X
Card image cap

Ngói âm dương là gì? Ý nghĩa, ưu điểm và phân loại ngói âm dương

Pham Hanh 2020-05-13

Ở tất cả các công trình dọc miền đất nước từ Bắc vào Nam, ngói âm dương đã trở thành một vật liệu xây dựng phổ biến. Mái ngói âm dương đem đến cho kiến trúc công trình xây dựng một vẻ đẹp cổ điển, cũ kĩ nhưng lại trường tồn và bền bỉ theo thời gian. Vậy ngói âm dương là gì và loại ngói này có cấu tạo và ưu - nhược điểm ra sao? Trong bài viết hôm nay, Nhà đẹp 9houz sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết mọi thông tin liên quan đến ngói âm dương.

I. Các thông tin về ngói âm dương

Trước hết, để bạn hiểu được ngói âm dương là gì, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất ra loại ngói này.

1. Ngói âm dương là gì?

Ngói âm dương xuất hiện phổ biến ở các công trình xưa cổ

Ngói âm dương xuất hiện phổ biến ở các công trình xưa cổ

Ngói âm dương là một loại ngói đặc trưng, phổ biến trong các công trình xưa cổ với một đầu nhỏ và một đầu lớn. Loại ngói lợp nhà này có cấu tạo từ ngói dương và ngói âm được xếp đan xen với nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái, một bộ ngói âm dương đầy đủ bao gồm:

  • Ngói âm: Viên ngói to được tráng men ở mặt lõm, nằm ngửa lên.
  • Ngói dương: Viên ngói được tráng men ở mặt lồi, nằm tròn úp.
  • Diềm (gồm diềm âm và diềm dương): Là phần trang trí mái nhà.

Bất kể ngói âm hay ngói dương đều được phủ một lớp men lưu ly bên ngoài, chính vì vậy ngói âm dương còn có tên gọi khác là ngói lưu ly. Men lưu ly trên mái ngói âm dương là loại men gốm thuộc dòng men tốt, độ bền cao, có tác dụng tạo màu rất đẹp với tông màu trùng màu men cổ ngói lợp nhà.

Đọc thêm:

2. Nguồn gốc ngói âm dương

Dựa theo các nguồn thông tin đáng tin cậy, mái ngói âm dương có nguồn gốc xuất xứ từ xứ sở Trung Hoa. Từ thời kỳ xa xưa, để thiết lập nhà cửa, người dân Trung Hoa đã biết sử dụng và sáng tạo loại mái ngói này.

Bên cạnh đó, theo sự tích tương truyền kể lại, vào thời kỳ Đông Hán, một thầy cúng phong thủy đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm cách nối những viên gạch với nhau sao cho thật đẹp, đối cạnh mà độ bền cao theo yêu cầu của Tào Tháo. Sau thời gian nghiên cứu, thầy cúng đã cho ra một loại gạch đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu và đặt tên cho chúng là ngói âm dương.

Ngói âm dương được tin là có xuất xứ từ Trung Hoa

Ngói âm dương được tin là có xuất xứ từ Trung Hoa

3. Quy trình sản xuất ngói âm dương

Để tạo ra được dòng sản phẩm gạch ngói âm dương đẹp mắt và chất lượng, người thợ thủ công đã phải làm rất cầu kỳ.

Ngói lợp âm dương chất lượng, đẹp mắt được sản xuất rất cầu kỳ

Ngói lợp âm dương chất lượng, đẹp mắt được sản xuất rất cầu kỳ

Trước hết, người thợ sẽ phải lựa chọn loại đất phù hợp để làm ngói, cụ thể là đất thịt không pha cát. Sau đó, đem đất đã chọn đi nhào kỹ cùng nước rồi ủ trong vòng nửa tháng. Trải qua quá trình tạo khuôn, trước khi đưa vào lò nung, ngói âm dương sẽ được để khô khoảng 1 đến 2 tháng.

II. Ý nghĩa của ngói âm dương

Sau khi bạn đã biết được các thông tin cơ bản về mái ngói âm dương, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của loại ngói này. Không chỉ có ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ, ngói âm dương còn mang ý nghĩa to lớn về văn hóa và phong thủy.

1. Ý nghĩa phong thuỷ

Từ xa xưa, khái niệm âm - dương không chỉ đơn thuần là triết lý của người Á Đông mà đã trở thành quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa của người Việt. Chính vì vậy, ở khắp mọi miền đất nước, những ngôi chùa linh thiêng hay những con phố cổ kính luôn mang dấu ấn kiến trúc của mái ngói âm dương.

Ngói lợp âm dương ẩn chứa ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

Ngói lợp âm dương ẩn chứa ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

Sự xuất hiện của loại mái ngói này giúp yếu tố phong thủy âm dương hài hòa, mang lại nguồn sinh khí tốt cho con người.

2. Ý nghĩa về văn hoá

Vào thời điểm những năm 60 - 70, việc tự sản xuất ngói âm dương lợp nhà được xem là một nghề truyền thống. Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, mặc dù nghề làm ngói âm dương không còn phổ biến như trước nhưng những quan niệm về nếp nhà với mái ngói âm dương vẫn còn vẹn nguyên.

Ngói lợp nhà âm dương bảo vệ con người dưới sự khắc nghiệt của thời tiết, mang ý nghĩa che chở cho những nếp nhà truyền thống. Sự trường tồn của loại mái ngói này theo thời gian đã trở thành một biểu tượng đẹp cho sự hòa hợp giữa đất trời, mang theo niềm tin về một cuộc sống yên bình và tình cảm gia đình hạnh phúc.

Ngói âm dương mang nét đẹp của truyền thông văn hóa

Ngói âm dương mang nét đẹp của truyền thông văn hóa

3. Ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ

Bên cạnh ý nghĩa về phong thủy và văn hóa, mái ngói âm dương còn góp phần tăng cường giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Loại ngói này thường được người dân tộc vùng Cao Bằng, Lạng Sơn lựa chọn để lợp mái nhà, nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy các mái ngói lấp ló sau màn sương dày đặc. Sự hiện diện của mái ngói âm dương đem đến một vẻ đẹp cổ xưa, sang trọng và trang nhã.

Mái ngói âm dương mang lại vẻ đẹp cổ xưa, trang nhã cho kiến trúc

Mái ngói âm dương mang lại vẻ đẹp cổ xưa, trang nhã cho kiến trúc

III. Ưu điểm của ngói âm dương

Mái nhà lợp ngói loại âm dương sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, vừa mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho công trình xây dựng, vừa tiết kiệm chi phí với quy trình thi công đơn giản.

Những ưu điểm của gạch ngói âm dương

Những ưu điểm của gạch ngói âm dương

1. Giá trị thẩm mỹ

Ngói lợp nhà âm dương là sự kết hợp hoàn hảo của đất nung được tráng men, sở hữu vẻ đẹp tinh tế trong những nét chạm khắc. Khi kết hợp với kiến trúc ngôi nhà tạo ra những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho ngôi nhà mang một nét đẹp sang trọng, toát ra sự bề thế uy nghi.

2. Tiết kiệm chi phí

Mái ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, nhờ cấu tạo vòng nửa vòng úp có tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà và giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Chính vì vậy, loại mái ngói này ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp, tiết kiệm được chi phí sửa sang cho gia đình bạn.

3. Thi công đơn giản

Quá trình thi công lợp ngói âm dương rất đơn giản, không tốn quá nhiều vật liệu xây dựng cũng như công sức. Chỉ cần sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu làm, ngôi nhà của bạn sẽ sở hữu một mái nhà lợp ngói âm dương đẹp hoàn hảo.

Đọc thêm:

IV. Phân loại ngói âm dương

Về cơ bản, ngói âm dương được phân loại theo chất liệu đất làm và theo kích cỡ, cụ thể như sau:

1. Phân loại theo chất liệu

Theo nguyên liệu đất làm, ngói lợp nhà âm dương gồm có ngói tráng men và ngói đất nung. Hai loại ngói này được sử dụng rất phổ biến và mang theo những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào mỗi kiểu dáng kiến trúc công trình mà sẽ có sự lựa chọn phù hợp.

Ngói âm dương tráng men: Loại ngói này có khả năng chống thấm, chống rêu mốc cao, nhờ đó tạo ra vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, ngói lợp âm dương tráng men có độ bền màu rất cao, không lo bị phai màu theo thời gian và không lo chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết nắng mưa.

Ngói lợp âm dương loại tráng men chống thấm và chống rêu mốc cao

Ngói lợp âm dương loại tráng men chống thấm và chống rêu mốc cao

Ngói âm dương đất nung: Loại ngói này thường có màu đỏ tươi, kèm theo đó là khả năng hạn chế việc hấp thụ ánh sáng mặt trời rất tốt. Bởi vậy, để tiết kiệm một phần chi phí cho quạt hay điều hòa trong mùa hè nóng bức, việc sử dụng ngói âm dương đất nung lợp nhà sẽ khiến không gian sống vô cùng mát mẻ.

Ngói lợp âm dương loại đất nung hạn chế hấp thụ ánh sáng

Ngói lợp âm dương loại đất nung hạn chế hấp thụ ánh sáng

2. Phân loại theo kích cỡ

Dựa theo kích cỡ, ngói âm dương được phân thành một số loại cơ bản như sau:

Các loại kích cỡ

Định mức

Bề mặt

Kích thước ngói

(mm)

Cỡ mini (S)

80 cặp/m²

Tráng men/ Đất nung

Ngói âm: L102 x W117 x D6

Ngói dương:  L110 x D6; Ø70

Cỡ trung (M)

43 cặp/m²

Tráng men/ Đất nung

Ngói âm: L140 x W170 x D8

Ngói dương: L120 x D8; Ø76

Cỡ đại (L)

27 cặp/m²

Tráng men/ Đất nung

Ngói âm: L180 x W190 x D8

Ngói dương: L155 x D8; Ø95

Cỡ lớn (XL)

15 cặp/m²

Tráng men

Ngói âm:  L260 x W275 x D10

Ngói dương: L195 x D10, ∅128

Đọc thêm:

V. Cách lợp ngói âm dương đúng kỹ thuật

Để lợp ngói âm dương chuẩn đẹp, đạt chất lượng cao và đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Hiện nay, lợp ngói trên mái gỗ và lợp ngói trên mái bê tông là hai cách lợp ngói âm dương được áp dụng phổ biến. Sau đây là các bước thực hiện cụ thể cho từng cách lợp ngói loại âm dương mà bạn nên biết.

1. Lợp trên mái bê tông

Thi công lợp ngói loại âm dương trên mái bê tông được sử dụng khi độ dốc của mái lớn hơn 40 độ, bao gồm 6 bước làm cơ bản sau:

Lợp ngói âm dương trên mái bê tông với 6 bước cơ bản

Lợp ngói âm dương trên mái bê tông với 6 bước cơ bản

Bước 1: Làm sạch bề mặt ngói hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, đảm bảo ngói không bị đổ nát hoặc vỡ hỏng.

Bước 2: Thực hiện quét chống thấm để đảm bảo ngôi nhà của bạn không bị thấm nước, đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật lợp ngói âm dương.

Bước 3: Bắt đầu lợp ngói từ giữa sang hai bên, cách làm này giúp đảm bảo sự chính xác và đồng nhất cho vị trí ngói lợp, cũng góp phần giúp bạn lợp ngói nhanh hơn và được mái ngói đồng đều, đẹp mắt.

Bước 4: Dán ngói lên bề mặt mái bằng cách đổ hồ lên và cố định viên ngói chặt vào mái; sau khi dán ngói xong, bạn cần loại bỏ phần vữa thừa của hồ ở từng vị trí dán để trả lại vẻ đẹp cũng như sự gọn gàng cho mái ngói nhà mình.

Bước 5: Làm viền đuôi mái bằng cách trát hồ lên chỉ mái và đuôi mái của ngôi nhà, sau đó tạo viền thật đẹp để hoàn thiện việc lợp mái ngói âm dương.

Bước 6: Kiểm tra lần cuối toàn bộ mái ngói đã lợp để điều chỉnh những sai sót giúp ngôi nhà của bạn có được một mái ngói âm dương đẹp và bền chắc nhất.

2. Lợp trên mái gỗ

Còn trong trường hợp độ dốc mái nhà của bạn nhỏ hơn hoặc bằng 40 độ thì hãy áp dụng cách lợp ngói loại âm dương trên mái gỗ với 5 bước làm cụ thể sau:

Lợp mái ngói âm dương trên mái gỗ với 5 bước làm cơ bản

Lợp mái ngói âm dương trên mái gỗ với 5 bước làm cơ bản

Bước 1: Tiến hành đóng các thanh gỗ so le nhau từ 10 đến 15cm theo hàng tàu chắc chắn để thực hiện chức năng nâng đỡ cho mái ngói. Độ rộng giữa các thanh gỗ cần đảm bảo vừa vặn với ngói âm dương để các viên ngói có thể xếp thành các hàng lần lượt sấp ngửa và đan lồng vào nhau kết dính nhất.

Bước 2: Tiến hành lợp ngói từ đầu hồi bên trái sang hoặc từ đầu hồi bên phải sang lần lượt. Đầu tiên, bạn đặt một viên ngói âm nằm trên 2 thanh gỗ thật chắc chắn, sau đó đặt tiếp một viên ngói dương lên để khớp với viên ngói âm.

Để tạo sự chắc chắn và cố định giúp mái ngói đảm bảo hơn, hàng ngói âm dương đầu tiên bạn phải cố định bằng vít.

Bước 3: Tiếp tục tiến hành lợp ngói âm dương đến hết, lợp lần lượt từ khu vực này đến khu vực khác trên khắp mái ngói cho tới nóc nhà.

Bước 4: Tiến hành lợp ngói rìa bằng xi măng dẻo, bước này bạn cần làm thật cẩn thận bởi đây là khâu quyết định đảm bảo cho các viên ngói nằm trên cùng một đường thẳng.

Bước 5: Dùng chổi hoặc vải làm sạch chỗ hồ thừa, tránh việc hồ thừa kết dính nhiều trên mái ngói gây mất thẩm mỹ cho mái nhà. Đồng thời, kiểm tra lại toàn bộ phần mái để đảm bảo không có sự sai sót trong quá trình thi công.

Đọc thêm:

Như vậy, trong bài viết hôm nay, ngoài việc giúp bạn hiểu hơn về mái ngói âm dương, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách lợp loại mái ngói này đúng kỹ thuật để tránh những sai sót. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp những ai đang còn thắc mắc về loại mái ngói lợp âm dương có được câu trả lời cho mình.