X
Card image cap

[GIẢI ĐÁP] Làm thế nào để thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống?

Dương Ngọc Hà 2019-10-07

Phòng khách là không gian nội thất quan trọng trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Đặc biệt là đối với loại nhà ống, bởi nó được coi như là mặt tiền, bộ mặt của ngôi nhà. Chính vì vậy, gia chủ thường đề cao và chú trọng việc thiết kế phòng khách đẹp cũng như bố trí nội thất phù hợp với phong thủy. Sau đây là một số câu trả lời từ các chuyên gia cho thắc mắc: Làm thế nào để thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống?

 

I. Tổng quan phòng khách nhà ống

1. Đặc điểm

Trước hết, nhà ống có những đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy như sau: sâu và có chiều ngang hẹp, xu hướng phát triển theo chiều cao. Vì vậy, ưu điểm của loại nhà này chính là tầm nhìn được mở rộng cũng như không gia phong phú, được thay đổi theo từng tầng.

Không gian phòng khách đẹp và sang trọng
Không gian phòng khách đẹp và sang trọng

Nội thất phòng khách ngày nay thường đi theo xu hướng tối giản, hiện đại và tiết kiệm tối đa diện tích. Có một đặc tính cần lưu ý rằng, phòng khách nhà ống nên được đặt tách khỏi phòng sinh hoạt chung (phòng bếp, phòng ngủ,..)

2. Chức năng

Chúng ta đều biết rằng, phòng khách là nơi đầu tiên đem lại ấn tượng cho khách đến chơi nhà. Việc bố trí, sắp đặt nó sao cho đẹp, tinh tế không chỉ dừng lại ở giá trị về mặt thẩm mỹ, mà còn đem lại rất nhiều ý nghĩa về phong thủy.

Tuy nhiên đối với loại nhà ống có diện tích tương đối khiêm tốn, phòng khách còn tích hợp thêm nhiệm vụ như ăn cơm, học tập, vui chơi.. đáp ứng thêm những nhu cầu hàng ngày của gia đình.

Phòng khách nhà ống đảm nhận thêm nhiều chức năng

Phòng khách nhà ống đảm nhận thêm nhiều chức năng

3. Tại sao phải bố trí nội thất phòng khách hợp lý?

Trang trí nội thất hài hòa cho phòng khách tạo ra một không gian mở, thoáng mát cho cả ngôi nhà. Phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà, là ấn tượng đầu tiên trong cảm nhận của khách đến chơi.

Trong quan niệm phong thủy, ông cha thường quan niệm rằng phòng khách là nơi đón sinh khí, tạo luồng năng lượng từ phía bên ngoài vào. Lối sống hiện đại ngày nay, mô hình nhà ống trở nên phổ biến, nên phòng khách là không gian sinh hoạt chung, đem lại nguồn khí tốt cho tất cả thành viên trong gia đình.

Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình
Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình

II. Lưu ý chung khi thiết kế phòng khách nhà ống

1. Thiết kế nội thất thống nhất

Mọi ý tưởng thiết kế đẹp đều phải có một nền tảng cơ bản nhất định. Có thể hiểu là, cho dù chúng ta có thỏa sức sáng tạo đến đâu, các yếu tố về mặt chủ đề, màu sắc, phong cách đều phải kết nối với nhau. Tất cả tạo thành một tổng thể kiến trúc tiết kiệm về diện tích lại hài hòa về bố trí, sắp đặt.

Nội thất phòng khách theo một phong cách thống nhất

Nội thất phòng khách theo một phong cách thống nhất

Để làm chủ được không gian nội thất không phải là việc dễ dàng đối với các kỹ sư cũng như gia chủ. Điều này đòi hỏi sự dày công suy nghĩ, hình thành ý tưởng và quá trình thi công tương đối phức tạp.

2. Liên kết không gian nội thất

Khác với những loại nhà truyền thống khác, nhà ống có đặc điểm hẹp về chiều ngang và dài về chiều sâu. Trước khi thi công, gia chủ nên bàn bạc và tính toán thật kỹ lưỡng với kiến trúc sư.

Tùy vào điều kiện hay sở thích của mỗi người mà có loại nhà ống hai, ba,.. tầng và có nhà chỉ có một tầng. Có nghĩa phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,.. sẽ liên thông nhau theo chiều sâu của nhà.

Sự kết nối giữa phòng khách và phòng bếp

Sự kết nối giữa phòng khách và phòng bếp

Vấn đề cần đặt ra ở đây chính là, làm thế nào để tính thẩm mỹ vừa được đảm bảo mà công năng sử dụng được tối ưu nhất có thể.

3. Điểm nhấn và sự cân bằng trong phòng khách

Phương pháp tốt nhất để tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian phòng khách đó là lựa chọn nội thất cũng như đồ trang trí. Với vật dụng nội thất như tivi, kệ, ghế sofa, tủ trưng bày,.. Hoặc đồ trang trí như cây cảnh, bức tượng, chậu cá cảnh,..

Do hạn chế về bề ngang, bạn nên tránh đặt những đồ nội thất quá dài, kích thước quá lớn so với toàn không gian, hoặc cây cảnh, bể cá chiếm nhiều diện tích.

Nội thất tối giản, nhỏ gọn là điểm cộng cho phòng khách nhà ống

Nội thất tối giản, nhỏ gọn là điểm cộng cho phòng khách nhà ống 

Nên chọn mua nội thất nhỏ gọn mà vẫn tích hợp được nhiều tính năng, vừa tạo được khoảng không gian thở vừa đem lại sự sang trọng, hiện đại. Ví dụ: Thay vì lối chơi sập, gụ, tủ, chè của các cụ ngày trước, ta nên chọn một bộ sofa vuông hoặc tròn, nhỏ gọn nhất có thể.

4. Lựa chọn màu sắc, ánh sáng

Đây là một bước không kém phần quan trọng, bởi màu sắc phòng khách đẹp và tao nhã chắc chắn sẽ nâng ngôi nhà của bạn lên một tầm cao mới. Với đặc tính nhà ống, tốt nhất nên chọn tông màu sáng, nhẹ nhàng; ánh sáng nhỏ, ấm áp, phù hợp với thiên nhiên.

Sử dụng đèn chùm cùng với đèn led nâng tầm ngôi nhà

Sử dụng đèn chùm cùng với đèn led nâng tầm ngôi nhà

Sở thích, tính cách của mỗi người khác nhau, nên việc lựa chọn màu sắc và ánh sáng cũng khác nhau. Với những người yêu thích sự hoài niệm, đơn giản, màu sắc phù hợp nhất chính là màu vàng với sắc độ trầm.

Hay những người yêu sự lãng mạn, xu hướng nội tâm, đa sầu, đa cảm, nên chọn màu vàng kem hoặc màu sữa, hồng nhạt để tạo cảm giác tâm hồn được thư giãn, sẻ chia, bao bọc. Nếu bạn là người yêu thiên thiên, lối sống phóng khoáng, những màu sắc nổi bật như xanh lá cây, vàng chanh hay tím,.. luôn là những lựa chọn hàng đầu.

Gam màu trắng chủ đạo

Gam màu trắng chủ đạo

Nội thất như tivi, tủ kệ, bàn ghế,.. với màu sắc tương tự sẽ tạo ra một sự kết nối tinh tế, một điểm nhấn nhẹ nhàng cho không gian phòng khách, giúp nó thoáng đãng và rộng mở hơn.

Ngoài ra, một chậu cây cảnh hay bể cá cảnh chắc chắn sẽ tăng sự tự nhiên, gần gũi, vẻ tươi mát cho không gian.

III. Cách chọn nội thất thiết yếu cho phòng khách nhà ống

Để vượt qua nhược điểm về mặt diện tích, kinh nghiệm khi thiết kế nội thất cho phòng khách nhà ống là tận dụng tối đa những khoảng trống trong góc tường. Phong cách tối giản hóa đi cùng với lối sống hiện đại. Gợi ý đến bạn một số cách chọn nội thất ghế Sofa, kệ TV, đèn làm điểm nhấn và được ưa chuộng nhất.

Đồ nội thất

Ghế sofa

Kệ TV

Đèn

Đặc điểm (chất liệu, kích thước… )

- Hình dáng vuông hoặc tròn nhỏ gọn nhất có thể.

- Không nên chọn bộ bàn ghế gỗ, sập,.. mà nên sử dụng những bộ salon vải cứng, tạo được tính hiện đại cho không gian.

- Kệ đặt TV tốt nhất là bằng gỗ, tích hợp các tính năng như tủ đề đồ trang trí, vừa gọn với diện tích, không nên quá cồng kềnh,..

- Giúp phân chia không gian hợp lý, vừa tạo khoảng không gian mở rộng

- Việc bố trí đèn phụ thuộc phần lớn vào số lượng và vị trí cửa sổ - nguồn ánh sáng tự nhiên.

- Bạn nên lắp đặt đèn trần thạch cao, hoặc đèn chùm,.. bỏ qua các đèn treo tường vì bạn cần tận dụng tối đa ánh sáng cửa sổ.

Những loại thường sử dụng

- Với nhà ống, tốt nhất nên chọn lựa bàn ghế sofa bằng vải cứng.

- Nên chọn loại kệ bằng gỗ công nghiệp, thấp, tạo được độ thoáng và tầm nhìn cho không gian.

- Đèn chùm, đèn trần thạch cao,.. Chúng không tốn diện tích như đèn cây cũng như tiết kiệm được năng lượng, giúp bạn tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng thiên nhiên.

Bộ sofa đem lại sự quý phái, sang trọng

Bộ sofa đem lại sự quý phái, sang trọng

IV. Phong thủy phòng khách nhà ống

1. Vị trí, hướng phòng khách

Theo phong thủy, phòng khách phải được đặt ở vị trí trung tâm, mặc dù có nhiều hạn chế về mặt diện tích, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể bố trí được nội thất phù hợp. Vị trí hướng gần cửa nhưng không được đối diện cửa, bàn uống nước ghế ngồi ở phòng khách, vị trí này sẽ được sắp xếp nghiêng với cửa và không trực diện trực tiếp với vị trí ra vào của ngôi nhà.

Vị trí phòng khách trước phòng bếp

Vị trí phòng khách trước phòng bếp

Nhìn chung, người ta thường chọn hướng phòng khách dựa trên hướng làm nhà vì có quan niệm rằng việc làm này sẽ đem lại may mắn, thuận lợi cho những thành viên trong gia đình.

2. Trần và sàn nhà

Thiết kế trần và sàn phòng khách tuân theo nguyên tắc của phong thủy là trời nhẹ, đất nặng. Có nghĩa trần nhà nên được xây dựng và trang trí bằng các vật liệu nhẹ.

Nên trang trí trần nhà bằng những ánh đèn led, đèn chùm có sức lan tỏa ánh sáng rộng, điều này khiến không gian trở nên thoáng đãng hơn.

Nguyên tắc ‘trần nặng, đất nhẹ’

Nguyên tắc ‘trần nặng, đất nhẹ’

Đối với sàn nhà, bạn nên chọn màu sẫm, trầm hơn so với trần nhà, vừa tạo điểm nhấn vừa hợp với phong thủy. Để thuận tiện cho việc đi lại cũng như sinh hoạt, bạn nên thiết kế sàn nhà có bề mặt phẳng.

Đọc thêm: 

 

  • Top 9 loại sàn gỗ tự nhiên đẹp phổ biến nhất hiện nay

3. Đồ nội thất

Dựa vào bố cục của không gian, gia chủ có thể lựa chọn đồ nội thất hoặc trang trí như tranh treo tường, quạt trần, đèn trần thể hiện được cá tính, sở thích cá nhân.

Nội thất nhỏ gọn, tạo khoảng gian thở
Nội thất nhỏ gọn, tạo khoảng gian thở

Đối với phòng khách nhà ống, tốt nhất ta nên chọn mua đồ nội thất nhỏ gọn, vừa vặn với từng khoảng không gian nhất định, không nên quá bành trướng, cồng kềnh.

4. Cách bố trí bàn, ghế

Bàn ghế là nơi để chủ nhà tiếp khách đến chơi, trò chuyện và giao lưu, chính vì thế một bộ bàn ghế đẹp, được đánh giá cao. Về cơ bản, bàn ghế nên được đặt cùng hướng với hướng phòng khách, gần cửa ra vào. Phong thủy bàn ghế phòng khách nếu đúng sẽ đem lại nhiều ý nghĩa cho gia chủ.

Vị trí ngồi của chủ nhà rất quan trọng
Vị trí ngồi của chủ nhà rất quan trọng

Vị trí ngồi giữa khách và chủ nên được hình thành theo sự sắp đặt của chủ nhà, chủ nhà thường ngồi ở vị trí quay lưng ra phía sau nhà khi tiếp khách, mặt hướng ra cửa. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với khách, đồng thời gia chủ dễ dàng nắm được thế chủ động trong cuộc trò chuyện.

Ngược lại, nếu chọn sai vị trí cũng như hướng ngồi sẽ tạo ra cảm giác bất an, khó kiểm soát, dễ nảy sinh sự hoài nghi, bất tiện.

Theo phong thủy, bàn ghế không nên để trực tiếp với cửa ra vào, vì đây lẽ nơi những luồng khí tốt lẫn xấu ra vào. Đặt bàn ghế ở đây sẽ gây cản trở những luồng khí tích cực, đem tài vận cho cả ngôi nhà.

Không những thế, việc đặt bàn ghế trực diện với cửa chính sẽ gây bất tiện khi người qua đường sẽ nhìn thẳng vào nhà, cụ thể là vị trí đặt bàn ghế nơi diễn ra cuộc nói chuyện giữa chủ và khách, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của buổi nói chuyện.

5. Những điều cấm kỵ

Không nên đặt những con con mãnh thú hay linh vật trong phòng khách: theo quan niệm xưa, các con linh thú sẽ bảo vệ của cải, sức khỏe cho gia chủ. Tuy nhiên, trên thực tế, mãnh thú hay linh thú chỉ nên được đặt ở đền, chùa, bởi linh khí của chúng khá mạnh. Nếu đặt trong phòng khách nhà ống, vận khí của người thường không đủ để trấn giữ chúng và thường đem lại kết quả ngược lại.

Không nên đặt phòng khách phía trực diện với cửa ra vào
Không nên đặt phòng khách phía trực diện với cửa ra vào

Vị trí tài lộc không để lộ ra ngoài: Vị trí tài lộc chính là đường chéo từ cửa ra vào với các góc tường của phòng khách. Vì thế, nếu tài vị có xu hướng bị khiếm khuyết, tài vận may mắn của gia chủ dễ bị tuồn ra ngoài theo đường đó.

Không nên thiết kế phòng khách ở mặt hậu hay trên tầng: Mặc dù đây là lỗi ít mắc phải nhưng một số người vẫn chọn sai vị trí cho phòng khách của nhà.

Tuyệt đối không trồng cây si, cây đa trong nhà: Ông cha ta xưa kia quan niệm rằng, cây si, cây đa thường là nơi trú ngụ của những hồn ma, tâm linh hắc ám, chứa đựng những mầm mống nguy hại đến sức khỏe, tiền tài.

Nên chú ý điều cấm kỵ trong thiết kế nội thất
Nên chú ý điều cấm kỵ trong thiết kế nội thất

Tuyệt đối không sử dụng những vật dụng sắc nhọn, gai góc để trang trí: Sự vuông vắn, tròn trĩnh có sự hài hòa mà trời đất ban cho mỗi gia đình, nên việc bố trí làm sao để hài hòa âm dương không khí, đồ vật tròn trĩnh vuông vắn còn hóa giải phong thủy cho căn nhà ống vốn chật hẹp của bạn.

Phong thủy phòng khách không nên bị cắt xẻ: Phòng khách cũng giống như cuộc sống của bạn, không nên bị chia cắt, đó là dấu hiệu không may. Có nhiều cách liên hệ khác nhau nhưng nhìn chung, nếu phong thủy bị cắt xẻ có nghĩa mối quan hệ vợ chồng, con cháu hoặc tiền tài dễ bị chia rẽ.

Tuyệt đối không treo các loại tranh trang trí sau: Tranh có màu đen trắng, đem lại sự u ám, nguồn cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như năng lượng làm việc của các thành viên trong gia đình.

Hổ, linh thú dữ nên tránh treo

Hổ, linh thú dữ nên tránh treo

Tranh có những con thú dữ, bạn có thể là người mạnh mẽ, cá tính nhưng không nên áp đặt sở thích của mình nên việc trang trí phòng khách nhà ống. Bởi lẽ, những con thú này mang lại sự bất an, cảm giác lo lắng cho những vị khách đến nhà.

Không nên treo ảnh của những người đã mất vì bị ám ảnh tính âm, chỉ nên đặt ở vị trí như bàn thờ, phòng ngủ như một hình thức để tưởng niệm, tưởng nhớ.

V. Phân loại và so sánh các mẫu phòng khách phổ biến trong nhà ống

1. Phòng khách nhà ống có cầu thang

a. Đặc điểm

Cầu thang thường được thiết kế ở giữa nhà, phía bên ngoài là phòng khách. Phòng khách nhà ống cần lưu ý đặc biệt đến gầm cầu thang, bởi đây là không gian dễ bị bỏ phí, nên tận dụng khoảng không này để đặt những đồ nội thất phù hợp.

Mẫu phòng khách nhà ống có cầu thang

Mẫu phòng khách nhà ống có cầu thang

b. Nguyên tắc thiết kế cầu thang trong phòng khách nhà ống

Nguyên tắc an toàn: Cần đảm bảo chiều cao của bậc cầu thang cũng như chiều rộng của cầu thang phải đúng theo tiêu chuẩn thiết kế.

Nguyên tắc về tiết kiệm không gian: Để có được một khoảng không gian cầu thang lý tưởng với diện tích tiết kiệm nhất, bạn cần nắm rõ khoảng cách giữa mặt sàn của tầng dưới cho đến mặt sàn của tầng trên. Kích thước này phải được đo thật chuẩn vì đây là cơ sở để bạn có thể tính số bậc cầu thang cần thiết để đạt đến độ cao này.

Một số nguyên tắc trong thiết kế cầu thang phòng khách nhà ống

Nguyên tắc về số bậc: Theo quan điểm Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số như là 13,17,21,25,… với mong muốn luôn mang lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Nguyên tắc về cách đặt chiếu nghỉ: Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có một khoảng đệm gọi là chiếu nghỉ. Nó đóng vai trò đúng như tên gọi của nó, dùng để nghỉ chân sau quá trình đi lại trên cầu thang. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa (bậc 13-15). Khoảng nghỉ này tạo sự thoải mái cũng như phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.

c. Kích thước cầu thang phòng khách nhà ống

Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, độ rộng trung bình của cầu thang từ 75 – 120cm và chiều cao là 16 – 19cm. Đối với các bậc của cầu thang thì độ rộng trung bình của một bậc vào khoảng 24 – 27cm.

Đây là kích thước phù hợp cũng như phổ biến trong thiết kế cầu thang phòng khách nhà ống.

Kích thước cầu thang phù hợp

Kích thước cầu thang phù hợp

d. Những điều cấm kỵ

Dưới đây là những điều tối kỵ khi thiết kế phòng khách nhà ống có cầu thang:

  • Cầu thang lao thẳng ra cửa chính.

  • Cầu thang xây có độ dốc, độ xoắn cao.

  • Cầu thang xây chính giữa, ngăn đôi căn nhà.

  • Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh.

  • Cầu thang đặt đối diện với bếp.

  • Cầu thang bị thiếu ánh sáng.

Gầm cầu thang nên được tận dụng tối đa

Gầm cầu thang nên được tận dụng tối đa

Theo giải thích của những chuyên gia phong thủy, nếu mắc phải những lỗi trên, vận khí trong nhà sẽ không được thông thoáng, việc di chuyển không thuận tiện. Đặc biệt trong gia đình có người già, trẻ em, độ dốc cầu thang nên được tính toán kỹ lượng.

f. Thiết kế phòng khách nhà ống có cầu thang như thế nào cho hợp lý?

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Thiết kế phòng khách nhà ống có cầu thang thế nào là hợp lý nhất?

Kết hợp khoa học phong thủy và cập nhật xu hướng kiến trúc một cách hài hòa, đem lại cho người sử dụng không chỉ những thuận lợi mà còn những ý nghĩa về mặt tinh thần:

Cầu thang nên được đặt ở vị trí thoáng đãng

Cầu thang nên được đặt ở vị trí thoáng đãng

Cầu thang nên đặt nơi thoáng đãng, nguồn sinh khí, năng lượng dồi dào.

Cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt của gia chủ.

Cầu thang nên bố trí vào các cung: Âm quý nhân, Dương Quý Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa. Tránh các cung có Thiên hình, Đại sát. Khi điểm cung thần sát cho ngôi nhà.

Một số điều lưu ý trong thiết kế cầu thang

Một số điều lưu ý trong thiết kế cầu thang

Trong quan niệm phong thủy, cầu thang còn được coi như khúc ruột trong cơ thể người, do đó nên tránh làm cầu thang đứt đoạn.

Đọc thêm: 

2. Phòng khách nhà ống 4m

Diện tích nhà ống ngày nay thường có chiều ngang khoảng 4m, để đạt được kết quả thiết kế phù hợp với khoảng không gian này là điều tương đối khó khăn. Chính vì vậy, các gia chủ thường mắc lỗi sai.

Mẫu phòng khách với diện tích khiêm tốn

Mẫu phòng khách với diện tích khiêm tốn

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một số phương pháp khắc phục sau:

Gam màu chủ đạo nên sử dụng cho phòng có diện tích hẹp như này là trắng và xám mang đến cảm giác trẻ trung, sạch sẽ.

Nội thất như tivi, bàn ghế, kệ tủ,.. nên được tối giản nhất có thể, ít đồ nội thất trang trí, tránh làm nhiễu, làm rối không gian.

3. Phòng khách nhà ống 5m

Đối với loại phòng khách này, vấn đề về mặt diện tích không phải là mối quan tâm quá lớn. Tuy vậy, chính vì thế, nên một số gia chủ thường đi quá xa trong việc sử dụng đồ nội thất cũng như đồ trang trí, gây ra sự rườm rà, rối mắt.

Chú ý khắc phục phòng khách chật hẹp để ăn gian diện tích

Chú ý khắc phục phòng khách chật hẹp để ăn gian diện tích

Có một số cách khắc phục như sau:

Cũng tương tự như phòng khách 4m, bạn nên lưu ý về màu sắc, nội thất, trang trí sao cho không gian được hài hòa, tinh tế, đơn giản nhưng cũng không kém phần sang trọng.

VI. Một số hình ảnh phòng khách đẹp cho nhà ống

Sau khi đã nắm được những yếu tố thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống, bạn có thể tham khảo một vài ý tưởng đẹp, mới lạ và chọn cho mình một xu hướng thiết kế riêng biệt của không gian tiếp khách nhé.

Hơi thở đương đại trong phong cách

Hơi thở đương đại trong phong cách

Gam màu trắng chủ đạo-2

Gam màu trắng chủ đạo

Điểm nhấn độc đáo với những bức tranh

Điểm nhấn độc đáo với những bức tranh

Không gian xanh dưới gầm cầu thang

Không gian xanh dưới gầm cầu thang

Mẫu thiết kế phòng khách nên được tham khảo

Mẫu thiết kế phòng khách nên được tham khảo

Như vậy, chúng ta vừa điểm qua những nguyên tắc trong thiết kế phòng khách nhà ống cũng như những phương án giải quyết cho không gian nội thất phòng khách có diện tích khiêm tốn. Hy vọng rằng, những kiến thức cơ bản trên đây sẽ giúp bạn phát huy tối ưu được không gian phòng khách đẹp cho nhà ống của mình.