X
Card image cap

Tầm quan trọng của li tô trong kết cấu mái nhà VỮNG CHẮC

Dương Ngọc Hà 2019-12-02

Mỗi bộ phận của ngôi nhà đều mang có những vai trò và ý nghĩa khác nhau. Cấu tạo mái nhà rất quan trọng khi xây dựng nhà ở, và li tô trong kết cấu mái nhà rất là quan trọng. Ở  bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về li tô cũng như  tầm quan trọng mà nó mang lại. Tham khảo thêm các bài viết về kiến trúc xây dựng nhà ở tại đây nhé!

 

Tầm quan trọng của li tô trong kết cấu mái nhà vững chắc

Tầm quan trọng của li tô trong kết cấu mái nhà vững chắc

I. Li tô và các khái niệm liên quan đến cấu tạo mái nhà

1. Kết cấu đỡ tấm lợp

Kết cấu đỡ tấm lợp bao gồm: Tường thu hồi, vì kèo, xà gồ.

Đây là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong kết cấu đỡ tấm lợp của mái nhà. Tường thu hồi là một trong những bộ phận cấu tạo thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Tường thu hồi là loại kết cấu khá đơn giản, kinh tế, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực.

Xây tường thu hồi và lợp mái là một giải pháp hiệu quả trong khi xây dựng kết cấu mái được  sử dụng rất phổ biến trong các công trình thiết kế - xây dựng nhà ở dân dụng hiện nay: nhà ống đẹp, .... 

Tường thu hồi trong xây dựng nhà ở

Tường thu hồi trong xây dựng nhà ở

Tường thu hồi thông thường được xây dựng bằng gạch và đá là chủ yếu, góc nghiêng của tường thu hồi phụ thuộc vào góc nghiêng của mái nhà. Thông thường, với các  mái nhà có độ dốc lớn hoặc được giật cấp và độ nghiêng lớn thì thiết kế và thi công tường thu hồi cần phải đảm bảo được kết cấu của mái nhà.

Đối với những căn nhà cấp 4, tường thu hồi thường là 110mm có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ.

Trong quá trình thiết kế và thi công có thể lợi dụng các tường ngang chịu lực và xây tường thu hồi dạng nghiêng theo độ dốc để gác xà gồ lên. Thông thường, tường thu hồi ở bên ngoài dày 200mm và được bao quanh với độ dốc khoảng 60%, tường thu hồi ngăn phòng thì dày khoảng 110mm.

Đối với các công trình thiết kế nhà ở, biệt thự đẹp, nếu đã đổ mái bằng ở dưới rồi thì tường thu hồi xây khá đơn giản (có thể xây dựng bằng tường 10 để khối lượng tường nhẹ đi và đỡ tốn kém chi phí hơn cho việc xây dựng).

Tường thu hồi được xem là kết cấu chịu lực, đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà, có khả năng chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa, và bảo trì.

Trong xây dựng, tường thu hồi còn giúp phân bố trọng lực đều hơn cho mái nhà và có thể giữ được hình dáng chuẩn như trong bản thiết kế. Thanh đỡ mái được thi công dựa theo kiến trúc của tường thu hồi.

Vì kèo có dạng hình tam giác cân để đỡ 2 mái dốc về phía 2 bên. Trong hình tam giác vì kèo thì cạnh đáy là xà ngang, cạnh nghiêng là thanh kèo, các hoành được đặt vuông góc trên thanh kèo là kết cấu đỡ chính của mái dốc.

Vì kèo gỗ trong mái nhà

Vì kèo gỗ

Vì kèo thường được làm bằng gỗ, thép hoặc bê tông cốt thép. Đặc biệt, trong xây dựng những mẫu nhà truyền thống hoặc các mẫu nhà cấp 4, nhà tầng thì vì kèo thường được làm bằng gỗ tự nhiên.

Vì kèo bằng thép thường được sử dụng rất phổ biến bởi nó mang lại tính ứng dụng cao, được sử dụng trong rất nhiều từ xây dựng nhà ở cho đến các công trình xây dựng hiện đại khác. Còn vì kèo bằng bê tông cốt thép thì ít được sử dụng, thường thì chỉ dùng cho các công trình như nhà thờ, chùa, đình.

Xà gồ là một cấu trúc ngang trong một mái nhà. Nó có chức năng chống đỡ tải trọng của phần mái.  Xà gồ được làm bằng gỗ hoặc sắt hộp...Tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà lựa chọn chất liệu khác nhau bởi mỗi vật liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

thanh Xà gồ sắt

Xà gồ sắt

Trong các công trình bằng thép, nhôm, xà gồ thường có dạng hình chữ W.

Vị trí xà gồ thường được đặt như sau:

  • Được đặt thẳng đứng ở đỉnh kèo gọi là xà gồ nóc.

  • Đặt nghiêng theo mặt kèo là xà gồ giữa.

  • Đặt ở chân kèo, đặt thẳng đứng thì gọi là xà gồ biên.

Đọc thêm:

2. Kết cấu bao che

Kết cấu bao che là  khả năng chống thấm dột, che mưa nắng, cách nhiệt, giữ nhiệt và bảo trì cho ngôi nhà tránh khỏi những tác động xấu của tự nhiên. Kết cấu bao che bao gồm: Cầu phong, li tô và ngói.

  • Cầu phong: là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông được  đặt vuông góc với xà gồ. Cầu phong có tiết diện tối thiểu là 4x6cm và được liên kết với xà gồ bằng đinh.
  • Li tô: Là các thanh gỗ, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp. Li tô thường được làm bằng các thanh gỗ có kích thước là 3x3cm hoặc các nan tre, nan luồng được chẻ vót đều với bản rộng 3cm, còn nếu được làm bằng sắt thì bản rộng 2cm. Khoảng cách giữa 2 li tô phải phụ thuộc vào kích thước của viên ngói lợp.
  • Ngói:  Ngói thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà ở.

Kết cấu bao che của mái nhà

Kết cấu bao che

Hiện nay có rất nhiều loại ngói lợp như: Ngói đất nung, ngói đất nung tráng men, ngói xi măng, ngói không nung hay ngói màu, ngói ác - đoa, ngói composite. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tấm lợp tôn giả ngói để có thể tiết kiệm chi phí. Ngói được sản xuất với nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau, số lượng ngói lợp thông thường sẽ được tính bằng viên/m2.

Ngói lợp mái đẹp, chắc chắn

Ngói lợp mái đẹp

Hiện nay, trong các công trình nhà ở dân dụng hay biệt thự vườn, để làm mái dốc, người ta có thể đổ mái bằng bê tông, sau đó dán ngói lên trên, không cần tới khung kèo, cầu phong, li tô nữa. Bạn chỉ cần đan thép và đổ bê tông theo khuôn mái sẵn để hoàn thiện phần mái và sử dụng ngói lợp để dán lên phía trên. Tuy chi phí cho phương pháp làm mái này cao hơn nhưng những ưu điểm về tuổi thọ công trình, độ bền đẹp và ít phải sửa chữa, thấm dột rất xứng đáng.

Tóm lại, trong kết cấu bao che mái nhà thì Li tô là một bộ phận thuộc phần lấp lợp, nằm trong kết cấu bao che của mái nhà. Đây được xem là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kết cấu mái nhà để tạo nên một ngôi nhà hoàn hảo.

Đọc thêm:

II. Tìm hiểu về tác dụng của li tô trong thi công mái nhà

1. Vật liệu

Thanh li tô/mè thép thường được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm zincalume G550, AZ100 (tương đương 5500kg/cm2, trọng lượng lớp mạ tối thiểu là 100g/m2), có khả năng chống rỉ, trọng lượng siêu nhẹ, chất lượng an toàn cho các công trình xây dựng.

2. Kiểu dáng

Kiểu dáng của thanh li tô dạng thanh được cán nguội định hình kiểu Omega (Ω).

3. Ưu điểm nổi trội

Thanh li tô/mè thép thường được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm zincalume G550, AZ100 có rất nhiều ưu điểm nổi trội, cụ thể như:

  • Hiệu quả về chi phí

  • Siêu nhẹ, và bền, chắc

  • Chất lượng ổn định, không bị cong hay vặn xoắn.

  • Không bị mục, không rỉ sét.

  • Có khả năng chống mối mọt và côn trùng 100%

  • Không bị bắt lửa, có khả năng chống cháy

  • Thân thiện với môi trường.

Li tô thép trong xây dựng

Li tô thép

4. Ứng dụng của li tô trong thi công mái nhà

Thanh rui/mè thép mạ kẽm được sử dụng để làm cầu phong, giằng vì kèo trong các hệ mái nhà.

Đọc thêm:

III. Khoảng cách rui mè đạt chuẩn

Khoảng cách thanh mè/ li tô

1. Kích thước rui mè

  • Kích thước cỡ mè tối thiểu là 50 mm x 25 mm.

  • Rui trung tâm là 600 x 600 mm.

  • Khoảng cách mè từ 310 đến 343.

Kích thước rui mè

Kích thước rui mè

Khi lợp mái ngói cần đo đạc chính xác kích thước rui mè, và sắp xếp vị trí các rui mè thật kỹ lưỡng theo hệ thống giàn mái. Như vậy có thể đảm bảo rui không bị nhô ra mái hiên dẫn đến không đồng nhất và có thể gây tăng chi phí do phải cắt bỏ nhiều ngói ở vị trí rìa mái, làm tốn nhiều thời gian thi công mái nhà.

Trên cùng một hàng các thanh mè cần có cùng độ cao để khi lợp ngói được dễ dàng và có thẩm mỹ hơn và đảm bảo rằng phần mái hiên không bị nghiêng về sau để tránh bị đọng nước. Khoảng cách 2 thanh mè ở trên cùng phải được gần nhau từ 50- 100 mm phụ thuộc theo độ dốc mái.

2. Nguyên tắc chung khi chia rui mè lợp ngói

Việc chia mè, rui cũng được tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau:

  • Khi đặt hàng mè đầu tiên phía dưới cùng phải có khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5 cm.

  • Đặt hàng mè trên đỉnh mái cần canh đều và gắn hai hàng mè trên nóc mái có  khoảng cách là 8 cm.

  • Chia đều khoảng cách còn lại nằm trong giới hạn từ 31 đến 33 cm. Nếu khoảng cách rui mè nằm quá giới hạn sẽ gây khó khăn cho việc lợp mái và dẫn đến mái nhà bị rò rỉ nước.

Chia rui mè phải đảm bảo các nguyên tắc để đảm bảo kỹ thuật

Chia rui mè phải đảm bảo các nguyên tắc để đảm bảo kỹ thuật

3. Các bước lắp đặt rui mè

  • Lắp hàng mè đầu tiên (phía dưới cùng) sao cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5cm.

  • Đặt hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa 2 hàng mè là 8cm.

  • Chia đều khoảng còn lại nằm trong tầm 31 -33 cm. Nếu khoảng cách mè nằm ngoài giới hạn sẽ gây khó khăn cho việc thi công lợp  mái và hơn thế nữa khi sử dụng ngói hay bị rò rỉ nước.

Cách lắp đặt rui mè

Cách lắp đặt rui mè

Dưới đây là các bước để lắp đặt rui mè:

Các mè đỡ ngói là các thanh gỗ được đặt song song với nhau và vuông góc với phương dốc của mái. Mè được đỡ bằng các thanh rui có kích thước lớn hơn, và nên sử dụng các loại gỗ có chất lượng tốt để làm. Nên sử dụng cỡ mè tối thiểu là 50mm x 25mm, rui trung tâm là 600 x 600mm và khoảng cách mè từ 310 - 343 mm. Khi lợp mái, bạn cần phải đo đạc và sắp xếp vị trí lắp đặt các rui mè một cách hợp lý. Tránh tình trạng rui bị nhô ra phần mái hiên.

Phải đảm bảo trên cùng một hàng các thanh mè phải có độ cao bằng phẳng để việc lợp ngói được dễ dàng và đẹp hơn, tránh tình trạng phần mái hiên không nghiêng về sau sẽ dẫn đến bị đọng nước. Khoảng cách hai thành mè trên nóc từ 50 – 100mm, tùy thuộc vào độ dốc của mái. Thanh mè cuối cùng trên mái hiên cần phải cao gấp đôi mè kế bên.

Đọc thêm:

Trên đây là một số chi tiết cấu tạo mái nhà. Mỗi công trình nhà ở đẹp đều cần những thiết kế mái thật tinh tế, thẩm mỹ và sang trọng. Hy vọng rằng, bài viết  có thể phần nào giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo mái, đặc biệt là li tô và có được sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của mình.