X
Card image cap

PHẢI thật tỉnh táo khi đặt xương rồng phong thuỷ phong nhà

Dương Ngọc Hà 2020-02-07

Xương rồng là một loài cây có ý nghĩa rất lớn trong quan niệm phong thủy. Hiện nay, nó được rất nhiều người ưa chuộng, nuôi trồng trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết đặt xương rồng phong thủy ra sao cho chuẩn. Bởi, vị trí phong thủy của xương rồng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người trồng.

 

I. Cây xương rồng là gì?

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Họ cây Xương rồng thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Đây là một loại cây phổ biến nhiều ở Châu Mỹ nhất là ở những vùng nhiều cát sa mạc. Số lượng loài xương rồng có thể lên đến từ 1.500 đến 1.800 loài.

Xương có đến hàng ngàn loài cây khác nhau
Xương có đến hàng ngàn loài cây khác nhau

2. Đặc điểm

Xương rồng có lá thân mọng chứa nhiều nước nên có thể sống ở điều kiện khô hạn. Ta có thể bắt gặp rất nhiều giống cây xương rồng, có thể sống trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt, đặc biệt là những hoang mạc.

Thân của chúng rất phát triển và có kích thước, hình dạng khác nhau. Cây thường mọc thành bụi, lá có dạng gai, mức độ thoát hơi nước thấp.

Hoa xương rồng cực kỳ hiếm gặp
Hoa xương rồng cực kỳ hiếm gặp

Cây xương rồng có hoa, nhưng hoa nở rất hiếm gặp, thậm chí mấy năm cho đến vài chục năm một lần.

Cây có đặc tính ưa sáng, không yêu cầu nhiều nước để có thể sống và sinh trưởng tốt. Chúng có tính chống chịu cao, vì vậy, không đòi hỏi sự chăm sóc quá tỉ mỉ của người nuôi.

II. Ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng được cho là có khả năng hấp thụ các bức xạ xấu trong nhà. Đặc biệt, loài cây này còn hàm chứa một nội tại phong thủy tuyệt vời. Tuy nhiên, tùy vào từng vị trí trong nhà, loài cây lại đem lại một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Cụ thể, nếu chúng ta biết cách áp dụng đúng kiến thức, xương rồng sẽ không chỉ tô điểm cho không gian nội thất mà còn đem lại tài lộc, may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Theo quan niệm phương đông, hình dáng của xương rồng thuộc vào loại đặc biệt, thân phát triển theo hướng đi lên, giống như sự vươn lên của con rồng. Từ đó, nó giống như biểu tượng cho sức mạnh, ý chí cầu tiến của người trồng.

Cây xương rồng được bao bọc bởi gai
Cây xương rồng được bao bọc bởi gai

Chính vì thế, nó là một trong những loài cây có khả năng hóa hung cao. Đối với cuộc sống hôn nhân, trong quan niệm dân gian, nếu cây được đặt tại vị trí có con giáp tương ứng với vợ hoặc chồng, sẽ giúp cả hai thông cảm và hiểu nhau hơn.

Về vị trí, cây xương rồng nếu được đặt trước hoặc sau nhà sẽ có tác dụng xua đuổi trộm cắp, năng lượng xấu xâm nhập vào nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tích cực này, cây xương rồng khi được nuôi làm cảnh trong nhà lại đem lại những điều tiêu cực.

III. Những điều tuyệt đối CẤM KỴ khi đặt cây xương rồng trong nhà

1. Không bày xương rồng trong nhà

Tại sao lại không nên nuôi cây xương rồng trong nhà như một loài cây cảnh?

Về đặc điểm của cây xương rồng là cây gai, có nhiều mũi nhọn chĩa vào người, nó tạo ra các luồng khí xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, thân gây có rất nhiều gai, tạo luồng sát khí bao bọc không gian ngôi nhà.

Hơn nữa, nếu bày xương rồng trong nhà, các thành viên trong gia đình, dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, đời sống tinh thần đi xuống, tình cảm duyên phận gặp trục trặc.

Cây đem lại nguồn năng lượng xấu
Cây đem lại nguồn năng lượng xấu

Đôi khi, xương rồng có nở hoa, có thể đem lại năng lượng mới mẻ, tốt lành nhưng cũng không thể lấn át đi nguồn khí xấu xuất phát từ gai.

Bạn chỉ nên xem xét đặt cây ở ngoài cửa, bởi cây sẽ có ý nghĩa như một vị thần bảo vệ, ngăn các nguồn khí xấu xâm nhập từ bên ngoài vào.

2. Không đặt trong phòng tân hôn

Đây là nơi gần gũi, thân mật của một cặp đôi mới cưới, chính vì thế cần tạo không gian ấm cúng, thoải mái để cả hai có thể tự do,nghỉ ngơi. Nếu trồng xương rồng trong phòng tân hôn, nó sẽ giống như một rào cản khó chịu, tác động đến không khí.

Kiêng xương rồng trong phòng tân hôn
Kiêng xương rồng trong phòng tân hôn

Loài cây này còn có ý nghĩa mang miếng, trả miếng, điều này khiến cho vợ chồng dễ hiểu lầm nhau, gây tổn thương cho nhau, không bao dung, che chở nhau. Điều này có tác động không nhỏ lên cảm xúc của cả hai.

3. Không nên đặt trên bàn làm việc

Hiện nay, các chậu xương rồng nhỏ xinh được yêu thích và đặt trên những bàn làm việc ở chốn công sở. Tuy nhiên, đang có một sự hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng về ý nghĩa của cây xương rồng phong thủy.

Không nên đặt trên bàn làm việc
Không nên đặt trên bàn làm việc

Thuyết phong thủy cũng quan niệm rằng ‘hình nào khí nấy’, nếu cây xanh tươi, phát triển khỏe mạnh, sẽ có tác dụng tích cực. Ngược lại, nếu cây có vẻ ủ rũ, gai góc, xù xì sẽ tạo ra ám khí, sát khí. Chính vì vậy, nếu bàn trong văn phòng làm việc sẽ khiến nhân viên làm việc không hiệu quả, nhà lãnh đạo bế tắc, khó tìm ý tưởng điều hành, không sáng suốt, dẫn đến tài sản công ty dễ bị mất mát.

4. Không đặt trong bếp

Muốn nấu ra những món ăn ngon, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, tâm trạng của người nấu phải nên ở trạng thái vui vẻ, bình tĩnh. Tuy vậy, nếu có sự xuất hiện của cây xương rồng, nó sẽ tạo ra một nguồn không khí nặng nề, làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người nấu, từ đó truyền đến những người thưởng thức những món ăn đó.

Bếp cũng là vị trí kiêng kị đặt xương rồng
Bếp cũng là vị trí kiêng kị đặt xương rồng

IV. Mách bạn mẹo chăm sóc xương rồng

Hầu như, gia đình hiện đại nào ngày nay cũng có vài chậu xương rồng như một thứ cây cảnh tự nhiên, không mất nhiều công chăm sóc. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc cây nếu bạn là một người yêu thích xương rồng:

1. Nước

Mặc dù đặc tính không cần nhiều nước, nhưng việc cung cấp đủ lượng nước cho cây giúp cây sạch sẽ, tránh sâu bệnh.

Nếu ít tưới nước trong thời gian dài sẽ làm cho cây trở nên teo tóp, khó phát triển, sức đề kháng trở nên yếu hơn. Khi để ý rằng, đất ở trong chậu đã khô nên bắt đầu tưới nước. Mùa đông tưới 1 lần/ tuần, mùa hè thì tăng lên 2 lần/ tuần.

Tuy vậy, tùy vào vị trí đặt cây mà lượng nước tưới cũng thay đổi khác nhau. Cụ thể, nếu đặt cây ở nơi có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tưới 2 lần/ tuần. Với chỗ có bóng râm, chỉ nên tưới 1 lần/ tuần hoặc ít hơn.

Giống xương rồng tai thỏ đáng yêu, lạ mắt
Giống xương rồng tai thỏ đáng yêu, lạ mắt

2. Nhiệt độ, ánh sáng

Xương rồng là một loài cây ưa ánh sáng, chính vì vậy, nên đặt chậu cây ở những nơi như cửa sổ, ban công, sân thượng. Những nơi có nhiệt độ ngoài trời tương đối cao hơn bình thường.

Nên đặt cây cạnh cửa sổ
Nên đặt cây cạnh cửa sổ

Nói chung, cây cần nhận ít nhất 6 tiếng được tắm ánh nắng mặt trời. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

3. Độ ẩm

Có nguồn gốc từ sa mạc, nen cây có khả năng chịu hạn cực cao. Chúng có thể sinh sống tốt trên điều kiện đất sỏi đá. Chính vì vậy, không cần duy trì độ ẩm ở mức cao, đất trồng chỉ cần tơi xốp và đặc biệt là có khả năng thoát nước nhanh, bởi nếu rễ cây bị úng nước, dễ dẫn tới hiện tượng vàng thân, cây héo nhanh.

Khi tưới, tưới phun sương là phù hợp nhất.

Chăm sóc xương rồng thế nào cho chuẩn?
Chăm sóc xương rồng thế nào cho chuẩn?

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã nắm được một kiến thức tương đối đủ về xương rồng phong thủy. Có thể hiểu rằng, mọi người hiện nay đang có một hướng suy nghĩ sai lầm về quan niệm phong thủy của loài cây cảnh này. Tùy vào vị trí đặt cây trong nhà, mà xương rồng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Ghi nhớ và đừng mắc phải những lỗi đã kể trên để không lại những điều xấu cho gia đình và bản thân!