X
Card image cap

Mượn tuổi làm nhà như thế nào là đúng và một số lưu ý liên quan

Linh Chi 2019-11-15

Khi tài chính đã vững vàng, mọi người thường nghĩ đến chuyện xây nhà. Thế nhưng không phải lúc nào gia chủ cũng có tuổi hợp để làm việc đó. Có trường hợp, kinh tế ổn định nhưng không được tuổi. Cũng có trường hợp có tuổi làm nhà nhưng chưa đủ tiềm lực kinh tế. Giải pháp được ông bà ta truyền lại từ ngàn xưa là mượn tuổi làm nhà. Để đạt mọi chuyện được thuận lợi khi làm nhà, hãy cùng theo dõi cách thức mượn tuổi sao cho đúng nhé!

Làm thế nào để mượn tuổi làm nhà?

Làm thế nào để mượn tuổi làm nhà?

Những điều gia chủ cần biết khi mượn tuổi

Mượn tuổi làm nhà được coi là việc hệ trọng cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Bởi lẽ, nếu làm sai thì mọi việc về sau sẽ không được thuận lợi. Thế nhưng khi được thực hiện bài bản và chính xác theo từng thủ tục. Gia chủ về sau sẽ có được cuộc sống an yên, sự nghiệp thăng tiến, gia đình hạnh phúc, làm việc gì cũng xuôi chèo mát mái. 

Gia chủ nên tìm kiếm người hợp tuổi với mình và hợp với năm hiện tại

Nếu đó là người thân, bạn bè, anh em...thì càng tốt. Người cho mượn tuổi không được cho người thứ hai mượn tuổi trong thời gian nhà chưa làm xong. Đây là điều kiêng kỵ gia chủ cần quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc.

Việc mượn tuổi chỉ thực sự cần thiết khi gia chủ muốn xây nhà mới

Nếu các bạn chỉ sửa sang, trang hoàng lại ngôi nhà mà không động thổ thì không cần mượn tuổi. Trong trường hợp này, chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt và tiến hành sửa chữa là được.

Sửa nhà mà động đến đất đai, gia chủ cần xem xét coi tuổi và mạng của mình năm nay có tốt hay không

Bởi vì, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến Thần Linh. Ông bà ta ngày xưa vẫn thường nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, nếu không hợp tuổi thì các bạn nên chọn năm khác tốt hơn mà làm. Thông thường tuổi sẽ hợp từ 0 đến 100%, nhưng chỉ cần từ 50% trở lên thì các bạn có thể tiến hành sửa nhà.

Nếu trong năm bị hạn xấu, sao xấu nhưng cần thiết phải xây nhà. Các bạn nên mượn tuổi của người thân, họ hàng… Trường hợp này thì tốt nhất là mượn người lớn tuổi hơn mình, và người đó phải là nam giới, có cuộc sống khá giả, tính tình rộng lượng, phóng khoáng. Quan trọng hơn hết, nếu người được mượn tuổi là nam giới thì càng tốt. Bởi vì theo luật Âm Dương ngũ hành thì người đàn ông mang dương khí, khi đứng ra động thổ xây nhà sẽ tốt hơn cho cả gia đình sau này. Người xưa vẫn thường có câu “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”

Một số lưu ý khi mượn tuổi

Một số lưu ý khi mượn tuổi

Cách mượn tuổi cho đúng

Như đã nói, các bạn nên mượn tuổi người có hạn tốt và sao tốt, tuổi hợp với năm hiện tại để mượn. Những người thân thuộc, gia đình, họ hàng, bạn bè luôn là lựa chọn ưu tiên bởi vì chúng ta sẽ cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn. Bên cạnh đó, việc mượn tuổi phải được thực hiện qua nhiều bước. Vì vậy, người thân cận sẽ không ngại dành thời gian cho chúng ta, còn người lạ sẽ không giúp ta được nhiều như thế.

Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý trước khi mượn tuổi cần tìm hiểu kỹ, chính xác thông tin của người cho mượn tuổi. Tránh trường hợp mượn tuổi những gia đình vừa có tang lễ hoặc tuổi phạm vào các hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc…

Việc mượn tuổi phải được thực hiện cẩn thận trước khi khởi công xây nhà. Không nên thay đổi người được mượn tuổi trong quá trình thi công.

Cách mượn tuổi đúng như thế nào?

Cách mượn tuổi đúng như thế nào?

Những thứ cần chuẩn bị khi mượn tuổi

  • Chuẩn bị giấy bán nhà tượng trưng cho người được mượn tuổi.

  • Chuẩn bị bông, hoa, trà, quả, nhang đèn, rượu, gạo, muối, nước lọc. Bày bàn thờ trong ngày động thổ.

  • Chuẩn bị lời khấn vái đất đai cho người mượn tuổi học thuộc.

  • Hướng dẫn những cách thức khi động thổ cũng như Khấn trạch sau khi nhà xây xong cho người được mượn tuổi.

Mâm lễ động thổ

Mâm lễ động thổ

Các bước tiến hành mượn tuổi động thổ

  • Người được mượn tuổi làm nhà đầu tiên bài biện, bố trí các lễ vật đã chuẩn bị ra bàn. Lưu ý, bàn được đặt ngay giữa công trình xây nhà. Đốt 2 cây đèn lên và thắp 7 cây nhang (đối với nam) hoặc 9 cây nhang (đối với nữ)

  • Làm một tờ giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi để dâng lên Thần Linh trước khi động thổ xây nhà.

  • Trong lúc động thổ, người được mượn tuổi thay thế gia chủ thực hiện các thủ tục khấn vái Thần Linh. Cùng lúc đó, làm các việc cần thiết như dâng hương, trà. Trình với Thổ thần mảnh đất đó xin được động thổ, sau đó, mới được đào. Cuốc 5 hoặc 7 cái xuống đất tại hướng đẹp để tượng trưng Đồng thời trước khi khấn phải thắp nhang, vái chín phương Trời, mười phương Phật rồi mới quay vào mâm lễ và khấn tiếp.

Tiến hành mượn tuổi

Tiến hành mượn tuổi

  • Sau khi nhang tàn, người được mượn tuổi đổ ly nước, rượu xuống đất tại công trình, đốt giấy tiền vàng mã. Bên cạnh đó, rãi bánh, kẹo và gạo, muối ra công trình. Lưu ý, hoa cúng xong cũng cắm xuống công trình mà không được đem về nhà.

  • Tiếp theo, chính tay người được mượn tuổi đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây nhà. Nên nhớ viên gạch đó phải đúng vị trí và không thay đổi hay di dời trong quá trình xây dựng.

  • Trong khoảng thời gian làm lễ và các thủ tục động thổ, gia chủ nên tránh mặt đi nơi khác cho đến khi các nghi thức được hoàn thành.

  • Cũng như vậy, trong quá trình đổ mái làm nóc nhà, người được mượn tuổi tiếp tục thay mặt gia chủ thực hiện. Gia chủ cần tránh mặt cho đến khi hành lễ xong.

  • Khi nhà được xây xong, người được mượn tuổi Khấn trạch, dâng hương, trà, quả và khấn lễ Thần Linh.

  • Sau đó, gia chủ mua lại nhà với giá cao hơn và làm lễ Nhập trạch.

Động thổ và đặt viên gạch đầu tiên

Động thổ và đặt viên gạch đầu tiên

Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà

  • Trong toàn bộ quá trình động thổ, Khấn trạch hoặc khi các nghi lễ tâm linh được diễn ra. Gia chủ tuyệt đối không được xuất hiện. Bởi vì điều đó sẽ làm phật lòng Thần Linh và mọi việc sau này sẽ không được thuận lợi, suôn sẻ.

  • Nên chọn người mượn tuổi có kinh nghiệm trong việc xây nhà, động thổ. Người thân quen càng tốt bởi vì sẽ rất thuận tiện cho các thủ tục sau này.

  • Người được mượn tuổi nên là nam lớn tuổi nhất trong nhà. Bởi vì tuổi càng cao càng thể hiện được ngôi nhà được hưng thịnh.

  • Trong quá trình xây nhà, gia chủ không nên nhận nhà đó là nhà của mình, bởi vì theo nghi lễ, nhà đã được bán đi cho người được mượn tuổi.

  • Trước khi xây nhà cần chọn người mượn tuổi phù hợp. Chỉ chọn một người và người này sẽ thực hiện các thủ tục khấn vái, các nghi lễ trong suốt quá trình thi công. Không được thay đổi người được mượn tuổi. Vì thế, nên chọn người mượn tuổi thật chính xác và chắc chắn.

 

Những điều kiêng kỵ chủ nhà cần biết

Những điều kiêng kỵ chủ nhà cần biết

Sau khi xây nhà xong, gia chủ nên làm gì?

Sau khi xây nhà xong, gia chủ thực hiện mua lại ngôi nhà. Người được mượn tuổi làm nhà sẽ bán lại ngôi nhà cho chủ nhà để dâng lên Thần Linh. Lưu ý nhà được bán lại phải luôn cao giá hơn ban đầu, nếu không sẽ bị Thần Linh khiển trách. Gia chủ thực hiện làm lễ Nhập trạch theo đúng thủ tục. Dâng hương, hoa, trà, quả cho Thần Linh và đọc bài khấn.

Người được mượn tuổi sẽ bán lại ngôi nhà cho gia chủ

Người được mượn tuổi sẽ bán lại ngôi nhà cho gia chủ

Xây nhà là một việc hệ trọng, cả đời người có khi chỉ được thực hiện một lần. Vì vậy cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nếu tài chính đã vững vàng nhưng chưa có tuổi xây nhà, các bạn nên mượn tuổi làm nhà. Đây là cách thức được nhiều người thực hiện. Trên đây là những lưu ý cũng như việc cần làm cho gia chủ khi mượn tuổi. Hy vọng các bạn mượn tuổi sẽ xây nhà được thuận lợi, gặp được nhiều thành công tốt đẹp sau này!