X
Card image cap

Khám phá những điều ĐẠI KỴ về phong thủy mái nhà

Dương Ngọc Hà 2019-11-05

Để thiết kế được một mái nhà hợp phong thủy để đón may mắn và tài lộc vào nhà là điều không hề dễ dàng. Có nhiều người vẫn còn những suy nghĩ sai lầm về phong thủy mái nhà nên hôm nay Nhà đẹp 9houz sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phong thủy mái nhà với những thông tin chính xác nhất. Tham khảo thêm nhiều bài viết về phong thủy ngoại thất để biết thêm nhiều kinh nghiệm quý báu nhé!

 

Đại kỵ phong thủy mái nhà

Phong thủy mái nhà

I. Tầm quan trọng của mái nhà

1. Về phong thủy

Trong thiết kế tổng thể của ngôi nhà, mái nhà được xem là nơi quan trọng nhất, có khả năng tụ khí. Vì vậy khi thiết kế mái nhà không chỉ phải đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ mà còn phải hợp phong thủy. Bởi phong thủy mái nhà có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người trong nhà, mang lại may mắn cho mọi người trong nhà.

Phong thủy mái nhà có khả năng tụ khí, đem lại may mắn

Phong thủy mái nhà có khả năng tụ khí, đem lại may mắn

2. Về giá trị sử dụng

Mái nhà là phần đỉnh của một ngôi nhà có chức năng che chắn và bảo vệ con người cũng như các vật dụng trong ngôi nhà khỏi sự tác động của thời tiết, khí hậu như nắng, mưa, bão tố...Vì thế khi thiết kế mái nhà cần phải đảm bảo các yếu tố sau: độ bền, khả năng chống thấm chống nước, có khả năng cách điện, chống sét, không bị ẩm mốc,...

Mái nhà phải đảm bảo các yếu tố về độ bền

Mái nhà phải đảm bảo các yếu tố về độ bền

Vì Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường có lượng mưa lớn, nên mái nhà sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và làm giảm đi chất lượng sử dụng, vì thế cần chú trọng về vật liệu cũng như quá trình xây dựng mái nhà để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chú trọng về vật liệu xây dựng mái nhà

Chú trọng về vật liệu xây dựng mái nhà

 

Đọc thêm:

3. Về tính thẩm mỹ

Mái nhà là bộ phận chính của cả ngôi nhà, cho nên sẽ thu hút mọi ánh nhìn. Chính vì thế mà tính thẩm mỹ của mái nhà cần được chú trọng để làm nổi bật cho căn nhà. Khi thiết kế mái nhà cần phải tạo ra tỷ lệ tương quan giữa mái nhà với toàn bộ ngôi nhà, quan hệ chất liệu, màu sắc,.. vì nó quyết định tính thẩm mỹ chung của toàn thể ngôi nhà.

Chú trọng về tính thẩm mỹ của mái nhà

Chú trọng về tính thẩm mỹ của mái nhà

Đọc thêm:

II. Phân loại mái nhà theo ngũ hành

Thiết kế mái nhà vượng khí

Theo quan niệm phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành thì cấu trúc của ngôi nhà thuộc Thổ hình. Vì thế, nếu giữa mái nhà và ngôi nhà tính tương sinh sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của phong thủy.

Kết cấu của ngôi nhà thuộc Thổ hình

Kết cấu của ngôi nhà thuộc Thổ hình

Theo phân loại ngũ hành, hiện nay mái nhà được chia làm 5 loại chính:

  • Mái nhà lượn sóng thuộc mệnh Thủy: là đặc điểm của những mái nhà có hình lượn sóng, nhấp nhô lên xuống không đều nhau.

Mái nhà lượn sóng thuộc mệnh Thủy

Mái nhà lượn sóng thuộc mệnh Thủy

  • Mái vút cao thuộc mệnh Mộc: là mái nhà hình trụ, có hình chữ nhật cao nhưng hẹp. Những loại mái nhà này thì đều được làm bằng gỗ và chủ yếu là những công trình nổi tiếng, có kiến trúc từ thời xưa.

Dạng mái nhà vút cao

Dạng mái nhà vút cao

  • Mái nhà tròn thuộc Kim: là mái nhà tròn, cao và có hình bán nguyệt. mái nhà này thường sử dụng các loại vật liệu như sắt, thép để thi công để dễ dàng uốn cong tạo ra dạng mái vòm, ngọn đồi hình tròn hay những căn nhà cửa tổ ong.


 

Nhà mái vòm

Nhà mái vòm

  • Nhà mái bằng thuộc mệnh Thổ: là dạng mái bằng, có hình dáng giống như những cánh đồng bằng phẳng, những thôn làng có nhà bằng đất thấp.

Nhà mái bằng

Nhà mái bằng

  • Nhà mái nhọn thuộc mệnh Hỏa: là dạng mái nhà có đặc điểm như ngọn lửa, hoặc có thể cao như ngọn núi, thường được sử dụng nhiều trong kiến trúc tháp chuông, nhà thờ nhìn xa xa dạng tam giác.

Mẫu nhà mái nhọn

Mẫu nhà mái nhọn

Đọc thêm:

III. 6 lưu ý cần nhớ khi thiết kế mái nhà theo phong thủy

1. Xét về hình thể

Nhiều nhà ở nông thôn nước ta hiện nay đều làm mái hình tam giác, đây là kiểu mái có độ dốc tạo đường chảy cho nước mưa, không bị ngập trên mái. Xét về mặt phong thủy thì mái nhà hình tam giác là tốt nhất. Đặc biệt kiểu mái Thái với nhiều ưu điểm vượt trội cũng được khá nhiều người lựa chọn.

Mái nhà tam giác là loại phổ biến ở nông thôn hiện nay

Mái nhà tam giác là loại phổ biến ở nông thôn hiện nay

Mái nhà tam giác tuy là hợp phong thủy, thế nhưng nếu để chĩa vào nhà khác sẽ mang lại điều không may mắn đối với họ vì nóc nhà tam giác thuộc hành Hỏa, và theo quan niệm ngũ hành đó là điều không tốt.

Chĩa mái tam giác vào nhà người khác là điều không tốt

Chĩa mái tam giác vào nhà người khác là điều không tốt

Để giải quyết vấn đề này, hiện nay một số khi xây dựng mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến các nhà xung quanh.

2. Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”

Quy tắc này nhắc nhở bạn khi xây dựng mái nhà nên tránh các góc ao, hay góc của các mái đình, miếu hướng chính diện vào nhà của bạn, đó là điều cần tuyệt đối kiêng kỵ khi chọn hướng làm mái nhà. Nếu nhà bạn có cửa ngay hướng góc mái sẽ xảy ra những điều không may mắn cho mọi người trong nhà bạn.

Tránh các góc ao, góc mái đình miếu

Tránh các góc ao, góc mái đình miếu

Ngoài ra bạn cần chú ý tránh các cạnh góc mái, vì khi mở cửa sẽ tạo ra những bất an lo lắng cho người trong nhà.

3. Xét về cấu tạo

Cấu tạo của những ngôi nhà truyền thống thì phần mái nhà sẽ được thiết kế quay mặt dài về hướng Nam nên phần đỉnh mái nhà sẽ kéo từ Đông sang Tây. Ngoài ra, nên dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt ở đỉnh mái và treo tấm bùa bát quái ở giữa để ám đi các nguồn năng lượng không tốt, gây ảnh hưởng đến phong thủy mái nhà.

Cấu tạo của nhà truyền thống

Cấu tạo của nhà truyền thống

Đối với cấu tạo của những căn nhà hiện đại thì không sử dụng cây xà gồ đặt ở đỉnh nhà như với các ngôi nhà truyền thống mà sẽ đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh để tạo thế cân bằng. Cũng có một số nhà chọn cách đổ bằng để không phải thiết kế và xây dựng phần mái nhà, đây cũng là giải pháp tốt.

Nhà đổ mái bằng

Nhà đổ mái bằng

4. Cây đòn dông có ý nghĩa như thế nào?

Cây đòn dông được xem là một phần không thể thiếu của mái nhà, vì thế khi dựng đòn dông cho mái nhà cần làm lễ thắp hương khấn vái ông bà, tổ tiên xin phép để có được nhiều phúc khí cho ngôi nhà.

Đòn dông là bộ phận quan trọng của mái nhà

Đòn dông là bộ phận quan trọng của mái nhà

Theo phong thủy, cần tuyệt đối kiêng kỵ việc đặt đòn dông chĩa sang nhà bên cạnh. Và để tránh điều này hầu hết các gia đình đều dùng tấm thép nẹp bọc lại đầu của đòn dông khi tiến hành xây dựng.

5. Điểm góc mái

Điểm góc mái được xem là điểm xung yếu, vì nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khí hậu và thời tiết nên những  mái nhà thời xưa thường sử dụng gỗ hay đắp vữa để giữ vững góc mái.

Điểm góc mái là nơi xung yếu

Điểm góc mái là nơi xung yếu

6. Màu sắc mái nhà

Nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người mua mà hiện nay mái nhà có rất nhiều màu sắc khác nhau. Nếu là mái tôn thì bạn có thể chọn màu sơn theo sở thích, còn mái ngói thì có rất nhiều màu sắc đa dạng.

Có nhiều màu sắc mái cho bạn lựa chọn

Có nhiều màu sắc mái cho bạn lựa chọn

Nhưng xét về phong thủy thì bạn nên tránh xây mái nhà màu xanh mà chỉ nên sử dụng các màu đỏ, nâu sẫm vừa trang nhã vừa hợp phong thủy.

Trong xây dựng mái nhà, điều kiêng kỵ nhất là xây mái nhà theo biểu tượng  “nước trên đỉnh núi”, mà màu xanh lại tượng trưng cho nước. Vì vậy cần tránh màu xanh khi lựa chọn màu sắc mái nhà.

Không sử dụng màu xanh cho mái nhà

Không sử dụng màu xanh cho mái nhà

Đọc thêm:

IV. Chú ý về tính khoa học của mái nhà

1. Yếu tố bài thủy

Ngày xưa khi làm mái nhà, ông bà ta thường sử dụng rơm rạ đắp lên mái nhà để tăng khả năng thoát nước của mái vì rơm rạ rất nhẹ có thể ngậm nước và thoát nước nhanh. Nhưng hiện nay, khi làm mái, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về chất liệu như mái ngói, mái tôn và tấm lợp sinh thái. Đây đều là những lựa chọn tối ưu, đảm bảo tốt khả năng thoát nước và không gây ngập nước trên mái.

Tất cả chất liệu mái nhà hiện nay đều chống nước tốt

Tất cả chất liệu mái nhà hiện nay đều chống nước tốt

2. Yếu tố cách nhiệt

Hầu hết các loại mái nhà hiện nay đều có tính cách nhiệt, không chỉ đảm bảo an toàn cho ngôi nhà lúc trời mưa bão, mà còn tạo không khí mát mẻ vào những ngày hè nóng bức. Dựa vào thời tiết khí hậu cũng như mục đích sử dụng mà bạn nên chọn loại vật liệu phù hợp với ngôi nhà của mình.

Đảm bảo yếu tố cách nhiệt của mái nhà

Đảm bảo yếu tố cách nhiệt của mái nhà

3. Yếu tố triệt lôi

Khi thiết kế mái nhà, bạn phải đảm bảo chắc chắn về khả năng triệt lôi của mái, vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng của mọi người trong nhà. Để đảm bảo yếu tố triệt lôi, thì khi làm mái bạn cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.

Đảm bảo yếu tố triệt lôi của mái nhà

Đảm bảo yếu tố triệt lôi của mái nhà

Đọc thêm:

V. Những kiêng kỵ trong phong thủy và cách khắc phục với từng loại mái nhà

1. Nóc mái hình tam giác

Nóc mái nhà hình tam giác xét về phong thủy vẫn là hợp nhất, nhưng mái lại có độ dốc rất lớn, dễ khiến cho nguồn khí ở cả trong nhà lẫn ngoài nhà biến đổi liên tục. Để khắc phục điều này, bạn có thể cắt ngang mái nhà, xây dựng nóc mái mới nghiêng ra ngoài để hợp phong thủy hơn.

Cách khắc phục cho mái nhà tam giác

Cách khắc phục cho mái nhà tam giác

2. Mái dốc về một phía

Kiểu mái dốc về một phía sẽ làm cho ánh nắng chiếu rọi trực tiếp vào trong nhà, gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ khí của cơ thể mọi người trong nhà. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách nâng cao một mái lên cách mặt là 3m và ở phía bên kia nên thiết lập mái mới, dài 3m là tốt nhất, có thể ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp.

Kiểu mái nhà dốc về một phía

Kiểu mái nhà dốc về một phía

3. Mái bằng

Hiện nay có nhiều lựa chọn mái bằng để không phải mất thời gian thiết kế mái, cũng như tận dụng không gian tầng thượng để làm vườn. Nhưng nhược điểm của mái bằng là hấp thụ nhiệt rất nhanh, nên sẽ dẫn đến tình trạng nóng bức và mùa hè và lạnh vào mùa đông. Để khắc phục điều này, tùy thuộc vào loại mái nhà bạn mà sẽ có những cách làm khác nhau.

Tận dụng sân thượng mái bằng để trồng cây

Tận dụng sân thượng mái bằng để trồng cây

Nếu nhà bạn là mái gỗ thì nên nâng cao nền, nên đổi các loại giấy plastic dán tường bằng loại bằng vải hoặc ốp ván mỏng; nếu là nhà kiểu Tây hoặc biệt thự, có thể thay thế những vật liệu hợp chất hóa học, vật liệu tổng hợp kiểu mới bằng cách ốp ván gỗ mỏng lên tường, mặt nền nên lát bằng gỗ dày sẽ tạo cảm giác mát mẻ, ấm áp hơn.

Cách khắc phục cho nhà mái bằng

Cách khắc phục cho nhà mái bằng

4. Mái giữa cao hai bên thấp

Mái giữa cao hai bên thấp là kiểu mái lồi lõm, không đồng đều, khiến cho khả năng xâm thực của nước mưa cao hơn những loại mái khác. Vì vậy khi xây dựng loại mái này cần chú trọng đến chất lượng của vật liệu xây dựng.

Hình ảnh có liên quan

Kiểu nhà mái giữa cao hai bên thấp

Trong kiểu mái nhà này, thì mái cao có vai trò rất quan trọng trong việc tránh nước mưa và gió, nên khi thiết kế cần chú ý đến độ nghiêng cũng như chất liệu của mái. Độ nghiêng của mái nhà cần phải lớn mới có thể thoát nước nhanh và chống nước mưa dễ dàng. Nếu dùng ngói thì phần ngói xếp đè lên nhau phải lớn để tránh nước mưa chảy ngược lại hoặc bị gió lật ngược.

Chú ý đến chất liệu và độ nghiêng của mái

Chú ý đến chất liệu và độ nghiêng của mái

Đọc thêm:

Như vậy trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi đã đưa đến cho các bạn những thông tin bổ ích về phong thủy mái nhà. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể thiết kế được một mái nhà phù hợp phong thủy và tính thẩm mỹ cao.