X
Card image cap

Kích thước giếng trời bao nhiêu là hợp lý?

Hoàng Thu Phương 2020-02-07

Giếng trời là một trong những ý tưởng thiết kế nội thất sáng tạo được áp dụng thịnh hành hiện nay. Nhiều gia chủ đã lợi dụng đặc tính không gian ngôi nhà để đưa thiên nhiên vào tổ ấm bằng cách cho xây dựng thiết kế giếng trời. Tuy nhiên, cần xây dựng giếng trời với diện tích bao nhiêu cho phù hợp? đang là câu hỏi của hầu hết những ai có ý định xây giếng. Chính vì vậy, biết được băn khoăn của quý bạn nên bài viết sau đây của Nhà đẹp 9houz sẽ tư vấn kích thước và giới thiệu mẫu giếng trời có thiết kế độc và lạ nhé!

 

I. Kích thước giếng trời hợp lý -  Diện tích tối thiểu của giếng trời

Hiện nay, giếng trời được xây dựng khá phổ biến ở những ngôi nhà phố, nhà ống có diện tích khiêm tốn. Mục đích chính của gia chủ là đưa ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành mang lại không gian thoáng mát cho ngôi nhà.

Tuy nhiên để xây được giếng các bạn cần tìm hiểu về kích thước tối thiểu cần xây giếng trời cũng như làm thế nào để tận dụng không gian sẵn có mà không cần tốn quá nhiều diện tích.

Giếng trời giúp mang ánh sáng vào ngôi nhà

Giếng trời giúp mang ánh sáng vào ngôi nhà

1. Kích thước giếng trời hợp lý

Thông thường giếng trời được xây dựng ở những ngôi nhà phố hoặc nhà ống có diện tích tương đối hẹp và cần cung cấp ánh sáng vào nhà. Do vậy, khi xây giếng không cần mất quá nhiều diện tích, hãy tận dụng không gian trống trong nhà để xây chúng.

Giếng trời ở những ngôi nhà hẹp được xây dựng với diện tích không quá lớn chỉ từ 4 - 6m2 để tương xứng và không chiếm quá nhiều không gian tổng quan của cả ngôi nhà.

Giếng trời được thiết kế với diện tích tương xứng với không gian tổng quan nhà

Giếng trời được thiết kế với diện tích tương xứng với không gian tổng quan nhà

Do vậy, với những căn nhà có diện tích không quá rộng, muốn xây dựng giếng trời bạn cần sắp xếp không gian sinh hoạt gọn gàng, hài hòa, thiết kế nội thất tiện ích và tận dụng triệt để không gian còn lại để xây giếng.

Sắp xếp nội thất hợp lý, tạo không gian diện tích cho thiết kế giếng trời đẹp

Sắp xếp nội thất hợp lý, tạo không gian diện tích cho thiết kế giếng trời đẹp

Sau khi xây dựng giếng trời thì phần lớn mức độ ánh sáng, nhiệt độ, không khí của ngôi nhà phụ thuộc, chịu ảnh hưởng vào diện tích, khoảng không của giếng.

Theo nhận định và lời khuyên của các kiến trúc sư thì bạn chỉ nên xây dựng giếng trời phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15 % tổng diện tích mặt sàn với nhà có ít cửa sổ.

Mức độ ánh sáng, không khí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diện tích của giếng trời

Mức độ ánh sáng, không khí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diện tích của giếng trời

Diện tích giếng trời phụ thuộc vào không gian, diện tích ngôi nhà

Diện tích giếng trời phụ thuộc vào không gian, diện tích ngôi nhà

2. Diện tích tối thiểu của giếng trời

Nhiều câu hỏi được đặt ra với những thắc mắc xoay quanh diện tích tối thiểu của giếng trời khi xây dựng. Tuy nhiên, chúng lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào diện tích không gian của ngôi nhà và một vài mục đích khác của gia chủ.

Thông thường đối với những mẫu nhà có diện tích lớn thì việc xây dựng với kích thước giếng bao nhiêu không là trở ngại với họ, còn đối với mẫu nhà có diện tích khiêm tốn thì bạn cần sắp xếp nội thất gọn gàng, tiện nghi và tận dụng triệt để diện tích vốn có để phục vụ cho sinh hoạt và xây giếng.

Giếng trời với thiết kế sang trọng, tinh tế

Giếng trời với thiết kế sang trọng, tinh tế

Như vậy, theo như quy định thì giếng trời có kích thước tối thiểu khoảng 450x450 mm trở lên, đủ một cơ thể người lên xuống. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, kích thước này có thể thay đổi phù hợp với diện tích ngôi nhà và mục đích sử dụng của gia chủ nhằm đạt độ thông thoáng tối ưu nhất.

Tận dụng khoảng không giếng trời là nơi sinh hoạt chung của gia đình

Tận dụng khoảng không giếng trời là nơi sinh hoạt chung của gia đình

Mặt khác, khi xây dựng giếng trời bạn cần lưu ý đến vị trí đặt giếng sao cho hợp phong thủy và cảnh quan của ngôi nhà.

Thông thường giếng trời được bố trí ở cạnh cầu thang, phòng ăn, phòng khách, phòng bếp,... những nơi thiếu ánh sáng và tất nhiên cần có sự tham gia tư vấn của kiến trúc sư.

Giếng trời được thiết kế gần khu vực nhà bếp

Giếng trời được thiết kế gần khu vực nhà bếp

Giếng trời đẹp cho nhà phố

Đọc thêm:

II. Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời

Tư vấn cách thiết kế giếng trời nhà ống, nhà phố từ chuyên gia

1. Vị trí đặt giếng trời

Theo các chuyên gia phong thủy thì vị trí của giếng trời có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ. Do vây, trước khi xây giếng gia chủ cần xác định rõ vị trí, hướng xây giếng phù hợp phong thủy, tốt cho gia chủ.

Đa phần, các chuyên gia phong thủy khuyên gia chủ không nên đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc, còn lại những cung, hướng khác thì khá phù hợp với vận của hầu hết các gia chủ, giúp cải vận tăng tài lộc và sức khỏe.

Vị trí đặt giếng trời

Vị trí đặt giếng trời

Thông thường khi xây dựng giếng trời người ta sẽ tận dụng tối đa hiệu quả, một mặt gây ấn tượng, thu hút người nhìn về không gian ngôi nhà, mặt khác xây dựng nhằm mục đích phong thủy, cải vận và giúp cân bằng ngũ hành trong nhà.

2. Trang trí giếng trời

Thông thường để trang trí giếng trời người ta thường chia ra làm ba phần với cách trang trí khác nhau, phù hợp với dụng ý của gia chủ và không gian ngôi nhà.Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đến phong thủy giếng trời.

Trang trí phần đỉnh giếng

Phần này cần có mái che, các bạn nên sử dụng mái kính và có hoa sắt làm khung đỉnh bảo vệ mái, đồng thời tạo khoảng trống cho ánh nắng lọt vào gặp kim loại sẽ đổ bóng lên tường. Mặt khác, bạn có thể trang trí thể bằng một vài phụ kiện nhỏ như: đèn, dây óng,...

 

Trang trí mái cho đỉnh giếng trời

Trang trí mái cho đỉnh giếng trời

Các diện tường xuyên tầng của giếng

Phần này bạn có thể sử dụng các loại đá ốp tường, hay chạm khắc, vẽ lên phần tường xuyên tầng của giếng, đồng thời trang trí thêm chậu hoa, cây cảnh, cây thân leo,...tạo ra không gian hài hòa, bắt mắt.

Trang trí tường xuyên tầng của giếng

Trang trí tường xuyên tầng của giếng

Đọc thêm:

Đáy giếng

Đáy giếng là phần cần được trang trí tỉ mỉ nhất, nó sẽ góp phần tạo ấn tượng, độc đáo cho ngôi nhà. Bạn có thể giếng trời với tiểu cảnh phía dưới như: bể cá, vườn cây, tiểu cảnh, thác nước,... giúp kích hoạt nguồn sinh khí từ giếng, có ý nghĩa trong phong thủy.  

Giếng trời kết hợp với tiểu cảnh có ý nghĩa tốt lành trong phong thủy

Giếng trời kết hợp với tiểu cảnh có ý nghĩa tốt lành trong phong thủy

3. Một số lưu ý khác

Cần đảm bảo chức năng của giếng khi trang trí, phù hợp với kiến trúc và không gian sinh hoạt, tránh trường hợp giếng thiết kế không đóng vai trò gì trong ngôi nhà.

Phải cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết và tận dụng không gian, diện tích nhà để thiết kế giếng.

Chú ý đến việc thiết kế và trang trí giếng trời

Sắp xếp, trang trí giếng tạo điểm nhấn bắt mắt thu hút người nhìn, tránh tình trạng rườm rà, gây rối mắt. Tốt hơn hết nên để đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với chức năng của chúng.

Hạn chế vật cản có liên quan đến việc lưu thông không khí và cung cấp ánh sáng của giếng trời.

Đọc thêm:

  • CHÚ Ý đến phong thủy san vuon dep nếu không muốn RƯỚC họa vào nhà​

III. Nhược điểm của nhà có giếng trời và cách khắc phục

Giếng trời được thiết có mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình sử dụng, tuy nhiên theo các chuyên gia nội thất nghiên cứu thì chúng còn tồn tại một số nhược điểm chung như sau:

Do cấu tạo hình ống nên giếng trời là nơi mà âm thanh truyền đi từ trong giếng trời là rất rõ và vang. Điều này, gây mất lịch sự và làm phiền đến sự riêng tư của nhà. Một trong những cách để giải quyết vấn đề là bạn nên thiết kế tường xuyên tầng của giếng trời xù xì, làm nhám, bớt phẳng và trơn lại.

Với những mẫu giếng trời không có mái che thì việc thoát nước khi trời mưa là khá khó khăn và nước bắn bẩn gây mất vệ sinh nhà ở. Do vậy, bạn nên thiết kế thêm mái trai hoặc lắp đặt hệ thống thoát nước dưới đáy giếng

Nên thiết kế mái che cho giếng trời

Nên thiết kế mái che cho giếng trời

Vật trang trí cho giếng trời phải được thiết kế vừa tầm với của tay để tiện lợi sửa chữa khi gặp sự cố cũng như chăm sóc như: cây, chậu hoa cảnh, đèn,...

Không nên trang trí đèn ở khu vực giếng trời nếu nó được thiết kế sát phòng ăn, cầu thang,... nơi nhiều người đi lại, tránh trường hợp rơi vào người.

Các phần tiếp giáp với giếng trời như: cầu thang, cửa sổ, hành lang, … cần cố lan can, hoa sắt chắn cẩn thận để đảm bảo an toàn về độ cao khi sử dụng

Nếu trời mùa hè nắng gắt, bạn nên sử dụng rèm để điều chỉnh mức ánh sáng vào nhà cho phù hợp.

Góc thiết kế giếng trời lý tưởng

Góc thiết kế giếng trời lý tưởng

Đọc thêm:

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế giếng trời đẹp với kích thước phù hợp. Đồng thời bài viết cũng đưa ra lời khuyên về phong thủy khi chọn vị trí xây dựng giếng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý và khắc phục một số nhược điểm của giếng trời trong quá trình sử dụng. Với lượng kiến thức bổ ích trên thì rất mong quý bạn đọc bớt chút thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm xây giếng trời cho nhà mình nhé!