X
Card image cap

Sắm lễ cúng giao thừa thế nào để vừa ĐƠN GIẢN vừa THÀNH KÍNH?

Hoàng Thu Phương 2020-02-07

Hàng năm, cứ mỗi lần một năm cũ qua đi và dịp Tết rộn ràng chuẩn bị đến, mọi thành viên trong gia đình lại tụ họp, sum vầy bên nhau và cùng nhau thực hiện các nghi thức cúng giao thừa truyền thống. Vậy, bạn cần chuẩn bị gì để lễ giao thừa năm nay của bạn vừa đơn giản, tiết kiệm lại vừa mang đầy đủ ý nghĩa? Hãy xem ngay tất tần tật những điều cần biết về giao thừa ngay trong bài viết sau đây của Nhà đẹp 9houz nhé.

 

I. Lễ cúng giao thừa là gì?

Đêm giao thừa hay còn có tên gọi khác là “trừ tịch” là một thời điểm vô cùng linh thiêng của sự chuyển giao giữa năm cũ vừa qua và năm mới lại đến. Sở dĩ người ta gọi đêm này là đêm trừ tịch bởi đây là buổi đêm cuối cùng của năm, vô cùng tối. Người ta cũng hay ví von “Tối như đêm ba mươi là vậy”.

Ý nghĩa của lễ cúng gia thừa

Mâm cúng trừ tịch

Mâm cúng trừ tịch

Trừ tịch là một đêm tĩnh lặng và vô cùng thiêng liêng, được xem là khoảnh khắc quan trọng để rũ bỏ mọi phiền muộn và đau khổ trong năm cũ. Theo nhiều tục lệ truyền thống, vào những đêm này, gia đình người Việt sẽ làm lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch để xua đuổi ma quỷ và đem lại nhiều điều mới mẻ, tốt lành cho một năm sắp đến.

Lễ cúng giao thừa diễn ra vào đêm giao thừa

Lễ cúng giao thừa diễn ra vào đêm giao thừa

Lễ cúng giao thừa thường sẽ được thực hiện vào đúng đêm giao thừa, trong khoảng giờ Tý, nghĩa là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Đọc thêm:

  • CHUYÊN GIA trả lời: Thiết kế sân vườn đẹp đón lộc xuân về

II. Ý nghĩa của nghi lễ cúng giao thừa

1. Phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam

Đây được xem là một nghi thức vô cùng truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Đó là một nét đẹp văn hóa cần phải duy trì theo năm tháng.

2. Là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, giây phút thiêng liêng

Lễ cúng giao thừa là phong tục của ông cha ta

Lễ cúng giao thừa là phong tục của ông cha ta

Người ta tin rằng mọi điềm tốt hay điềm xấu xảy ra trong giây phút chuyển giao thời khắc này đều có liên quan đến vận mệnh của mỗi thành viên gia đình trong năm sắp đến. Chính vì thế, cúng giao thừa cũng là cách nhắc nhở chúng ta quên đi mọi chuyện không vui trong năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới với tâm thế sẵn sàng. Ngoài ra, rất nhiều kiêng kỵ được tuân thủ một cách triệt để trong khoảnh khắc này.

3. Là lúc mà quan quân trong nom hạ giới năm cũ kéo về trời và quan quân mới sẽ kéo xuống để tiếp quản hạ giới

Trong các quan niệm dân gian của người Việt xưa, cứ mỗi năm, thiên đình lại thay mới mọi quan quân với nhiệm vụ trông nom công chuyện dưới hạ giới, trong đó, sẽ có một vị quan đứng đầu với toàn quyền quyết định. Nếu như năm đó mà dân chúng làm ăn phát đạt, không phải chịu thiên tai nhiều, vị quan này sẽ được coi là một vị quan anh minh và giỏi giang. Còn ngược lại, dưới hạ giới phải chịu nhiều cơ cực, thì đó sẽ là một người quan kém cỏi và lười biếng.

Với ý nghĩ này, ông bà ta luôn chú ý đặt mâm giao thừa thật gọn gàng và đầy đủ để quan quân mới chú ý chiếu cố đến mình.

4. Tỏ lòng thành với quan quân

Lễ cúng giao thừa tỏ lòng thành với quan quân

Lễ cúng giao thừa tỏ lòng thành với quan quân

Cũng cùng ý nghĩa trên, ông bà ta quan niệm rằng trong những giây phút giao thừa vội vã đó, sẽ có quân đi và quân về tấp nập trên không trung, nhưng chúng ta không thể thấy được bằng mắt trần Để tỏ lòng thành của mình với quan quân cũ và chào đón quan quân mới, mỗi gia đình đều làm một mâm cúng giao thừa đầy đủ, trọn vẹn. Đây cũng là một tập tục thể hiện lòng tri ân và báo ân của dân tộc Việt Nam

5. Cầu chúc một năm mới trọn vẹn gia đình hưng thịnh

Bên cạnh đó, việc cúng giao thừa cũng là khoảnh khắc mà mọi thành viên trong gia đình sum họp bên nhau. Ở những thời gian hiếm hoi này, lễ giao thừa sẽ tạo cơ hội cho chúng ta cầu chúc cho cả gia đình một năm mới đầy thịnh vượng và hạnh phúc.

Đọc thêm:

III. Mâm cúng giao thừa gồm những gì theo phong tục ba miền?

1. Miền Bắc

Nói chung thì mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Bắc khá đa dạng, phong phú và đầy đủ. Món đặc biệt nhất không thể thiếu trong những mâm cỗ mặn của miền này là gà luộc với xôi. Thông thường, gà dùng để làm mâm cỗ giao thừa là gà trống.

Theo nhiều quan niệm dân gian xưa, lễ giao thừa là đêm và lúc này, mặt trời đang ngủ rất sâu. Do đó, các cụ chuộng cúng gà trống hơn gà mái với hy vọng rằng, con gà trống kia sẽ đem tiếng gáy của mình đánh thức mặt trời dậy, đem lại cho nhân gian ánh sáng bình an, mưa thuận - gió hòa và con đường tiền tài, sức khỏe thêm sáng sủa.

Những con gà trống vàng ươm nằm giữa mâm xôi đủ sắc thơm nức mũi sẽ là hình ảnh gắn liền với tâm trí của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là những ai sống ở miền Bắc. Đây cũng là nét văn hóa độc đáo và chưa bao giờ lỗi thời theo năm tháng.

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cúng giao thừa miền Bắc

Ngoài xôi, gà… người Bắc cũng thường cúng thêm bánh chưng và hoa quả. Những trái già và chín mọng nước, còn tươi mới được bày biện trên mâm trông vô cùng hấp dẫn, dùng để cung kính dâng lên cho thần linh, tổ tiên hay thổ địa…

Đặc biệt nhất, trong các mâm cỗ đêm giao thừa ở miền Bắc, người ta còn thấy có cả trứng luộc để cùng với gạo, muối và cháo trắng, với ý nghĩa xua đuổi tà ma ngoại đạo, đem lại cho gia đình sự bình an trong năm mới.

2. Miền Trung

Miền Bắc là thể, thế ở miền Trung, mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Theo nhiều chia sẻ thì đêm giao thừa ở miền Trung được thực hiện ngoài trời với trầm hương ngào ngạt và không gian cung kính, thiêng liêng, dùng để thờ phượng thần linh. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ xếp hàng theo thứ từ để dâng hương vào ngày lễ giao thừa. Ở thời khắc này, bàn thờ phải chú ý luôn giữ đèn sáng và nghi ngút khói trầm hương.

Mâm cỗ của người miền Trung cũng chẳng khác người miền Bắc là bao, cũng bao gồm bánh chưng, gà luộc và đặc biệt có thêm sự có mặt của bánh nếp. Nhiều gia đình sẽ dùng vài chén rượu với ý nghĩa bỏ lại những điều không vui theo năm cũ trôi đi, đón nhận năm mới đến với hy vọng, may mắn và sự sung túc.

3. Miền Nam

Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc không biết mâm cúng giao thừa gồm những gì đối với các gia đình miền Nam.

Vào thời khắc giao thừa, hầu hết gia đình ở miền Nam đều sẽ cúng ở ngoài sân và cả trong nhà. Lễ cúng được thực hiện đơn giản với mâm ngũ quả, hoa vạn thọ hoặc hoa sống đời, 2 cây đèn cầy và lư hương, có thể có thêm giấy tiền vàng bạc…

Mâm cúng giao thừa đơn giản

Mâm cúng giao thừa đơn giản

Ở miền Nam ngày nay, nghi thức cúng giao thừa đã được lược giản rất nhiều công đoạn so với trước đây, giảm đi các lễ nghi phức tạp. Nếu như đầy đủ, mâm mặn phải có thủ lợn luộc và gà trống luộc, có bày trí thêm bánh chưng, xôi hoặc chè. Đặc biệt bạn còn phải chuẩn bị thêm bắp cải thảo được trang trọng đặt trên bàn cúng trước nhà. Đúng ngày vào thời điểm giao thừa, gia chủ sẽ thắp đèn và khấn vái, đọc án.

Hiện nay, nhiều gia đình truyền thống vẫn tuân thủ đầy đủ các nghi thức có trong lễ, một số lại chọn giải pháp giản lược đơn giản mâm cúng.

Đọc thêm:

  • Học “lỏm” kinh nghiệm trang trí phòng khách ngày Tết từ ông cha

IV. Bày trí mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thế nào là phù hợp?

1. Cúng giao thừa ngoài trời

Bất kỳ dân tộc nào cũng xem giao thừa là một giây phút thiêng liêng, trang trọng.

Cúng giao thừa ngoài trời

Cúng giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ xưa, lễ giao thừa sẽ được tổ chức để chào đón các Thiên Binh, gồm 12 vị Hành khiển, xuống hạ giới. Do vội vã xuống thế mà không kịp đi vào nhà, nên người ta đã chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời để các vị thưởng thức. Cứ hết một năm, những vị Hành khiển cũ sẽ về lại Thiên giới và bàn giao công việc lại cho những Thiên binh khác.

Mâm lễ ngoài trời sẽ được bày trí tùy theo lòng thành kính tiễn của gia đình để đưa người Nhà trời về thiên giới và chào đón người cai quản mới xuống trần gian. Do đó, một mâm cúng giao thừa ngoài trời thường sẽ có bánh chưng, gà luộc, trầu cau, hoa quả, mứt kẹo, rượu và vàng mã. Bên cạnh đó còn có thêm bình hương, đèn dầu hoặc nến.

2. Cúng giao thừa trong nhà

Vậy thì mâm cúng giao thừa gồm những gì nếu là mâm cúng trong nhà? Thông thường, mâm cúng này sẽ bao gồm các món ăn mặn với sự chế biến vô cùng trang nghiêm gồm:

  • Cỗ mặn: tùy theo khả năng chuẩn bị của từng gia đình mà mâm cỗ mà sẽ có những món sau: thủ lợn, gà luộc, mứt kẹo, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, rượu nước…

  • Cỗ ngọt và cỗ chay: thường bao gồm hương trầm, hoa, nến hoặc đèn dầu, bánh kẹo, mứt, rượu bia và các loại đồ uống.

Cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà

Đọc thêm:

V. Ghi nhớ bài cúng giao thừa

Cuối cùng, để lễ giao thừa thêm trọn vẹn, hãy đọc thuộc bài cúng giao thừa

hay còn gọi là văn khấn giao thừa sau đây:

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

- Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan

- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút Giao thừa năm Đinh Dậu với năm Mậu Tuất, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………

Nhân phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng - đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

(Nguồn: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin)

Đọc thêm:

  • 10 cách trang trí bep dep Ý NGHĨA mang may mắn cho cả năm

Trên đây là những gợi ý của chúng tôi để các bạn có thể sắm cho mình một mâm cúng giao thừa vừa đơn giản mà lại tiết kiệm nhất. Chúc các bạn thành công!