X
Card image cap

Gỗ veneer - Giải pháp cho đồ nội thất giá rẻ

Dương Ngọc Hà 2019-11-06

Gỗ Veneer dùng để thiết kế đồ nội thất đang được nhiều người yêu thích bởi mẫu mã đa dạng, bắt mắt, nhiều phong cách khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thêm từng đặc trưng của các loại gỗ Veneer khác nhau để tìm được loại gỗ ưng ý nhất. Tham khảo thêm các bài viết về gỗ tại Chất liệu thi công nhé!

 

I. Tìm hiểu chung về gỗ Veneer

1. Gỗ Veneer là gì?

Gỗ Veneer là loại gỗ được chế biến, sản xuất từ công nghệ hiện đại, nguồn gốc là từ những loại gỗ tự nhiên lát mỏng để trở thành những miếng gỗ Veneer với vân gỗ và màu sắc đẹp mắt, trẻ trung, hiện đại, đang dần thay thế cho chất liệu gỗ tự nhiên trên thị trường. Loại gỗ Veneer được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế.

Gỗ Veneer là những miếng gỗ được lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên

Gỗ Veneer là những miếng gỗ được lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên

2. Đặc tính

Gỗ Veneer có nguồn gốc là những mảnh gỗ được chế biến từ những cây gỗ tự nhiên lát mỏng mà thành, chính vì vậy gỗ Veneer cũng mang những tính chất của các cây gỗ như: gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ xoan đào về độ bền, màu sắc…

Ngoài ra, do có sự gia công, chế biến của công nghệ hiện đại nên gỗ Veneer còn được gia tăng độ bền, chống vi khuẩn và loại bỏ lượng nước có trong gỗ tự nhiên, để gỗ được bền hơn, chống chịu được những tác động của môi trường, để gỗ không bị hư hỏng, mối mọt như gỗ tự nhiên.

Gỗ Veneer có nhiều ưu điểm nổi bật

Gỗ Veneer có nhiều ưu điểm nổi bật

Đọc thêm:

  • Tấm Laminate là gì? Ứng dụng của gỗ Laminate/Formica trong xây sửa nhà

3. Ưu, nhược điểm

Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến của gỗ Veneer đó chính là giá thành rẻ, hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Bởi bản thân gỗ Veneer được lát mỏng từ một cây gỗ tự nhiên, vì vậy cho nên từ một cây gỗ đó, ta có thể lát mỏng ra nhiều mảnh mỏng khác nhau, chế tạo được nhiều đồ nội thất hơn.

Do có sự gia công, chế tạo của công nghệ hiện đại, gỗ Veneer thường có ngoại hình bắt mắt, hiện đại với bề mặt nhẵn, bóng sáng tự nhiên, chống mối mọt, cong vênh tốt và không bị nứt trước tác hại của môi trường, thời tiết. Không những vậy, những vân gỗ trên thân gỗ Veneer vẫn được giữ nguyên tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi, an toàn cho người sử dụng.

Gỗ Veneer thường có vân gỗ tự nhiên, độ nhẵn bóng đẹp mắt

Gỗ Veneer thường có vân gỗ tự nhiên, độ nhẵn bóng đẹp mắt

Ngày nay, mọi người thường có xu hướng sử dụng gỗ Veneer nhiều hơn bởi những sản phẩm được gia công thành từ gỗ Veneer thường có hình thức, mẫu mã đa dạng, hiện đại với nhiều kiểu dáng khác nhau mà giá thành lại rẻ, phù hợp với yêu cầu của nhiều người. Thêm nữa, trước tình trạng tài nguyên rừng đang cạn kiệt, người ta càng khuyến khích mọi người sử dụng gỗ Veneer để góp phần bảo vệ môi trường.

Đồ nội thất thiết kế từ gỗ Veneer sẽ dễ bị ngấm nước, nứt gãy

Đồ nội thất thiết kế từ gỗ Veneer sẽ dễ bị ngấm nước, nứt gãy

Tuy nhiên, gỗ Veneer cũng có một số những nhược điểm nhất định, bắt nguồn từ sự lát mỏng những miếng gỗ từ cây gỗ tự nhiên, cho nên thành phẩm được chế biến từ gỗ Veneer thường dễ bị ngấm nước, dẫn đến nứt, vỡ những miếng gỗ mỏng manh. Khả năng chịu nhiệt và tác động mạnh của những sản phẩm từ gỗ Veneer cũng kém hơn so với gỗ tự nhiên. Cho nên nếu gia chủ muốn lựa chọn những sản phẩm được chế tạo từ gỗ Veneer thì cần cân nhắc, đặt đồ nội thất ở những nơi cao ráo, mát mẻ, không bị chịu những tác động của nhiệt, thời tiết và nên đặt cố định, ít di chuyển.

4. Quy trình sản xuất gỗ Veneer

a. Nguồn chính

Để sản xuất gỗ Veneer thì cũng cần một lượng lớn những cây gỗ tự nhiên, cho nên nguồn chính để chế biến gỗ Veneer thường ở những nơi có diện tích rừng lớn. Trên thế giới thì các nước sản xuất gỗ Veneer lớn như Mỹ, Canada, Nga, Brazil, Trung Quốc, Argentina…

Nguồn chính để sản xuất gỗ Veneer là gỗ tự nhiên

Nguồn chính để sản xuất gỗ Veneer là gỗ tự nhiên

Ở Việt Nam cũng có những công xưởng sản xuất, chế biến gỗ Veneer chất lượng uy tín, điển hình như thương hiệu An Cường hoặc thương hiệu gỗ Laminate cũng được nhiều người tin dùng, ưa chuộng.

b.Quy trình sản xuất

Thông thường ở những công xưởng khác nhau, để tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho sản phẩm, người ta thường có những “bí quyết” riêng khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chí sau:

Đầu tiên, một cây gỗ tự nhiên sẽ được loại bỏ cành, vỏ để đem đi luộc, ngâm tẩm loại bỏ nhựa trong thân cây và tăng độ bền theo thời gian cũng như dễ dàng gia công hơn. Sau đó người ta sẽ sử dụng những máy lạng gỗ tiêu chuẩn để lát gỗ, lưu ý nên chọn những máy có độ lạng gỗ tiêu chuẩn để giữ được màu sắc, vân gỗ tự nhiên.

Gỗ được lạng mỏng sẽ được mang đi sấy để tránh ẩm mốc và cho vào máy lăn keo và dán vào các cốt gỗ công nghiệp MDF, MHF, MFC,...

Tiếp theo người ta sẽ mang những tấm gỗ Veneer vào máy ép nhiệt trong nhiệt độ 60 độ C trong khoảng 5 phút và sử dụng máy chà nhám để bề mặt được đẹp, góc cạnh. Những tấm gỗ đạt tiêu chuẩn sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lưu thông ra thị trường để chế biến các đồ nội thất khác.

Quy trình sản xuất gỗ Veneer có những bước cơ bản nhất định

Quy trình sản xuất gỗ Veneer có những bước cơ bản nhất định

Đọc thêm: 

II. Các loại gỗ veneer

1. Gỗ veneer sồi

a. Đặc điểm

Gỗ Veneer sồi được sản xuất nhiều ở các quốc gia như Trung Quốc, Canada, Nga, Mỹ và một số nước khác. Những cây gỗ sồi được chọn để lạng mỏng thành gỗ Veneer thường được chọn lựa kỹ lưỡng, đó là những cây có chất lượng tốt, thân gỗ lớn.

b. Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của gỗ Veneer sồi là có khả năng chống cong vênh, mối mọt và độ bền rất tốt, phù hợp để chế biến nhiều loại đồ nội thất khác nhau như bàn ghế, tủ bếp,...

Tủ bếp được thiết kế từ gỗ Veneer sồi

Tủ bếp được thiết kế từ gỗ Veneer sồi

c. Nhược điểm

Cũng như những đặc điểm chung của gỗ Veneer thì gỗ Veneer sồi cũng không có khả năng chống nước cao, dễ bị nứt nẻ, hư hỏng khi bị ngấm nước.

d. Giá bán

Trên thị trường, giá bán của gỗ Veneer sồi thường phụ thuộc vào kích thước, đơn vị cung cấp cũng như quốc gia xuất xứ và đặc biệt là chất lượng của thành phẩm. Tuy nhiên, thông thường gỗ Veneer sồi trên thị trường hiện có giá 130.000đ cho một tấm 1220x2440mm.

Đọc thêm:

2. Gỗ veneer óc chó

a. Đặc điểm

Gỗ Veneer óc chó được sản xuất từ cây óc chó, loại gỗ này thường có màu tro, vỏ nhẵn, đẹp cho nên khi sử dụng chế tạo thành phẩm sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch.

Nội thất được thiết kế từ gỗ Veneer óc chó

Nội thất được thiết kế từ gỗ Veneer óc chó

b. Ưu điểm

Nói đến gỗ Veneer óc chó là phải nói đến màu sắc cũng như vân gỗ của loại gỗ này thường rất đẹp, tự nhiên, dễ dàng chế tạo được nhiều loại đồ nội thất khác nhau. Gỗ Veneer óc chó cũng được đánh giá cao về khả năng chống cong vênh, mối mọt và giá thành rẻ.

c. Nhược điểm

Giống như các loại gỗ Veneer khác, gỗ Veneer óc chó cũng dễ bị ngấm nước và bị trầy xước, hư hỏng nếu sử dụng không cẩn thận.

d. Giá bán

Thị trường gỗ Veneer óc chó rất đa dạng, có nhiều mức giá khác nhau. Về các sản phẩm gỗ Veneer óc chó lạng thì có thể kể đến như sau:

Óc chó xanh kích thước 640x2500mm có giá khoảng 95.000 đồng, c chó vân sọc kích thước 640x2500mm khoảng 86.000 đồng, óc chó vân sọc to kích thước 640x2500mm có giá khoảng 90.000 đồng, óc chó vân núi nhạt kích thước 640x2500mm có giá khoảng 86.000 đồng, óc chó vân núi sẫm kích thước 640x2500mm giá khoảng 86.000 đồng.

Đọc thêm:

3. Gỗ veneer xoan đào

a. Đặc điểm

Gỗ Veneer xoan đào được lạng từ cây gỗ xoan đào được nhiều người yêu thích, thường được dùng để chế tạo làm bàn ghế, tủ bếp, sàn nhà,...

b. Ưu điểm

Gỗ Veneer xoan đào được đánh giá cao về độ bền, màu sắc cũng như vân gỗ đẹp, tự nhiên, hạn chế đối đa sự cong vênh, mối mọt và chi phí ở nhiều mức khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Gỗ Veneer xoan đào có màu sắc ấm áp, thanh lịch

Gỗ Veneer xoan đào có màu sắc ấm áp, thanh lịch

c. Nhược điểm

Gỗ Veneer xoan đào thường có nhiều loại khác nhau, chính vì vậy chất lượng từng loại cũng khác nhau. Những loại gỗ Veneer xoan đào có chất lượng kém thì vân gỗ không được tự nhiên, đẹp như loại gỗ có chất lượng cao.

d. Giá bán

Giá bán gỗ Veneer xoan đào tại thị trường Mỹ hiện nay rơi vào khoảng 900.000 đồng cho loại ván phủ 2 mặt và 115.000 đồng cho loại có kích thước 640x2500mm.

III. Ứng dụng của gỗ Veneer

1. Tủ bếp gỗ Veneer

Mẫu tủ bếp gỗ veneer đẹp

Tủ bếp gỗ Veneer là một món đồ nội thất quen thuộc trong nhiều gia đình, được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi sự sang trọng, tiện nghi. Tủ bếp gỗ Veneer thường sẽ có những màu sắc ấm sáng, nổi bật cho không gian phòng bếp thêm ấm áp, gần gũi, tự nhiên. Một số mẫu tủ bếp gỗ Veneer sang trọng và nổi bật mà bạn có thể tham khảo để có thêm ý tưởng cho căn bếp gia đình mình sau đây:

Tủ bếp gỗ Veneer óc chó sang trọng, thanh lịch1

Tủ bếp gỗ Veneer óc chó sang trọng, thanh lịch

Tủ bếp gỗ Veneer hiện đại, sang trọng1

Tủ bếp gỗ Veneer hiện đại, sang trọng

Đọc thêm:

2. Bàn ghế

Các mẫu bàn ghế gỗ veneer văn phòng

Sau tủ bếp thì bàn ghế được chế biến từ gỗ Veneer cũng khá phổ biến. Không chỉ bàn ghế tiếp khách, bàn ghế phòng ăn, bàn ghế văn phòng hay bàn trang điểm, bàn uống nước tại nhà, tại văn phòng đều rất được ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đẹp dưới đây:

Bàn ghế gỗ Veneer gần gũi, thân thiện môi trường1

Bàn ghế gỗ Veneer gần gũi, thân thiện môi trường

Đọc thêm:

3. Cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer

Cửa gỗ công nghiệp phủ veneer

a. Đặc điểm

Đặc điểm cũng được xem như ưu điểm lớn nhất của cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer đó là thành phẩm ra sẽ không bị mối mọt, chất lượng cách âm tốt, không bị cong vênh, hư hỏng trong giá trình sử dụng lâu dài và đặc biệt là giá cả phải chăng.

Cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer

Cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer

b. Cấu tạo

Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer gồm cánh cửa có khung xương gỗ cứng được xử lý qua hóa chất để chống mối mọt và phủ sơn hoàn thiện để tạo vẻ đẹp thẩm mỹ. Tiếp đến là khung bao cửa được làm từ gỗ cứng được xử lý qua hóa chất để chống mối mọt. CUối cùng là màu sắc cửa gỗ HDF Veneer được phủ sơn PU hoàn thiện tùy theo yêu cầu của khách hàng.

4. Tủ quần áo gỗ Veneer

Tủ quần áo gỗ Veneer thường được làm từ ba loại gỗ chính là gỗ ép, gỗ tự nhiên và gỗ ghép Veneer, được ưa chuộng sử dụng phổ biến bởi màu sắc, thiết kế đẹp, sang trọng. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng tủ quần áo gỗ Veneer dưới đây:

Tủ quần áo gỗ Veneer rất được ưa chuộng

Tủ quần áo gỗ Veneer rất được ưa chuộng

Đọc thêm:

IV. Gỗ ghép phủ Veneer sồi

1. Gỗ ghép phủ Veneer sồi là gì?

Gỗ ghép phủ Veneer được cấu tạo bởi một tấm ván gỗ tự nhiên được gia công sẵn sau đó dán lớp gỗ lạng Veneer lên 2 mặt để tạo thành sản phẩm.

2. Các loại gỗ ghép

CÁC KIỂU GHÉP GỖ PHỔ BIẾN

STT

CÁC KIỂU GHÉP GỖ PHỔ BIẾN

ĐẶC TRƯNG

1

Ghép song song

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, được ghép song song với nhau

2

Ghép Mặt (Ghép nối đầu, ghép finger)

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh gỗ lại với nhau. Chỉ thấy vết ghép răng trên bề mặt

3

Ghép cạnh

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt (ở bên cạnh) rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau

Ghép song song các thanh với nhau tương tự như ghép mặt

4

Ghép giác

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song các thanh này với nhau

Đọc thêm:

V. MDF phủ Veneer

1. Cấu tạo

Cấu tạo MDF phủ Veneer là một tấm gỗ Veneer được chế biến theo quy cách thông thường, sau khi ra sản phẩm sẽ dán một lớp nền MDF lên bằng keo sau đó ép lại bằng máy để bề mặt được dính chắc và bằng phẳng, để tấm gỗ đẹp hơn có thể dùng máy chà nhám.

2. Ưu điểm

Ưu điểm của MDF phủ Veneer là dễ gia công, chi phí thấp và tạo được nhiều đường cong khác nhau.

3. Báo giá

Dày

TÊN MẶT HÀNG

 

Melamin Trắng/ Keo trắng

Xoan đào

Ash/Sồi

3mm

1100.000

115.000

160.000

5mm 1 mặt

140.000

140.000

180.000

5mm 2 mặt

 

210.000

270.000

9mm 1 mặt

185.000

220.000

240.000

9mm 2 mặt

235.000

280.000

320.000

12mm 1 mặt

245.000

260.000

300.000

12mm 2 mặt

290.000

320.000

380.000

15mm 1 mặt

270.000

300.000

330.000

15mm 2 mặt

315.000

360.000

420.000

17mm 1 mặt

295.000

320.000

370.000

17mm 2 mặt

348.000

380.000

460.000

VI. Báo giá Gỗ veneer

1. Giá gỗ ghép thanh các loại phủ veneer

GHÉP THANH QT (1200 X 2400)

STT

TÊN HÀNG

ĐVT

GIÁ BÁN

1

Cao su 20 AA QT

Tấm

750.000

2

Cao su 20AC QT

Tấm

210.000

3

Cao su 18AA QT

Tấm

725.000

4

Cao su 18AC QT

Tấm

680.000

5

Cao su 18CC QT

Tấm

535.000

6

Cao su 17AA QT

Tấm

705.000

7

Cao su 17AC QT

Tấm

660.000

8

Cao su 15AA QT

Tấm

660.000

9

Cao su 15AC QT

Tấm

610.000

10

Cao su 15AA QT

Tấm

460.000

11

Cao su 12AC QT

Tấm

535.000

12

Cao su 12AC QT

Tấm

500.000

13

Cao su 12CC QT

Tấm

420.000

14

Thông 18 AA QT

Tấm

680.000

15

Thông 18 AC QT

Tấm

635.000

 

CAO SU GHÉP THANH

STT

TÊN HÀNG

ĐVT

GIÁ BÁN

1

Cao su Gthanh 5AA

Tấm

360.000

2

Cao su Gthanh 7CC

Tấm

345.000

3

Cao su Gthanh 8CC

Tấm

355.000

4

Cao su Gthanh 10AA

Tấm

515.000

5

Cao su Gthanh 12AB

Tấm

545.000

6

Cao su Gthanh 12CC

Tấm

445.000

7

Cao su Gthanh 14AB

Tấm

620.000

8

Cao su Gthanh 16AB

Tấm

665.000

9

Cao su Gthanh 16AA

Tấm

695.000

10

Cao su Gthanh 18AB dẹp

Tấm

730.000

11

Cao su Gthanh17AB

Tấm

680.000

12

Cao su Gthanh 18AB

Tấm

700.000

13

Cao su Gthanh 18CC

Tấm

540.000

14

Cao su Gthanh24 AC

Tấm

930.000

 

 

BẢNG BÁO GIÁ

GHÉP THANH THÔNG + XOAN

STT

TÊN HÀNG

ĐVT

GIÁ BÁN

1

Thông vàng Gthanh 18AA

Tấm

675.000

2

Thông vàng Gthanh 18AB

Tấm

630.000

3

Thông vàng Gthanh 18BC

Tấm

410.000

4

Thông vàng Gthanh 15AA

Tấm

610.000

5

Thông vàng Gthanh 15AB

Tấm

570.000

6

Thông vàng Gthanh 15BC

Tấm

380.000

7

Thông vàng Gthanh 12AA

Tấm

520.000

8

Thông vàng Gthanh 12AB

Tấm

480.000

9

Thông vàng Gthanh 12BC

Tấm

350.000

10

Thông vàng Gthanh 9AA

Tấm

400.000

11

Thông vàng Gthanh 9AB

Tấm

380.000

12

Thông vàng Gthanh 9BC

Tấm

270.000

13

Xoan Gthanh 18AA

Tấm

595.000

14

Xoan Gthanh 18AB

Tấm

540.000

15

Xoan Gthanh 18B

Tấm

440.000

16

Xoan Gthanh  18C

Tấm

410.000

17

Xoan Gthanh 15AB

Tấm

480.000

18

Xoan Gthanh 15CC

Tấm

385.000

19

Xoan Gthanh 12AA

Tấm

470.000

20

Xoan Gthanh 12AB

Tấm

440.000

21

Xoan Gthanh 12BB

Tấm

360.000

22

Xoan Gthanh 12CC

Tấm

350.000

23

Xoan Gthanh 24CC

Tấm

660.000

24

Keo Gthanh 18AB

Tấm

510.000

25

Keo Gthanh 18B

Tấm

480.000

26

Keo Gthanh 17AB

Tấm

485.000

27

Keo Gthanh 12C

Tấm

370.000

28

Keo Gthanh 15AB

Tấm

430.000

29

Keo Gthanh 15B

Tấm

410.000

2. Báo giá gỗ lạng Veneer

BẢNG BÁO GIÁ

TẤM LẠNG VENEER - VENEER KỸ THUẬT

STT

MÀU VENEER

GIÁ BÁN

QUY CÁCH (mm)

1

TV-01

90.000

Tấm 640x2600

2

TV-02

80.000

Tấm 640x2600

3

TV-03

118.000

Tấm 640x2600

4

TV-04

86.000

Tấm 640x2600

5

TV-05

86.000

Tấm 640x2600

6

TV-06

86.000

Tấm 640x2600

7

TV-07

90.000

Tấm 640x2600

8

TV-08

88.0000

Tấm 640x2600

9

TV-09

88.000

Tấm 640x2600

10

TV-010

85.000

Tấm 640x2600

11

TV-1

85.000

Tấm 640x2600

12

TV-12

88.000

Tấm 640x2600

13

TV-13

90.000

Tấm 640x2600

14

TV-14

90.000

Tấm 640x2600

 

Đọc thêm:

Trên đây là những kiến thức cơ bản về gỗ Veneer, hi vọng bạn đã bổ sung thêm cho mình nguồn kiến thức quý báu về chất liệu gỗ này.