X
Card image cap

Học cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết chỉ trong vài phút

Dương Ngọc Hà 2019-11-04

Tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa từng vùng miền mà ở Bắc, Trung, Nam đều có sự khác nhau trong cách bày mâm ngũ quả ngày Tết. Song, mâm ngũ quả vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các gia đình Việt, dùng để đặt lên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền với ước mong về cuộc sống ấm no, an khang, thịnh vượng. Nhà đẹp 9houz sẽ giới thiệu cho bạn cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết dễ dàng nhé.

 

I. Tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm mâm ngũ quả

1. Khái niệm

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau thường được người Việt đặt lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán mới những mong ước, hy vọng được thể hiện qua cách sắp xếp hoặc màu sắc của các loại quả.

Mâm ngũ quả thường thấy của các gia đình Việt.

Mâm ngũ quả thường thấy của các gia đình Việt

2. Nguồn gốc

Tục lệ bày mâm ngũ quả ngày Tết xuất phát từ thuyết Ngũ Hành được tạo thành bởi 5 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Người Việt Nam thường bay 5 loại quả khác nhau trên mâm để thể hiện ước muốn là sẽ đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh.

Các màu sắc của các quả được bày trên mâm còn mang ý nghĩa về nguồn của cải được mang về từ bốn phương dâng lên tổ tiên. Thế hiện sự thành kính, hướng về ông bà tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền.

Đọc thêm:

II. Ý nghĩa mâm ngũ quả đẹp ngày Tết

Có thể nói mâm ngũ quả là một thứ quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của các gia đình Việt Nam. Vừa dâng lên để thể hiện sự hiếu thảo, thành kính, “uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà tổ tiên. Vừa để thể hiện mong ước về những điều tốt lành, gặp nhiều may mắn trong dịp Tết đến.

Xuất phát từ thuyết Ngũ Hành, chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây thơm ngon trong đất trời, thể hiện ý nghĩa phong thủy rất tốt trong mâm ngũ quả. Đó là mong ước về sự hòa hợp âm dương,phát triển mạnh mẽ, sinh sôi nảy nở.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả xuất phát từ thuyết Ngũ Hành, hòa hợp âm dương

Mâm ngũ quả xuất phát từ thuyết Ngũ Hành, hòa hợp âm dương

Đặc biệt, những sản vật này đều là thành phẩm kết tinh của bao công lao, công sức của nhân dân lao động, kính dâng lên đất trời, thể hiện tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Vì vậy mâm ngũ quả có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, được tất cả mọi gia đình Việt luôn chăm chút, bày biện, dâng lên bàn thờ ông bà ngày Xuân.

Đọc thêm:

III. Mâm ngũ quả gồm những gì?

Xuất phát từ sự khác biệt trong văn hóa vùng miền mà ở nước ta, mâm ngũ quả ở các miền khác nhau thì cũng có sự khác nhau. Song ẩn chứa trong mỗi loại quả là một ý nghĩa khác nhau, thể hiện một mong ước của con người đến ông bà tổ tiên. Ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của một số loại quả như sau.

  • Chuối xanh: Đây là loại quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với các gia đình miền Bắc, miền Trung. Mong ước ý nghĩa như bàn tay ngửa đem lại sự bình an, gắn kết, đùm bọc.

  • Bưởi: Trái tròn thể hiện sự viên mãn, đoàn viên, phúc lộc.

  • Phật thủ: Hình dạng của quả phật thủ được người ta liên tưởng đến bàn tay của Phật đang chở che, bảo vệ cho gia đình. Vì vậy nó thường được đặt ở vị trí trung tâm của mâm ngũ quả.

  • Quýt/Quất: Thể hiện sức sức tràn đầy, màu sắc tượng trưng cho sự phát đạt, tài lộc, thể hiện ý nghĩa giàu sang, sung túc.

  • Xoài: Theo cách đọc lệch của người miền Nam nghĩa là Xài. Thể hiện sự cầu mong không thiếu thốn.

  • Sung: Thể hiện mong ước có cuộc sống đầy đủ, viên mãn, sung túc.

  • Đu Đủ: Thể hiện cho sự thịnh vượng, no đủ.

  • Nho: Đọc lệch theo người miền Nam là no, tức mong ước về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Chuối, bưởi là hai loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Bắc

Chuối, bưởi là hai loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Bắc

Phật thủ với hình dạng như bàn tay Phật, mang ý nghĩa tốt

Phật thủ với hình dạng như bàn tay Phật, mang ý nghĩa tốt

Đọc thêm:

IV. Phong tục bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc

Đầu tiên, đối với mâm ngũ quả của các gia đình miền Bắc, chuối xanh là loại quả không thể thiếu, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mâm ngũ quả ngày Tết. Hình dáng nải chuối được liên tưởng như bàn tay ngửa với mong ước sự bình an, đùm bọc, sung túc, gắn kết.

Tiếp đến là bưởi hoặc phật thủ: Loại quả màu vàng thường được đặt ở vị trí chính giữa của mâm ngũ quả, thể hiện ý nghĩa hết sức trang trọng. Thể hiện mong ước về sự viên mãn, đoàn viên, may mắn, bình an.

Ngoài ra còn các loại quả khác như đu đủ, sung, cam, quýt, hồng, mận…

Mâm ngũ quả miền Bắc với các loại quả đặc trưng

Mâm ngũ quả miền Bắc với các loại quả đặc trưng

Mỗi loại quả đều được các gia đình chọn lựa một cách kỹ lưỡng, tươi ngon, đẹp mắt. Thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Ẩn trong mỗi loại quả cũng thể hiện một ý nghĩa trang trọng khác nhau, thể hiện mong ước của con cháu muốn ông bà tổ tiên phù hộ, thỏa mãn mong ước về sự sung túc, đầy đủ quanh năm, không gặp phải khó khăn, trắc trở.

Về cách bày trí mâm ngũ quả, các gia đình miền Bắc thường có một nải chuối xanh ở chính giữa tựa như bàn tay ngửa ra, bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác. Tiếp đến là bưởi hoặc phật thủ ngay phía trên, ở vị trí cao nhất với mong ước đoàn viên, phúc lộc. Tiếp nữa là các loại quả khác đan xen như cam, quýt, hồng, mận. Ở miền Bắc mọi người thường chọn nhiều loại quả ứng với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để hòa hợp với tự nhiên, thuận theo thuyết Ngũ Hành, mỗi loại quả sẽ ứng với mỗi hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tạo thành một hình tháp, mong ước về một năm mới ấn no, hạnh phúc, đoàn viên suốt bốn mùa.

Đọc thêm:

V. Phong tục bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung và miền Nam

Trước hết, đối với các gia đình miền Trung, do đặc điểm về mảnh đất nghèo khó, cằn cỗi, sản vật không được phong phú, đa dạng, sinh sôi nảy nở như ở miền Bắc và miền Nam. Khí hậu nơi đây lại vô cùng khắc nghiệt, những trận thiên tai lần lượt kéo đến nên người miền Trung thường không câu nệ hình thức, ý nghĩa của mâm ngũ quả mà thường tùy vào tình hình, có gì cúng nấy, miễn là có sự thành tâm, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Mâm ngũ quả của người miền Trung cũng rất đa dạng, phong phú do có sự giao thoa nền văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Các loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả như: chuối, mãng cầu, sung, đu đủ, dừa, xoài,...

Mâm ngũ quả với sự kết hợp Bắc Nam của người miền Trung

Mâm ngũ quả với sự kết hợp Bắc Nam của người miền Trung

Đặc biệt, đối với các gia đình miền Nam, mâm ngũ quả có sự khác biệt rất lớn đối với các gia đình miền Bắc. Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường không có các loại quả như chuối, cam, quýt vì do cách đọc lệch trong phát âm, họ cho rằng những loại quả này mang ý nghĩa không tốt, nên không thể dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Mặt khác, những loại quả thường xuất hiện cũng đồng thời mang một ý nghĩa rất hay mà người Nam thường đọc lệch đi để thể hiện mong ước trong cuộc sống. Đó là Cầu (Mãng cầu); Sung (Sung); Vừa (Dừa); Đủ (Đu Đủ); Xài (Xoài).

Dưa hấu cũng là loại quả không thể thiếu trong các mâm ngũ quả phương Nam, sự hiện diện của cặp dưa hấu đỏ tượng trưng cho trinh tiết và lòng trung nghĩa của con người nơi đây.

Mâm ngũ quả thường thấy ở các gia đình miền Nam vào dịp Tết.

Mâm ngũ quả thường thấy ở các gia đình miền Nam vào dịp Tết.

Trong cách bày mâm ngũ quả của người Nam, ta có thể thấy được sự hài hước, dí dỏm mà họ thể hiện qua cách đọc lệch. Những mong ước rất bình dị, dân dã để dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết càng làm ta cảm mến những con người nơi đây.

Đọc thêm:

VI. 4 sai lầm cần tránh khi bày trí mâm ngũ quả ngày Tết

1. Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả

Cách chọn lựa hoa quả để bày mâm ngũ quả vô cùng quan trọng. Không chỉ thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà mâm ngũ quả còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như hòa hợp với tự nhiên, hợp phong thủy, hợp thuyết Ngũ Hành, và thể hiện được những ước mong của con cháu đối với tổ tiên. Cho nên, khi chọn quả của mâm ngũ quả, cần phải lưu ý đến ý nghĩa của các loại quả theo đặc trưng từng vùng miền.

Ví dụ, nải chuối trên mâm ngũ quả miền Bắc mang ý nghĩa rất tốt đẹp, thể hiện mong ước về sự đùm bọc, gắn kết. Nhưng ở miền Nam nó mang mang ý nghĩa xui xẻo, chuối thường được người miền Nam đọc lệch gần như là “Chúi”, không tốt nên không được các gia đình miền Nam ưa chuộng. Tương tự cam, quýt cũng vậy.

Tìm hiểu kỹ ý nghĩa của các loại quả trước khi dâng lên ông bà tổ tiên

Tìm hiểu kỹ ý nghĩa của các loại quả trước khi dâng lên ông bà tổ tiên

Một số loại quả có ý nghĩa tốt thường được các gia đình bày lên mâm ngũ quả như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt, hồng, lựu, đào, thanh long, trứng gà, đu đủ, xoài, mãng cầu, quả sung,...

Mỗi loại quả đều có một ý nghĩa khác nhau, hãy tìm hiểu ý nghĩa của các loại quả thật kỹ trước khi chọn mua để dâng lên ông bà tổ tiên.

2. Chọn ngay quả chín đẹp

Mâm ngũ quả trong ngày Tết thường được các gia đình dâng lên ông bà vào đêm 30 Tết. Nhưng do tính chất công việc ngày Tết rất nhiều, bận rộn nên mọi người thường chọn mua quả từ rất sớm, thường là vào các ngày 27-28 Tết hay sớm hơn.

Cho nên, nếu chọn ngay quả chín thì sẽ không giữ được quả đến đêm 30 Tết. Nên chọn những trái xanh, để đến ngày cúng trái sẽ chín thơm, đẹp hơn. Còn những trái khi mua đã chín đẹp thì đến khi cúng dâng lên ông bà sẽ bị héo úa, chín quá.

Chọn những quả xanh, vừa chín tới để đảm bảo mâm ngũ quả giữ được lâu

Chọn những quả xanh, vừa chín tới để đảm bảo mâm ngũ quả giữ được lâu

3. Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả

Tuy ngày nay mọi người thường có xu hướng làm đa dạng, phong phú thêm mâm ngũ quả bằng cách dâng lên nhiều loại quả khác nhau, không nhất thiết là 5 quả. Nhưng tuyệt đối không bày hoa lên mâm ngũ quả, chỉ bày quả mà thôi.

4. Rửa quả sạch sẽ, bày trái cây lên mâm khi vỏ còn ướt

Để mâm ngũ quả dâng lên ông bà được đẹp, lịch sự các gia đình thường rửa quả trước khi đặt lên mâm. Song nếu không cẩn thận để khô quả trước khi đặt lên, dễ khiến quả bị đọng nước, dễ héo úa hoặc thối quả, làm mất tính thẩm mỹ của mâm ngũ quả dâng bàn thờ tổ tiên.

5. Bày những quả có gai, mùi hắc vào mâm ngũ quả

Trong mâm ngũ quả của các gia đình thường chọn những loại quả có ý nghĩa may mắn như: chuối, bưởi, sung, đu đủ, xoài,.. Nên tránh những loại quả có gai hoặc mùi hắc bày lên mâm ngũ quả vì ý nghĩa không tốt, không may mắn.

Không nên bày những loại quả có gai, mùi hắc lên mâm ngũ quả.

Không nên bày những loại quả có gai, mùi hắc lên mâm ngũ quả.

Đọc thêm:

Hy vọng những lưu ý về cách bày mâm ngũ quả sẽ giúp bạn có một mâm ngũ quả ngày Tết hợp ý, thuận tự nhiên để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp Xuân sắp về. Chúc bạn và gia đình có một mùa Xuân hạnh phúc, ấm no, bình an.