVN 2682 : 1992: Xi măng pooclăng.

TCVN 1770 : 1986: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 1771 : 1986: Đá dăm, sỏi, sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4506 : 1987: Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5592 : 1991: Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

TCVN 3105 : 1993: Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử. TCVN 3106 : 1993: Bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt.

TCVN 3118 : 1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 3119 : 1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.

TCVN 5718 : 1993: Mái bằng và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu chống thấm nước.

TCVN 1651 : 1985: Thép cốt bê tông.

Đọc thêm:

TCVN 4453  về cốp pha và đà giáo

TCVN 4453 về cốp pha và đà giáo

TCVN 4453 về cốp pha và đà giáo

Yêu cầu chung

Đối với cốp pha đà giáo, bạn cần phải đảm bảo kết cấu thi công và độ cứng một cách chắc chắn và dễ tháo ráp nhất. Đồng thời, cần phải đảm bảo sự ổn định, không gây khó khăn cho quá trình đổ bê tông.

Cốp pha cần phải được khép kín. Như vậy, mới có thể bảo vệ được bê tông khỏi những ảnh hưởng xấu của thời tiết. Ngoài ra, trong quá trình gia công, cốp pha cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kích thước và quy trình thiết kế. 

Mặt khác, các vị trí chế tạo cốp pha có thể là tại nhà máy hay các công trình thi công. Song, trong quá trình sử dụng, cốp pha cần phải tuân theo hướng dẫn của các đơn vị.

Vật liệu

Vật liệu

Vật liệu

Theo TCVN 4453: Cốp pha có thể được tạo ra bởi nhiều chất liệu khác nhau. Có thể là gỗ, thép hoặc bê đã được đổ sẵn. Riêng với đà giáo có thể được làm bởi tre, buông…

Tuy nhiên, cho dù với chất liệu nào thì cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chí và điều kiện kinh tế cụ thể:

  • Cốp giáo: Gỗ làm cốp giáo phải là gỗ đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng như: TCVN 1075: 1971. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng theo các quy định hiện hành hay sử dụng các loại gỗ bất cập phân cũng được.

  • Đà giáo: Nếu vật liệu làm đà giáo là kim loại thì cần phải đáp ứng được khả  năng luân chuyển thường xuyên với các kết cấu khác nhau.

Đọc thêm:

Thiết kế cốp pha và đà giáo

Thiết kế cốp pha và đà giáo

Thiết kế cốp pha và đà giáo

Đối với việc thiết kế cốp pha và đà giáo cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra. Cụ thể là công thức tính trị số độ vồng. Bên cạnh đó, các bộ phận chịu lực nên hạn chế được tối đa các thanh nối. Đặc biệt, không được bố trí chúng lên cùng một vị trí chịu lực lớn nhé!

Lắp dựng cốp pha và đà giáo

Lắp dựng cốp pha và đà giáo

Lắp dựng cốp pha và đà giáo

Quá trình lắp ráp cần phải có các mốc trắc đạc hoặc tìm ra được các biện pháp cụ thể để có thể kiểm tra và giữ được các vị trí ổn định cho tim trục và các cao độ của kết cấu.

Ngoài ra, bạn còn phải tính toán một cách cụ thể về số lượng và vị trí. Việc làm này nhằm làm ổn định và xây dựng cơ sở chắc chắn cho cốp pha trong quá trình chịu tác động.

Kiểm tra và nghiệm thu

Cũng giống như các quá trình nghiệm thu khác, quá trình này cần phải tuân theo một khuôn mẫu và bảng quy định cụ thể.

Tháo dỡ cốp pha đà giáo

Tháo dỡ cốp pha đà giáo

Tháo dỡ cốp pha đà giáo

Quy trình này chỉ có thể diễn ra trong tình trạng bê tông đạt cường độ cần thiết kế. Như vậy kết cấu mới có thể chịu được trọng lượng tác động trong giai đoạn thi công. Trong quá trình tháo dỡ cốp pha, đà giáo. Bạn không nên gây va chạm mạnh tránh ảnh hưởng đến chất liệu bê tông.

Đọc thêm:

Kiểm tra và nghiệm thu

Quá trình nghiệm thu và kiểm tra cũng hết sức quan trọng. Chính vì vậy, bạn cần phải tuân theo một số TCVN 4453 nhất định. Cụ thể như sau:

Kiểm tra

Đối với việc kiểm tra, bạn cần phải lưu ý các khâu quan trọng  như sau: Khâu lắp dựng cốp pha đà giáo hay cốp thép. Hay chế tạo hỗn  chợ bê tông cùng các dung sai bên trong các kết cấu công trình.

Nghiệm thu

Nghiệm thu

Nghiệm thu

Bên cạnh lưu ý tuân theo các tiêu chuẩn trong việc kiểm tra thì nghiệm thu cũng cần được tiến hành một cách bài bản nhất nhé!

  • Đầu tiên bạn cần phải nghiệm thu chất lượng công tác cốt thép, cụ thể là tuân theo biên bản nghiệm thu trước đó

  • Chất lượng bê tông. Đối với thông tin này, bạn cần phải thông qua các kết quả và mẫu thử 

  • Bên cạnh đó, hãy tuân theo kích thước, hình dáng và vị trí của các kết cấu. Hay những chi tiết đặt sẵn  so với thiết kế ban đầu.

  • Tuy nhiên, bên cạnh đó các bản vẽ sẽ có thể cho phép bạn thay đổi các chi tiết  hây một số bộ phận trong thiết kế

  • So sánh và đối chiếu các kiểm tra cường độ của bê tông trên các mẫu thử và kết quả của các mẫu thử trên vật liệu khác.

  • Các biên bản nghiệm thu cốt thép và cốp pha ban đầu

  • Các biên bản nghiệm thu nền móng

  • Các biên bản nghiệm thu trung gian 

  • Sổ nhật ký thi công.

Trên đây là những thông tin về TCVN 4453 mà bạn không thể bỏ qua, Hi vọng với bài viết này bạn sẽ có cho mình những kiến thức tốt nhất. nếu bạn đang còn băn khoăn về các vấn đề này hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Nhà đẹp 9houz để  nhận được sự giúp đỡ nhé!