X
Card image cap

Hướng dẫn gia chủ cách bốc bát hương đúng lễ nghi

Hoàng Thu Phương 2019-11-05

Bốc bát hương là một phong tục quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Cho nên việc bốc bát hương cần phải diễn ra đúng cách, đúng lễ nghi để không mạo phạm ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Cùng tìm hiểu quy trình bốc bát hương đúng cách mà Nhà đẹp 9houz cung cấp để gia đình được thuận lợi, may mắn.

 

Hướng dẫn bốc bát hương tại nhà

I. Tổng quan về việc bốc bát hương?

1. Ý nghĩa của việc bốc bát hương

Đối với người Việt Nam thì bốc bát hương là một tập tục quan trọng không thể thiếu để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng của con cháu đối với gia tiên và các vị thần linh bằng cách dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, không để bàn thờ bị uế tạp. Điều này cũng giúp việc thờ cúng linh thiêng hơn.

Bốc bát hương là phong tục quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Bốc bát hương là phong tục quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt

2. Trong bát hương có những gì?

Bên trong bát hương thường có một tờ hiệu viết họ của gia chủ và tên người được thờ, bộ thất bảo gồm 7 thứ quý là vàng, bạc, mã não, san hô, xà cừ, hổ phách, trân châu.

3. Bát hương không linh - Cách nhận biết

Để kiểm tra bát hương, gia chủ nên nhờ người có công quyền năng kiểm tra, người này sẽ mời người được thờ về, nếu không thấy về thì sẽ dùng công quyền năng để hỏi.

Đọc thêm:

II. Hướng dẫn cách bốc bát hương đúng lễ nghi

1. Quy trình bốc bát hương vào nhà mới

Việc bốc bát hương vào nhà mới gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn nên được chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng, đầy đủ:

Chuẩn bị bát hương: Loại bát hương phổ biến nhất là bát hương bằng sứ. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình và không gian thờ cúng, bạn có thể chọn những loại bát hương giá cả phù hợp và số lượng từ 1 - 3 bát hương.

Sau khi mua xong, trước khi bốc bát hương, bạn sẽ phải vệ sinh bát hương sạch sẽ để loại đi bụi bẩn, để khô sau đó lấy rượu 40 độ cồn tráng qua. Việc rửa lại với rượu sẽ giúp tẩy đi những tà ma, uế bẩn của bát hương rồi chuẩn bị cốt bát hương. Cốt bát hương có thể làm từ tro trấu hoặc cát trắng. Một số gia đình hiện nay thường dùng rơm nếp làm cốt  bát hương để việc thắp hương diễn ra dễ dàng, không làm gãy chân hương.

Sau khi chuẩn bị xong bát hương, bạn cần chuẩn bị mâm cúng với lễ vật và thực hiện mâm cúng lễ nhập trạch để dọn vào nhà mới. Đây được xem là một tập tục không thể thiếu của mọi gia đình Việt Nam, đó là một sự thông báo đến các vị thần linh khuất tại nơi cư trú của gia đình để việc sinh sống được thuận lợi, tốt đẹp.

Quy trình bốc bát hương phải diễn ra đúng cách để không mạo phạm thần linh

Quy trình bốc bát hương phải diễn ra đúng cách để không mạo phạm thần linh

Khi lễ cúng nhập trạch diễn ra xong bạn có thể tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên. Dùng giấy vàng hóa để cúng nhập trạch, đốt rồi hơ lửa xung quanh bát hương, khi hơ lửa, gia chủ hoặc đại diện gia đình nên dùng tay che mắt rồng trên bát hương. Sau đó lấy một tờ giấy vàng chà sát toàn bộ bát hương rồi cho cốt bát hương vào.

Sau khi làm hết tất cả các thủ tục trên thì đại diện gia đình sẽ đặt bát hương lên bàn thờ và cầu khấn, xin phép các vị thần linh để được cư trú tại nhà mới và mời gia tiên về nhà để thờ cúng. Gia chủ sẽ là người sắp xếp di ảnh và các lễ vật thờ cúng lên bàn thờ rồi thắp nén nhang đầu tiên để tỏ lòng thành của mình.

2. Quy trình bốc bát hương gia tiên mới (thay bát hương cũ)

Trước khi tiến hành bốc bát hương gia tiên mới, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng chay gồm ngũ quả, chè xôi 12 chén, 3 bát cơm, canh chay và rau đậu. Người đại diện của gia đình là người sẽ thắp nhang cầu khấn gia tiên, các vị thần linh để được bốc bát hương mới. Việc xin phép gia tiên, tổ tiên và thần linh sẽ thể hiện sự kính trọng của gia chủ đối với tổ tiên, thần linh, nếu bỏ qua, sẽ phạm phải tội bất kính.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ rút chân hương ra khỏi bát hương cũ, cốt bát hương sẽ được để riêng để mang đi vứt còn bát hương cũ nên mang lên chùa rồi thay bát hương mới vào.

Quy trình thay bát hương mới cũng cần được tuân thủ đúng quy cách

Quy trình thay bát hương mới cũng cần được tuân thủ đúng quy cách

Đọc thêm:

  • Tuân theo thủ tục sắp xếp phong an dep này nếu không muốn GẶP HỌA

III. Các câu hỏi liên quan đến việc thay, bốc bát hương

1. Ai là người được phép thay, bốc bát hương trong gia đình?

Theo truyền thống, người được phép thay, bốc bát hương trong gia đình thường là những người có vai trò, vai vế cao trong gia đình. Vợ, chồng ra ở riêng thì có thể mời bố mẹ của hai bên tiến hành làm lễ để cuộc sống gia đình được êm ấm, thuận lợi, bình an.

Những người có vai vế cao trong gia đình sẽ thực hiện việc bốc bát hương

Những người có vai vế cao trong gia đình sẽ thực hiện việc bốc bát hương

2. Có nhất thiết phải nhờ thầy cúng để bốc thay mới bát hương ?

Việc nhờ thầy cúng để bốc thay bát hương mới là điều tốt, thầy cúng sẽ là những người hiểu và biết bạn cần phải làm gì, chuẩn bị những gì, quy trình thế nào để bạn có thể làm đúng cách, không bất kính với thần linh và ông bà tổ tiên. Vì vậy việc nhờ thầy cúng là cần thiết. Song nếu bạn là một người nghiên cứu nhiều, kỹ càng và biết về lĩnh vực này thì bạn cũng có thể tự làm tại nhà. Cách nhờ thầy cúng để dành cho những người không am hiểu, tính cẩn thận và chu toàn.

3. Cách bày bát hương trên bàn thờ trong phong thuỷ là gì?

Cách bày bát hương trên bàn thờ trong phong thủy nghĩa là phải đặt bát hương ở vị trí phù hợp, tạo một thế vững chãi nhất trên bàn thờ và  tập hợp được năng lượng của tâm ứng xung quanh.

4. Tại sao trên bàn thờ Phật chỉ có 1 bát hương

Theo phong tục Việt Nam thì bàn thờ gia tiên thường có ba bát hương, nhưng đến bàn thờ Phật lại chỉ có một bát hương. Đó là sự khác nhau cơ bản của phong tục thờ cúng của đạo Phật với phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt. Trên bàn thờ Phật chỉ có một bát hương nghĩa là các Phật tử chỉ thờ duy nhất Đức Phật mà thôi.

Bàn thờ Phật thường chỉ có một bát hương

Bàn thờ Phật thường chỉ có một bát hương

5. Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương?

Số lượng bát hương trên bàn thờ gia tiên tùy thuộc vào không gian thờ cúng của gia đình. Số lượng có thể lên đến 1, 3, 5, 7.... Thường là những con số lẻ được cho là hợp với người âm.

Nhiều gia đình hiện nay thường đặt ba bát hương lên bàn thờ gia tiên. Bát ở giữa thờ Công Đồng, hai bát hương bên cạnh lần lượt một bên là các vị Bà Cô Ông Mãnh, là những người chết trẻ và chưa lập gia đình, bát còn lại bên phải là thờ cúng tổ tiên, các bậc phụ lão trong gia đình.

Bàn thờ gia tiên, thần linh có nhiều bát hương hơn so với bàn thờ Phật

Bàn thờ gia tiên, thần linh có nhiều bát hương hơn so với bàn thờ Phật

6. Thay chân hương, rút chân hương vào ngày nào trong năm là đúng?

Việc thay chân hương, rút chân hương nếu không cẩn thận sẽ mạo phạm đến các vị gia tiên, thần linh, tuy nhiên, điều này lại rất cần thiết và bạn nên tìm hiểu để thực hiện sao cho đúng cách. Để giúp cho bàn thờ gia tiên được sạch sẽ, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.

7. Có nên di chuyển bát hương để vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ?

Nếu muốn vệ sinh bàn thờ cho sạch sẽ, bạn chỉ cần lấy khăn sạch lau chùi vị trí xung quanh bát hương, khi không cần thiết thì không nên thay đổi, di chuyển vị trí bát hương để không động chạm đến các vị thần linh. Hơn nữa, trước khi lau dọn bàn thờ, bạn cũng nên cầu xin các vị thần linh trước.

Đọc thêm:

IV. Lưu ý khi bốc bát hương

1. Bốc và sử dụng bát hương như thế nào cho đúng?

a. Quá trình bốc bát hương

Trong khi bốc bát hương, bốc từng nắm tro đặt vào cho đến khi gần đầy miệng bát, để thuận tự nhiên theo quan niệm sinh - lão - bệnh - từ thì khi bốc đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc bát hương không nên ấn chặt bát hương mà nên cho vào từ từ, và lắc để bát hương được đều. Lưu ý trước khi bốc bát hương cũng cần cầu xin các vị thần linh đấy.

Sau khi bốc xong bát hương thì gia chủ thường đốt hương vòng, cắm 9 hay 3 nén hương tùy bát của Phật hay của các tầng khác để an vị bát hương. Vị trí đặt bát hương lần lượt từ trái qua là bát hương thờ Bà Cô Ông Mãnh, bát hương thờ thần linh và bát hương thờ gia tiên.

 Bốc bát hương theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử

Bốc bát hương theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử

b. Sử dụng bát hương

Sau khi bốc bát hương xong, đặt bát hương lên bàn thờ đã được lau chùi sạch sẽ, khi sắp xếp lại bàn thờ thì khấn vái, xin phép các vị thần linh trước và không di chuyển vị trí bát hương, chỉ di chuyển vị trí của đèn, chén nước,...

Bát hương bỏ đi có thể đem lên chùa hoặc bỏ xuống sông, suối, không vứt nơi uế tạp khác

2. Lưu ý khi bát hương đã bốc xong

Khi bốc bát hương xong thì gia chủ sẽ đặt lên bàn thờ đã được lau sạch sẽ và không di chuyển mỗi lần lau chùi bàn thờ. Khi chân hương đã đầy và gia chủ muốn rút bớt chân hương thì nên để lại 5 chân. Những chân đã rút ra nên đem đốt rồi thả xuống sông suối. Bát hương bỏ đi sẽ đem lên chùa hoặc thả sông.

Khi thắp hương, tuyệt đối không được thổi mà phải để hương cháy từ từ.

Sau khi bốc bát hương xong đặt lên bàn thờ, lau chùi sạch sẽ và thắp hương

Sau khi bốc bát hương xong đặt lên bàn thờ, lau chùi sạch sẽ và thắp hương

Đọc thêm:

Trên đây là một số gợi ý để giúp gia chủ bốc bát hương đúng cách, đúng lễ nghi, không mạo phạm thần linh, ông bà tổ tiên để giúp việc thờ cúng diễn ra trang trọng, thành kính hơn. Chúc bạn có một cuộc sống viên mãn, đoàn viên, hạnh phúc.