Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt hiệu quả và độ bền cao
Hiện nay, máy giặt là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, nó là trợ thủ đắc lực giúp chị phụ nữ chu toàn công việc xã hội mà vẫn chăm sóc tốt cho chồng con. Mặt khác, máy giặt còn mang những tính năng ưu việt như tiết kiệm năng lượng và thời gian cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy giặt đúng cách để tăng tuổi thọ sử dụng cho chúng. Do đó, bài viết sau đây của Nhà đẹp 9houz sẽ hướng dẫn bạn những cách bảo quản và sử dụng máy giặt tốt nhất nhé!
I. 12 mẹo sử dụng máy giặt nên biết
1. Dùng bột giặt thích hợp, liều lượng vừa phải
Khi sử dụng máy giặt thì bạn nên sử dụng các loại bột giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt phải chú ý đến liều lượng bột cho vào máy khi giặt vì không phải cứ cho nhiều là quần áo sẽ sạch.
Lưu ý đến liều lượng bột giặt không chỉ giúp tiết kiệm, quần áo sạch sẽ mà còn đảm bảo chu trình hoạt động của máy giặt.
Xác định liều lượng bột trước khi cho vào giặt
2. Phân loại và kiểm tra quần áo trước khi giặt
Phân loại quần áo trước khi giặt là việc cần thiết vì nó sẽ giúp cho quần áo được sạch hơn và bảo vệ được lồng giặt tránh khỏi những dị vật va chạm vào thành lồng.
Ngoài ra, khi phân loại cần loại bỏ các dị vật ra khỏi quần áo, kéo khóa quần, lộn và rũ thẳng các ống tay áo. Với những đồ dễ rách bạn nên cho riêng vào túi đựng để đảm bảo đồ nguyên vẹn sau khi giặt. Với những quần áo bị mốc, không tẩy mốc quần áo trong khi giặt máy, phải tẩy bằng tay trước khi cho vào máy giặt.
Phân loại đồ là cách bảo vệ máy hiệu quả
3. Không giặt quá tải
Nếu bạn muốn quần áo được giặt sạch, thời gian giặt nhanh hơn và quản quản tốt cho máy giặt thì cách tốt nhất bạn không nên giặt đồ quá tải. Nếu nhà bạn đông người và lượng quần áo cần giặt nhiều, hãy chọn kích thước máy giặt lớn và đủ dùng.
Mặt khác, nếu bạn giặt đồ quá tải thì sẽ gây rung, lắc và tạo tiếng ồn lớn. Có trường hợp giặt quá tải, quần áo đã bị văng ra khỏi lồng giặt và chỉ có thể nhờ đến thợ sửa chữa thì bạn mới có thể lấy quần áo ra khỏi đó.
Giặt quá tải gây ảnh hưởng đến chu trình làm việc của máy giặt
Đọc thêm:
- Tìm hiểu kích thước sofa phù hợp nội thất phòng khách nhà ống cho mọi hộ gia đình
4. Không nên giặt quần áo quá ít
Không giặt quá tải nhưng cũng không đồng nghĩa là bạn giặt quá ít vì máy giặt chỉ hoạt động đúng công suất với số lượng đủ quần áo được đặt ra.
Nếu bạn muốn quần áo được giặt sạch và nhanh khô thì hãy nên giặt đúng liều lượng vừa đủ của nó.
Không nên giặt quá ít quần áo
5. Giữ máy giặt khô thoáng
Bạn nên chú ý đến máy giặt sau khi giặt xong và cần giữ cho máy luôn khô thoáng. Vì nếu máy giặt bị ẩm ướt thì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến bàn phím máy giặt gây đơ, liệt phím.
Luôn giữ cho máy giặt được khô thoáng
6. Kê máy giặt cân bằng
Điều quan trọng nhất khi lắp đặt máy giặt đó là kê máy sao cho cân bằng, vì nếu không cân nó sẽ gây ra rung lắc mạnh và tiếng ồn lớn cho máy giặt khi sử dụng. Mặt khác, sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
Kê máy giặt cân bằng tránh rung lắc, tiếng ồn khi sử dụng
7. Mẹo tiết kiệm điện, nước
Để tiết kiệm điện vào nước thì cách tốt nhất bạn nên giặt với lượng quần áo vừa đầy máy. Ngoài ra, bạn nên dùng chế độ nước lạnh để xả quần áo thì sẽ tiết kiệm điện hơn rất nhiều.
Khi không sử dụng thì nên ngắt nguồn điện và bạn nên dùng những sản phẩm máy giặt có thương hiệu và đạt chuẩn về chất lượng thì sẽ có chế độ tiết kiệm tự động.
Nên học cách tiết kiệm điện và nước khi sử dụng máy giặt
8. Vệ sinh lồng giặt theo định kỳ
Thông thường các loại máy giặt hiện nay thì có chức năng tự làm sạch lồng, do đó bạn chỉ cần thiết lập chương trình để máy tự làm sạch.
Việc vệ sinh lồng giặt theo định kỳ giúp loại bỏ các bụi bẩn trong lồng, tránh nấm mốc bám vào quần áo khi giặt và tăng tuổi thọ cho máy giặt.
Vệ sinh lồng theo định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc
Đọc thêm:
- “Xắn tay áo” lên vệ sinh cửa sổ chỉ trong “nháy mắt” sạch đẹp
9. Luôn vệ sinh hộp đựng xà phòng
Xà phòng là loại chất tẩy rửa có khả năng bám rất chắc vào chất liệu nhựa, do đó nó dễ gây nấm mốc và vi khuẩn trong hộp đựng xà phòng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh chúng.
Mặt khác, vệ sinh hộp đựng xà phòng còn giúp quần áo không đóng cặn khi giặt xong.
Vệ sinh hộp đựng xà phòng tránh vi khuẩn, nấm mốc
10. Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt
Máy giặt sử dụng lâu ngày nếu không được vệ sinh sẽ đóng cặn bã trong và ngoài lồng dẫn đến tăng độ ma sát gây tiếng ồn và cuối cùng là giảm tuổi thọ của máy.
Do đó, bạn nên biết cách vệ sinh máy giặt tại nhà để thường xuyên có thể vệ sinh chúng hơn. Với những nguyên liệu đơn giản như: 2 cốc giấm ăn, 1/4 cốc bột baking soda, 1/4 cốc nước sạch, 1 miếng bọt biển.
Bạn nên vệ sinh máy giặt thường xuyên để máy giặt trong luôn như mới, quần áo có mùi thơm dễ chịu và kéo dài tuổi thọ của máy.
Cách vệ sinh máy giặt tại nhà
11. Ngăn chặn những sửa chữa không cần thiết
Để máy giặt sử dụng trơn chu theo đúng quy trình thì bạn nên thường xuyên vệ sinh và tuân thủ đúng các bước khi giặt.
Mặt khác, nếu bạn thường xuyên bảo quản và chăm sóc máy giặt thì sẽ hạn chế được các lỗi hỏng hóc cho máy cũng như ngăn chặn những sửa chữa không cần thiết.
Vệ sinh và bảo quản máy giặt giúp ngăn chặn những sửa chữa không cần thiết
12. Lựa chọn chế độ vắt thích hợp
Ở máy giặt thì chế độ giặt luôn đi kèm với chương trình giặt, nhưng nếu bạn muốn quần áo nhanh khô hơn thì hãy chọn chế độ vắt phù hợp nhé!
Với những đồ mỏng, nhanh khô thì bạn nên chọn chế độ vắt thấp là phù hợp. Còn với đồ, quần áo dày thì ngược lại.
Chọn chế độ vắt phù hợp giúp quần áo mau khô hơn
II. 9 sai lầm thường gặp khi dùng máy giặt
Những lỗi khiến máy giặt nhanh hỏng
1. Giặt với nước quá nóng
Quần áo sẽ có độ bền và màu sắc tốt hơn nếu bạn giặt ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên một số người chi rằng giặt với nước ở nhiệt độ cao thì sẽ giúp quần áo sạch nhưng thực tế thì nếu bạn giặt với nước nóng hay lạnh thì quần áo cũng sẽ sạch như nhau.
Do đó, bạn nên chọn nước lạnh để tiết kiệm điện cũng như giữ cho quần áo được bền, đẹp hơn.
Chọn chế độ giặt nước lạnh giúp quần áo bền đẹp hơn
2. Giặt vết bẩn khó sạch bằng máy
Nếu quần áo bạn dính bẩn khó sạch hay dầu nhớt thì tốt hơn hết bạn nên ngâm và giặt bằng tay, xử lý vết bẩn cứng trước khi đưa vào máy sạch giặt sạch lần nữa. Mặt khác, còn tránh lây bẩn sang các đồ khác.
Bạn có thể sử dụng nước chanh hoặc soda để tẩy, đánh bật các vết bẩn khó sạch đó
Xử lý vết bẩn khó sạch trước khi đưa vào máy
3. Cho quá nhiều bột giặt hoặc nước làm mềm vải
Nếu bạn cho quá nhiều bột giặt hoặc nước làm mềm vải thì rất có thể sẽ làm cản trở sự lưu thông của khoang chứa bột và nước xả. Ngoài ra, nó còn gây ra mùi khó chịu và làm quần áo lâu khô hơn.
Nếu quần áo của bạn thực sự bẩn thay vì cho nhiều bột giặt và nước xả vải thì bạn nên giặt 2 lần.
Tránh cho quá nhiều bột giặt và nước xả vải vào khoang chứa
4. Dùng nước làm mềm vải cho tất cả các loại trang phục
Nước làm mềm vải không chỉ mang lại hương thơm dễ chịu cho quần áo của bạn mà nó còn làm cho quần áo bạn thêm mềm mại và tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, với một số đồ dùng bạn không nên cho quá nhiều nước làm mềm vải khi giặt như: khăn tắm, đồ thể thao hay quần áo làm từ sợi tổng hợp.
Không sử dụng nước làm mềm vải với tất cả các đồ khi giặt
5. Giặt đồ lót bằng máy giặt
Nếu bạn giặt đồ lót bằng máy giặt thì nên dừng lại ngay vì nó sẽ rất dễ bị hỏng, nhão và biến dạng sau khi giặt. Ngoài ra, giặt máy sẽ không làm sạch hết vết bẩn bám trên đồ lót. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên giặt bằng tay.
Tuyệt đối không giặt đồ lót bằng máy giặt
6. Dùng chất tẩy trắng với các đồ làm từ sợi elastane, lycra hay spandex
Người Việt luôn có thói quen tẩy trắng quần áo bằng các chất tẩy rửa khác nhau. Tuy nhiên, với cách làm này nó đã làm yếu sợi vải dần dẫn đến bào mòn và rách. Do đó, bạn không nên lạm dụng với các chất tẩy trắng này.
Hạn chế sử dụng các chất tẩy trắng đồ
7. Giặt quần jean quá thường xuyên
Các nhà sản xuất quần jean luôn khuyến cáo không nên giặt quần quá thường xuyên vì nó giặt bằng máy sẽ không giữ được màu quần lâu và mất đi độ đàn hồi co giãn của chất vải.
Tốt hơn hết bạn nên cách 2-3 tháng giặt máy quần jean 1 lần sẽ giữ được màu quần luôn như mới.
Hạn chế giặt máy quần jean
8. Làm khô sai cách
Làm kho sai cách ảnh hưởng không nhỏ tới độ bền của quần áo. Sâu đây là một số mẹo giúp bạn tránh khỏi lỗi này.
Không nên sấy tự động với đồ có vải mỏng thường xuyên.
Không phơi và sấy quá khô
Không treo đồ len lên móc vì chúng dễ nhão
Trước khi phơi phải rũ qua
Cách làm khô quần áo đứng cách
9. Không vệ sinh máy giặt
Sử dụng lâu ngày sẽ làm máy giặt đóng cặn và nấm mốc cả trong lẫn ngoài, nếu bạn không vệ sinh thường xuyên sẽ bám gây ố bẩn cho quần áo.
Sau đây là quy tắc sử dụng máy giặt:
Khi giặt xong cần mở nắp để cho khoang lồng máy được khô ráo.
Loại bỏ cặn bột sau mỗi lần giặt
Thường xuyên vệ sinh lồng.
Thường xuyên vệ sinh lồng giặt giúp xua tan nấm mốc và bụi bẩn
III. 7 cách tiết kiệm năng lượng cho máy giặt
6 cách sử dụng máy giặt giúp tiết kiệm điện
1. Luôn tiến hành các chu trình giặt ở nhiệt độ bình thường
Hiện nay, đa số các máy giặt đều có chế độ điều chỉnh nhiệt độ nước theo chu trình giặt để quá trình giặt đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng và làm nóng nước mất khá nhiều thời gian và năng lượng điện.
Mặt khác, theo các chuyên gia thì giặt ở mức độ giặt nào thì độ làm sạch quần áo của máy cũng như nhau. Do đó, bạn nên lựa chọn chế độ giặt ở nhiệt độ bình thường để quần áo luôn bền màu cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tiến hành chu trình giặt ở nhiệt độ bình thường
2. Chọn mực nước giặt phù hợp
Với những loại máy giặt thông thường có 3 mực nước ứng với các chu trình giặt. Do đó, với lượng quần áo ít thì bạn nên chọn mức nước thấp, còn nếu lượng quần áo nhiều thì bạn chọn mực nước cao. Tóm lại, bạn nên chọn mực nước phù hợp với lượng quần áo giặt.
Việc lựa chọn mực nước phù hợp không chỉ tiết kiệm lượng nước trong quá trình giặt mà còn giảm bớt thời gian và chi phí điện cho gia đình bạn.
Chọn mực nước phù hợp sẽ rút ngắn thời gian giặt
3. Chọn chu trình giặt phù hợp
Mặc dù hiện nay, với các dòng máy hiện đại sẽ có chức năng nhận diện lượng quần áo giặt và tự động lựa chọn chế độ giặt phù hợp. Tuy nhiên, với các loại máy thông thường thì bạn vẫn cần chủ động lựa chọn quy trình giặt cho nó.
Vì nếu máy tự động chọn nó sẽ chọn chế độ làm tiêu tốn nước và năng lượng điện hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn để tiết kiệm thời gian và năng lượng sử dụng
Chọn chu trình giặt phù hợp
4. Chọn bột giặt phù hợp
Với các loại máy giặt khác nhau, các nhà sản xuất sẽ đưa ra các gợi ý với các loại bột giặt phù hợp giúp giặt sạch, nhanh và đảm bảo tuổi thọ sử dụng máy hơn.
Vì thế bạn nên nghe theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để lựa chọn bột giặt và các loại nước xả vải cho phù hợp.
Lựa chọn bột giặt phù hợp cho máy giặt
5. Chọn chế độ vắt phù hợp
Thông thường chế độ vắt sẽ đi liền với chương trình giặt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quần áo nhanh khô hơn thì bạn nên chủ động lựa chọn chế độ vắt phù hợp cho từng chất liệu đồ giặt.
Đọc thêm:
- Bí quyết chọn mua cầu thang đẹp chuẩn không cần chỉnh
6. Không giặt quá tải
Không giặt quá tải tức bạn không nên giặt quá ít hoặc quá nhiều trong 1 lần giặt. Bạn nên cân nhắc lượng quần áo trước khi đưa vào máy giặt.
Lượng quần áo chỉ nên vừa đủ với lồng giặt vì nếu quá tải sẽ gây rung lắc và tiếng ồn lớn ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.
Không nên giặt quá tải
7. Giặt quần áo ở thời điểm phù hợp
Ở nhiều nước trên thế giới thì việc phân chia giá điện theo các khung giờ khác nhau không có gì lạ. Tuy nhiên, nước ta thì chưa xuất hiện trường hợp này và trong tương lai sẽ có.
Giặt quần áo ở các khung giờ thích hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng hơn. Còn đối với nước ta, bạn nên phân ra từng thời điểm giặt khác nhau để đảm bảo máy giặt được nghỉ ngơi trước khi thực hiện chu trình làm việc tiếp theo.
Lựa chọn thời điểm giặt đồ thích hợp
Trên đây là những chia sẻ về cách sử dụng máy giặt cũng như các sai lầm khi sử dụng máy giặt hiện nay. Ngoài ra, bài viết còn để cập đến những cách giúp bạn tiết kiệm điện năng khi giặt. Do vậy, rất mong quý bạn đọc tham khảo bài viết của chúng tôi để có thêm kiến thức bảo quản máy giặt thật tốt nhé!