
Học tập phương án thiết kế nhà mái ngói cực kỳ THÔNG MINH
Nhà mái ngói hiện nay có rất nhiều cách thi công khác nhau cũng như những loại ngói có chất liệu, kiểu dáng khác nhau mà bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại nào cho tốt. Hãy cùng tham khảo những thông tin cực hữu ích sau để có được sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Tham khảo thêm các bài viết về Chất liệu thi công để hiểu biết thêm nhiều vật liệu hữu ích trong xây nhà nhé!
I. Chất liệu ngói lợp nhà phổ biến nhất hiện nay
1. Ngói đất nung
Hiện nay các mẫu nhà có thiết kế hiện đại, thông minh thường có xu hướng để sân thượng trống, không lợp mái hoặc lợp mái tôn. Tuy nhiên, nhà mái ngói vẫn được nhiều gia đình yêu thích bởi vẻ đẹp cổ kính, đậm chất Việt mà nó mang lại.
Gạch ngói đất nung
Trên thị trường hiện nay có một số chất liệu ngói lợp mái nhà phổ biến, trong đó có thể kể đến ngói đất nung. Ngói đất sét nung thường có ưu điểm là ưa nhìn, không thấm nước và độ bền được đánh giá rất cao. Loại ngói này có thể chống lại các tác động của thời tiết như mưa, tuyết,... cũng như các tác động khác của môi trường, giúp cho ngói không bị bào mòn. Trong quá trình sử dụng, ngói đất nung có độ bền lên đến cả 100 năm mà không cần chăm sóc, bảo dưỡng.
Ngói đất nung có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là độ bền cao
Tuy nhiên, ngói đất nung cũng có một số những nhược điểm bạn cần lưu ý đó là kỹ thuật lợp mái ngói nung thường khó, đòi hỏi những thợ có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm. Bởi nếu kỹ thuật không chắc chắn thì phần mái ngói sẽ không phát huy được hết công dụng của ngói đất nung, không thể chống lại được các tác động của thiên tai, thời tiết.
Kỹ thuật lợp ngói đất nung yêu cầu những người thợ có tay nghề, kỹ thuật tốt
Để có thể xây dựng được phần mái ngói chắc chắn, bạn cần thiết kế phần khung kèo thép và tường thật chắc chắn vì ngói đất nung thường nặng, cần phải có phần đỡ thật cứng chắc và độ dốc của mái không được quá lớn.
Giá thành của ngói đất nung cũng khá đắt nên nếu bạn đang muốn lựa chọn loại ngói này, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng.
a. Ngói đất nung tráng men
Ngói đất nung tráng men là loại ngói đất được phủ một lớp men gốm nung lên thành ngói tráng men. Trên thị trường hiện nay có một số loại ngói tráng men thông dụng như ngói vỏ quế, ngói lưu ly, ngói trang trí. Sự đa dạng về mẫu mã sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn khi thiết kế và thi công mái nhà.
Ngói đất nung tráng men tạo sự bắt mắt cho ngôi nhà
b. Ngói đất nung không tráng men
Tương tự ngói đất nung tráng men, ngói đất nung không tráng men cũng được xem là loại ngói phổ biến, đa dạng về các chủng loại ngói.
Một số loại ngói đất nung không tráng men phổ biến được nhiều người đưa vào sử dụng có thể kể đến như: ngói úp nóc, ngói ống, ngói liệt, ngói mũi hài đơn, ngói vảy cá, ngói vảy rồng, ngói âm, ngói dương, ngói 10v/m2, ngói 20v/m2, ngói 22v/m2...
2. Ngói xi măng
Ngói xi măng là loại ngói sau khi trộn xi măng đổ vào khuôn kim loại để nén kỹ rồi đem nung lên bằng máy, sau đó đem đi bảo dưỡng trong một thời gian để cho ra thành phẩm.
Trên thị trường xây dựng hiện nay có 2 loại mái ngói xi măng được chế tạo theo hai công nghệ khác nhau, đó là: công nghệ khô và công nghệ ướt.
Đối với công nghệ khô, thành phẩm mái ngói làm ra sẽ không đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản như độ bền, màu sắc ngói, không chắc chắn, lỏng lẻo, dễ bị bong tróc lớp sơn theo thời gian.
Ngói xi măng không được đánh giá cao về độ chắc chắn theo thời gian
Đối với công nghệ ướt, ngói sẽ có độ chắc chắn nhất định, độ bền lâu hơn so với công nghệ khô, màu sắc rõ ràng và bền đẹp theo thời gian.
3. Ngói Ác - đoa
Loại ngói Ác-đoa có màu đen nhánh của than đá và hình dáng kiểu ngói vẩy cá hoặc hình chữ nhật. Loại đá này được khai thác từ đá trầm tích của Pháp nên khi lợp mái sẽ tạo nên vẻ sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà.
4. Ngói composite
Khác với các loại ngói như ngói xi măng hay ngói đất nung, ngói composite có điểm đặc biệt là có thể giãn nở nhiệt tương thích với khí hậu của từng vùng.
Đọc thêm:
- Độ dốc mái ngói biệt thự cổ như thế nào mới được coi là CHUẨN?
II. So sánh ưu - nhược điểm của hai phương án thi công mái ngói
Phương án dán ngói |
Phương án lợp ngói |
|
Biện pháp thi công |
Có 2 cách thi công của phương án, bạn có thể tham khảo: - Quét hồ lên toàn bộ phần mái sau đó đặt ngói lên phần hồ đó ngay khi hồ còn ướt, lưu ý làm nhanh tay, cẩn thận để hồ không bị khô trước khi lợp ngói. - Cách thứ 2 là dùng thanh mè giả, tức là dùng hồ, hoặc gạch thẻ làm giả thanh mè trên mái rồi lại dùng vữa hoặc hồ gắn ngói vào mè. |
Một số biện pháp thi công lợp ngói theo truyền thống là dùng mè, rui, kèo hoặc các hệ sắt hộp, hệ thép mạ để giảm khối lượng phần ngói, giúp phần ngói được nhẹ hơn. Các viên ngói được liên kết và cố định trên giàn và theo một trình tự nhất định của nhà sản xuất nên có thể đảm bảo chất lượng sử dụng và giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn. |
Nhược điểm |
- Khiến phần mái bị nặng sau khi hoàn thành công trình - Quá trình xây dựng khá lâu, phức tạp. - Khi sử dụng, ngôi nhà vào mùa hè sẽ khá nóng bởi hệ thống tản nhiệt thấp. - Theo thời gian, qua sự bào mòn của thời tiết, thiên tai sẽ dẫn đến sự xuống cấp của mái ngói, dẫn đến mưa dột, thấm xuống nhà. - Nếu thợ dán ngói có tay nghề không tốt sẽ làm giảm chất lượng mái ngói, khiến cho phần mái không được chất lượng, đảm bảo. |
- Nếu chọn phải loại ngói kém chất lượng, khả năng co dãn và thích ứng với thời tiết kém, sẽ dẫn đến hiện tượng nhà bị dột hoặc ngấm nước qua các khe hở giữa các viên ngói. |
Chi phí |
Vì quá trình dán ngói diễn ra lâu và kỳ công nên chi phí sẽ cao hơn so với lợp ngói. |
Chi phí bỏ ra để lợp mái ngói chỉ bằng 60% chi phí so với biện pháp lát ngói. |
Khi nào nên lựa chọn |
Nên lựa chọn dán ngói trên những phần diện tích nhỏ như mái cổng, mái viền cửa hoặc mái hắt ban công. Không nên sử dụng biện pháp dán ngói cho mái nhà. |
Áp dụng biện pháp lợp ngói cho những phần có diện tích rộng cần lợp như mái nhà để đảm bảo độ bền đẹp, chắc chắn cho ngôi nhà. |
Phương án lợp mái ngói được nhiều người sử dụng hơn cả
III. Tìm hiểu về ngói lấy sáng - Vật liệu xây dựng mới
1. Thế nào là ngói nhựa lấy sáng
Trên thị trường hiện nay xuất hiện một loại ngói mới khá lạ mắt đó là ngói nhựa lấy sáng. Về cơ bản thì loại ngói này có kích cỡ gần giống như các loại ngói thông thường nhưng lại có màu trong suốt, giúp ánh sáng truyền qua gần như tối đa và đặc biệt là có sức chịu nhiệt rất tốt.
Ngói nhựa lấy sáng có kích thước tương đương các viên ngói thông thường
2. Lợi ích vượt trội của ngói nhựa lấy sáng
Lợi ích đầu tiên là về chi phí, sử dụng ngói nhựa lấy sáng sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí điện năng do sự hấp thụ ánh của ngói, giúp cho không gian nhà bạn vừa thoáng đãng, hấp thu được nhiều ánh sáng tự nhiên mà độ che chắn vẫn rất đảm bảo.
Khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống va đập của mái ngói nhựa lấy sáng cũng được đánh giá cao, giúp cho ngôi nhà đạt được độ an toàn, bền bỉ lâu dài khi sử dụng. Không những thế, loại ngói này còn có khả năng chống ẩm mốc và không bị mềm ngói khi sử dụng trong thời gian dài như các loại ngói gốm hay ngói đất nung thông thường.
Ngói nhựa lấy sáng có nhiều lợi ích vượt trội
3. Hạn chế
Quá trình lắp đặt, thi công rất cầu kỳ đòi hỏi những người thợ có tay nghề, kỹ năng chuyên môn tốt để quá trình diễn ra tốt đẹp, thành phẩm đạt chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, việc ngói có màu trong suốt cho nên việc vệ sinh và giữ cho ngói luôn trong, không bị bám bụi cũng khá khó khăn, bạn cần thực hiện thường xuyên để giữ cho phần mái nhà luôn đẹp và phát huy được tác dụng bắt sáng.
Đọc thêm:
- Tổng hợp kích thước các mẫu cửa sổ đẹp cho nhà ở hiện nay
IV. Cách lợp ngói trên mái bê tông đẹp, bền bỉ với thời gian
Ngói bê tông
1. Công dụng nổi trội
Phương pháp lợp mái ngói bê tông hiện nay cũng khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi một số ưu điểm nổi trội như hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ nước từ mái chảy xuống khi trời mưa, ít bám bụi bẩn, khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, có độ bền cao, giúp ngôi nhà tránh được những thiên tai của thời tiết như gió, bão…
Mái bê tông được đánh giá cao về độ bền
2. Quy trình tiêu chuẩn
Bước đầu tiên để lợp ngói đó là bạn phải tính toán độ dốc của ngói cũng như là diện tích cần lợp ngói để có thể tính toán chính xác lượng vật liệu cần thiết. Để gia tăng khả năng chịu chịu và khả năng chống thấm cho hệ khung mái bạn có thể sử dụng thêm lưới thủy tinh.
Tiếp theo là quá trình trộn bê tông để lợp mái. Lưu ý nên trộn bê tông theo tỉ lệ chuẩn để đạt được hỗn hợp có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt và không thấm nước.
Rắc một lớp xi măng mỏng rồi xoa nhẹ để bề mặt lợp ngói được láng mịn.
Cuối cùng là lợp mái lên. Đối với loại ngói sóng nhỏ, bạn nên lợp theo thứ tự từ dưới lên trên, từ trái qua phải. Đối với loại ngói sóng lớn nên lợp từ phải qua trái. Lợp đến đâu thì căng dây đến đấy để phần ngói luôn được thẳng hàng, ngay ngắn, không bị xiên xẹo.
Đọc thêm:
- Sức bền ĐÁNG KINH NGẠC của cầu thang phòng khách khung thép
V. Kích thước ngói Thái - Sản phẩm nhập ngoại
1. Ngói Roman
Ngói Roman Thái được chia làm hai loại trên thị trường hiện nay dựa theo kích thước khổ ngói. Đó là khổ ngói 1.2m x 0.5m và khổ ngói 1.6m x 0.5m.
Tùy theo mỗi loại khổ ngói khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau về kích thước danh nghĩa, trọng lượng, số tấm lợp trên 1m2, khoảng cách xà gồ, độ dốc mái để việc lợp mái diễn ra thuận lợi, dễ dàng.
Ngói Roman có nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn
2. Ngói Excella
Ngói Excella Thái Lan cũng được chia làm ba loại là: loại cổ điển, loại hiện đại và loại kiểu cách. Đối với loại cổ điển thường có trọng lượng là 3.5kg, số viên lợp trên 1m2 là 9.8 - 10.4 viên và khoảng cách mè từ 32 - 34 cm.
Tương tự ngói hiện đại có trọng lượng lớn hơn ngói cổ điển một chút là 3.8 kg, số lượng viên trên 1m2 là 10.5 viên và khoảng cách mè là 32.5 - 33.5 cm.
Ngói kiểu cách có trọng lượng 3.7 kg, số viên lợp trên 1m2 là 10.5 viên, khoảng cách mè 32.5 - 33.5 cm. Khi sử dụng ngói kiểu cách, nên lưu ý chỉ nên để độ dốc mái từ 25 - 40 độ.
Ngói Excella có vẻ ngoài bắt mắt, hiện đại
3. Ngói Bê tông
Ngói bê tông Thái Lan có độ dốc mái cơ bản là 17 - 50 độ, khoảng cách mè từ 32 - 34 cm, số viên lợp trên 1m2 là 10 - 11 viên.
4. Ngói CPAC Monier
Ngói CPAC Monier có trọng lượng khoảng 5.2 kg, số viên lợp mái trên 10 - 11 viên, độ dốc mái từ 25 - 40 độ và khoảng cách mè là 31 - 33 cm.
5. Ngói Fiber Cement
a. Loại giả gỗ
Loại ngói Fiber Cement giả gỗ có đặc điểm là các hàng ngói có đặc điểm không đồng nhất. Hàng ngói đầu thường có kích thước từ 800x400x6 mm, hàng kế tiếp là 800x510x6 mm. Số viên lợp hàng đầu trên 1m dài 1.25 viên, số viên lợp chính trên 1m2:6.25 viên, trọng lượng viên hàng đầu là 3,5 kg, viên chính là 4,4kg.
Ngói Fiber Cement giả gỗ đem lại vẻ đẹp cổ điển cho ngôi nhà
b. Loại cổ điển 9 inch
Tương tự loại ngói Fiber Cement loại giả gỗ, ở loại cổ điển 9 inch cũng có sự khác nhau về thông số. Cụ thể, kích thước viên hàng đầu: 600 x 290 x 6 mm, kích thước viên hàng kế tiếp : 600 x 440 x 6 mm, trọng lượng 27.8 kg, khoảng cách mè hàng đầu là 5.5 cm, hàng kế tiếp là 15 cm. Độ dốc mái : 30 - 45 độ.
c. Loại cổ điển 13 inch
Trọng lượng (Kg/m2): 27.5 kg, số viên lợp hàng đầu trên 1m dài: 1.25 viên, số viên lợp chính trên 1m2: 6.25 viên, khoảng cách mè hàng đầu tiên 11cm, hàng kế tiếp 20 cm. Độ dốc mái là 25 - 45 độ.
d. Loại hiện đại
Kích thước viên hàng đầu: 800 x 400 x 6 mm, kích thước viên hàng kế tiếp: 800 x 510 x 6 mm, trọng lượng 27.5 kg, số viên lợp hàng đầu trên 1m dài là 1.25 viên, số viên lợp chính trên 1m2 là 6.25 viên. Khoảng cách mè (li tô): hàng đầu tiên 11 cm, hàng kế tiếp 20 cm. Độ dốc mái : 25 - 45 độ.
Mái lợp Fiber Cement loại hiện đại được nhiều người ưa chuộng
Đọc thêm:
- ĐIỂM DANH các cách trang trí phòng ngủ nhỏ tiết kiệm được kiến trúc sư Việt ưa chuộng
Trên đây là một số phương án thiết kế nhà mái ngói thông minh mà bạn có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn tìm được loại ngói tốt nhất cho ngôi nhà và có một cuộc sống thành công, hạnh phúc.