X
Card image cap

Lý do gì khiến gỗ MDF luôn được các kiến trúc sư “săn lùng”?

Dương Ngọc Hà 2020-08-02

Gỗ MDF sở hữu các ưu điểm không bị cong vênh, co ngót và mối mọt trong quá trình sử dụng như gỗ tự nhiên, không những vậy, giá của gỗ MDF còn thấp hơn gỗ tự nhiên, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Sản phẩm nội thất sản xuất từ gỗ MDF trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của 9houz nhé!

Cùng tham khảo thêm những bài viết về chất liệu gỗ tại danh mục Chất liệu thi công nhé!

Gỗ công nghiệp MDF trong xây dựng

Gỗ công nghiệp MDF trong xây dựng

I. Tìm hiểu về gỗ MDF

1. Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được chế biến từ các loại gỗ, chất kết dính và một số thành phần phụ gia khác được ép thành gỗ dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF

Đọc thêm:

2. Đặc điểm gỗ MDF

Hiện nay, gỗ MDF được sản xuất với nhiều độ dày và màu sắc khác nhau tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, cũng vì vậy mà gỗ MDF rất được ưa chuộng trong việc sản xuất nội thất và xây dựng, dần thay thế cho các loại gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm.

MDF có màu nâu nhạt, bề mặt gỗ khá bằng phẳng. Tùy vào mục đích sử dụng mà gỗ MDF được ép thành các tấm có độ dày và có màu sắc khác nhau.

Gỗ MDF có màu nâu nhạt, bề mặt gỗ khá bằng phẳng

Gỗ MDF có màu nâu nhạt, bề mặt gỗ khá bằng phẳng

Gỗ MDF không có mùi, có tính ổn định và có khả năng tự phân hủy sinh học theo thời gian. Tỷ trọng trung bình của gỗ MDF từ 680 – 840 kg/m3 và độ dày thông dụng  là 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm), tùy vào mục đích sử dụng.

3. Phân loại gỗ MDF

Hiện nay, gỗ ép MDF được phân thành 4 loại loại dựa theo loại bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia khác, cụ thể là:

Gỗ MDF dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất trong nhà.

Gỗ MDF sản xuất sản phẩm nội thất

Gỗ MDF sản xuất sản phẩm nội thất

Gỗ MDF có khả năng chịu nước dùng để sản xuất các sản phẩm dành cho khu vực có độ ẩm cao và sản phẩm ngoại thất.

Gỗ MDF có bề mặt mặt trơn để có thể sơn ngay, không phải chà nhám nhiều.

Gỗ MDF bề mặt không trơn dùng để dán Veneer.

Gỗ MDF dán Veneer

Gỗ MDF dán Veneer

4. Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn

Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1m2x2m4 với độ dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như:  2.3mm, 2.5mm, 4.5mm,5.5mm, 6.0mm, ... 25.0mm.

II. Lý do khiến gỗ MDF được ưa chuộng

- Nếu trong giai đoạn được xử lý một cách kỹ lưỡng, thì gỗ công nghiệp MDF sẽ có khả năng hạn chế một cách tối đa tình trạng cong vênh, mối mọt hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

- Gỗ MDF có bề mặt phẳng, dễ thi công và thời gian thi công nhanh trong việc sản xuất.

Nội thất thi công từ gỗ MDF

Nội thất thi công từ gỗ MDF

- Giá thành gỗ MDF rẻ hơn gỗ tự nhiên khá nhiều.

- Gỗ MDF có thể dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như veneer, melamine, laminate

- Gỗ MDF có thể thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.

Đọc thêm:

III. Ván MDF - nguyên liệu không thể thiếu trong thiết kế nội thất

1. Khái niệm ván gỗ MDF

Ván MDF là sản phẩm ván ép có tỷ trọng trung bình và được cấu tạo từ hỗn hợp  bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ, được ép nén chặt thành tấm.

2. Quy trình sản xuất ván MDF

Có hai quy trình sản xuất ván gỗ MDF là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt. Cụ thể như sau:

a. Quy trình sản xuất khô

– Đầu tiên, trộn hỗn hợp bột gỗ khô cùng keo và chất phụ gia, cho vào máy trộn và sấy sơ qua.

– Sau khi bột sợi đã ráo keo thì được trải ra bằng máy rải, và cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước và độ dày của ván mà mục đích  nhà sản xuất đề ra.

– Chuyển các tầng vừa cào vào máy ép và thực hiện ép hai lần. Lần thứ nhất ép riêng từng lớp, lần thứ hai thì ép tất cả các lớp lại với nhau.

– Sau đó, thiết lập chế độ nhiệt để loại bỏ hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ.

– Sau khi ép ván xong thì cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại cụ thể tùy theo mục đích sử dụng.

b. Quy trình ướt

Bột gỗ nghiền mịn trước khi trộn keo

Bột gỗ nghiền mịn trước khi trộn keo

- Đầu tiên, phun nước để làm ướt bột gỗ khiến nó kết vón thành dạng vẩy.

- Sau đó thực hiện cào rải bột gỗ và đưa lên mâm ép.

- Ép chứng sơ một lần từng tấm, rồi ép ở nhiệt độ cao.

- Sau khi được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao thì thực hiện nén chặt hai mặt và rút hết nước ra.

Đọc thêm:

IV. Tiêu chuẩn và chất lượng của ván ép MDF

1. Tỷ trọng, khối lượng và kích thước ván

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn tỷ trọng của gỗ MDF khác nhau để bạn tham khảo và kiểm tra MDF chính xác hơn trong quá trình chọn mua sản phẩm:

Bảng tiêu chuẩn tỷ trọng ván MDF (1)

Bảng tiêu chuẩn tỷ trọng ván MDF (1)

Bảng độ dày và khối lượng MDF (2)

Bảng độ dày và khối lượng MDF (2)

2. Tiêu chuẩn ván

Việc sản xuất ván gỗ công nghiệp MDF phải được đảm bảo những tiêu chuẩn chính xác để có thể đảm bảo đến chất lượng của sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.

Sử dụng các sợi gỗ kết hợp keo hóa formaldehyde, (formaldehyde là loại keo có ảnh hưởng rất lớn  đến sức khỏe của con người và có khả năng phát tán cao trong không khí) để ép ván gỗ công nghiệp MDF. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, bạn nên chú ý tới tiêu chuẩn nồng độ của keo formaldehyde có trong sản phẩm để phân biệt tiêu chuẩn của ván MDF. Cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn E2 là những sản phẩm có nồng độ Formaldehyde cao, vì vậy mà những sản phẩm này chỉ sản xuất và sử dụng ở nội địa cùng một số nước như Trung Phi và Đông Nam Á.

- Tiêu chuẩn E1 đến E0 là những sản phẩm có nồng độ Formaldehyde trung bình, thấp hơn E2, được sản xuất cho các nước châu Á đang phát triển.

- Tiêu chuẩn Carb P2 là những sản phẩm cao cấp, chứa rất ít formaldehyde và chủ yếu xuất sang Mỹ, EU.

3. Chất lượng của ván ép MDF

Tùy theo loại bột gỗ, chất kết dính và các phụ gia mà người ta xem xét được  chất lượng của ván ép MDF. Ví dụ nếu ván MDF được sản xuất từ sợi composite có pha chất phụ gia chống ẩm thì có thể sản xuất ra các sản phẩm  ngoại thất và những nơi có độ ẩm cao.

Chất lượng của ván ép MDF rất quan trọng, không chỉ quyết định tới chất lượng và độ bền của sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy khi chọn mua sản phẩm, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chất lượng và nồng độ của chất phụ gia có trong gỗ MDF.

Đọc thêm:

V. Phân biệt cơ bản 3 loại gỗ công nghiệp - MFC, MDF và HDF

Dưới đây là bảng phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp MDF, MFCHDF:

Bảng so sánh gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF

Bảng so sánh gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF

Phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp qua hình dáng bên ngoài

Phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp qua hình dáng bên ngoài

VI. Bảng màu và báo giá gỗ MDF trên thị trường hiện nay

Dưới đây là bảng giá gỗ MDF mà chúng tôi khảo sát được được trên thị trường hiện nay để các bạn có thể tham khảo:

Bảng giá gỗ công nghiệp MDF năm 2018

Bảng giá gỗ công nghiệp MDF năm 2018

Dưới đây là màu thường sử dụng trên cốt gỗ MDF:

Bảng mã màu gỗ công nghiệp MDF

Bảng mã màu gỗ công nghiệp MDF

Đọc thêm:

VII. Một vài ứng dụng gỗ MDF trong gia đình

Bàn ăn gỗ MDF lịch sự

Bàn ăn gỗ MDF lịch sự

Kệ tivi gỗ MDF sang trọng

Kệ tivi gỗ MDF sang trọng

Sàn gỗ MDF

Sàn gỗ MDF

Tủ bếp gỗ MDF

Tủ bếp gỗ MDF

Tủ quần áo gỗ MDF

Tủ quần áo gỗ MDF

Đọc thêm:

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về gỗ MDF và những ưu điểm của gỗ, sản phẩm gỗ mang lại. Hy vọng những thông tin trên có thế phần nào giúp các bạn hiểu hơn về loại gỗ công nghiệp MDF, và có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm nội thất đẹp nhất nhé. Chúc các bạn thành công!