X
Card image cap

Chuyên gia trả lời - Tượng quan công có cần phải khai quang?

Dương Ngọc Hà 2019-12-02

Tượng quan công đang dần trở thành nội thất trang trí trong gia đình, nhưng bên cạnh đó ý nghĩa về phong thủy của nó mới làm các gia chủ lựa chọn trưng bày trong gia đình mình. Vậy bí mật về phong thủy mà chứa ẩn trong bức tượng huyền thoại đó như thế nào, chất liệu tượng ra sao thì sau đây Nhà đẹp 9houz sẽ giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn về cách bày trí và lựa chọn tượng hợp phong thủy cho gia đình bạn!

Tham khảo thêm kiến thức tượng đặt phòng khách về Phong thủy nội thất tại đây nhé!

 

I. Tìm hiểu về truyền thuyết Quan Công

Lai lịch nguồn gốc của Quan Công

1. Trong dân gian

Trong lịch sử Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ, ông là một vị tướng đại diện cho sức mạnh dưới thời Đông Hán. Ông là nhân vật huyền thoại được nhiều nước Đông Á biết đến.

Trong dân gian tín ngưỡng ở Trung Quốc, ông được xem là ông tổ của nhiều nghề. Những người theo nghề: cắt tóc, cầm đồ hay đầu bếp,... đều xem ông là sư tổ. Ngay cả những đao phủ cũng phải dựa vía ông, hy vọng những oan hồn chết dưới đao của họ sẽ bị trấn áp, không quấy nhiễu dưới uy lực của Quan Công.

Tượng Quan Công được lưu truyền trong dân gian

Tượng Quan Công được lưu truyền trong dân gian

Ngoài ra, tượng Quan Công còn được thờ như vị tài thần ở Trung Quốc, nhiều nơi trưng bày tượng với ý nghĩa khác nhau như trong các quán ăn, nhà hàng,... đều có bàn thờ ông, dáng vẻ uy nguy, oai phong, lẫm liệt, tay cầm đao, cưỡi ngựa.

Theo tương truyền tích Quan Công được coi là tài thần xuất phát từ thời nhà Thanh khi Vua Càn Long phát hiện ra Quan Công luôn theo sau hộ giá mình. Và từ đó ông cũng trở thành hộ thần cho binh lính nhà Thanh khi lâm trận, mỗi khi ra chiến trường thì lính nhà Thanh mang bên mình tượng Quan Công, hình ảnh Quan Công như bùa hộ mệnh cũng là chiến thuật tâm lý của vị vua này đối với dân chúng và binh lính người Hán vậy.

2. Trong Phật Giáo

Pháp danh Già Lam Thần trong tín ngưỡng Phật Giáo là của Quan Công. Tích đó được truyền thuyết Trung Quốc kể lại rằng hồn Quan Công đã tới gặp vị pháp sư Thiên Đài là Trí Giả Đại Sư để đòi đầu. Nhưng khi vị pháp sư này trả lời với Quan Công rằng “Ngài qua 5 cửa trảm 6 tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ đây?” thì lúc này Quan Công cảm thấy hổ thẹn và từ đó tu theo đạo Phật và sau này trở thành Già Lam Thần - Hộ pháp của Phật giáo.

Quan Công là vị thần hộ pháp trong Phật Giáo

Quan Công là vị thần hộ pháp trong Phật Giáo

Bên cạnh đó thì Quan Công trong Đạo Giáo và Nho Giáo còn được phong làm thần linh. Trong Nho Giáo thì Quan Công có tên gọi khác là Quan Phu Tử - Người đầu tiên sánh ngang với Khổng Tử. Còn trong Đạo Giáo thờ Quan Công như một vị thần tài và phong là “Quan thánh đế quân” trừ ma diệt ác cho dân.

Đọc thêm:

II. Ý nghĩa của tượng Quan Công trong Phong thủy

Trong phong thủy tượng Quan Công luôn có ý nghĩa nhất định và quan trọng, vì vậy nhiều gia đình đã chọn bày tượng trong nhà.

Hình tượng Quan Công luôn xuất hiện với vẻ khí khái, oai phong, mãnh liệt, với gương mặt giữ tợn, mặt đỏ, râu dài, con mắt đầy sát khí, hung tàn, tay cầm long đao luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Theo quan niệm dân gian thì tượng Quan Công dữ dằn bao nhiêu thì tính hiệu càng cao bấy nhiêu. Vì tượng Quan Công mang ý nghĩa bảo vệ, đại diện cho sức mạnh, diệt trừ tà ác.

Quan Công mang ý nghĩa bảo vệ trong phong thủy

Quan Công mang ý nghĩa bảo vệ trong phong thủy

Thời xưa ông được xem là bùa hộ mệnh cho quân, lính khi ra trận còn ngày nay ông đại hiện nay thần bảo vệ cho những nhà chính trị, cảnh sát, gia chủ và chủ doanh nghiệp. Do vậy tượng Quan Công thường được trưng bày ở những nơi công sở hay phòng khách của gia đình.

Hình ảnh Quan Công trong mọi tư thế đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù thì khi đều mang đến năng lượng, sức mạnh vô cùng lớn.

Vị trí đặt tượng Quan Công trên cao để canh giữ. Vẻ mặt càng hung dữ chừng nào thì tính hiệu quả bảo vệ càng cao, đừng quên vũ khí luôn bên cạnh ông là cây long đao.

Tượng Quan Công được trưng bày trong văn phòng, công sở

Tượng Quan Công được trưng bày trong văn phòng, công sở

Ngoài ra, lợi ích khi đặt tượng Quan Công trong nhà là tạo nên sự bình an và hòa thuận trong gia đình, bảo vệ các thành viên và mang tài lộc đến cho mọi người.

Mọi người tin rằng đặt tượng Quan Công sau lưng những lãnh đạo, người có chức quyền  tại nơi làm việc của họ sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ và uy thế cho họ.

Vị trí đặt tượng Quan Công tốt nhất là góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng làm việc, mặt hướng ra cửa để canh chừng những người ra vào nhà hoặc văn phòng.

Đọc thêm:

III. Ý nghĩa của một số mẫu tượng gỗ Quan Công phổ biến nhất

1. Tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa

Hình ảnh Quan Công cưỡi ngựa bắt nguồn từ câu chuyện ông cưỡi ngựa vượt qua 5 cửa ải và chém đầu 6 tướng để về với quân Lưu Bị. Hình ảnh ấy thể hiện ý chí chiến đấu với tư thế luôn sẵn sàng của một vị tướng nơi chiến trường.

Tượng Quan Công cưỡi ngựa 

Tượng Quan Công cưỡi ngựa thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục

Tượng Quan Công cưỡi ngựa thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục

Tượng Quan Công cưỡi ngựa được đặt trong phòng khách các gia đình dùng để trấn trạch và ngăn chặn tà khí vào nhà. Ngoài ra, tượng gỗ Quan Công cưỡi ngựa đặt trong phòng làm việc hay các công sở những người lãnh đạo, có chức quyền còn mang ý nghĩa nhắc nhở tinh thần phấn đấu, ý chí vươn lên, vượt mọi khó khăn. Còn nếu đặt tượng trong phòng khách sẽ giúp gia chủ tránh được tiểu nhân và thăng tiến trong sự nghiệp.

2. Tượng gỗ Quan Công đọc sách

Truyền thuyết kể rằng, vì muốn quy phục Quan Công mà Tào Tháo đã dùng mưu bắt 2 người vợ của Lưu Bị - anh em kết nghĩa, chung phòng với Quan Công, âm mưu của Tào Tháo là dùng nhan sắc của 2 nàng Nhị kiều để mê hoặc Quang Công, làm điều không phải với anh em kết nghĩa. Nhưng không ngờ Quan Công đã chông đèn suốt đêm để đọc sách “Xuân Thu”, Tào Tháo thấy vậy vô cùng cảm phục ông.

Tượng Quan Công đọc sách

Tượng Quan Công đọc sách thể hiện lòng trung nghĩa, không dễ lay chuyển

Tượng Quan Công đọc sách thể hiện lòng trung nghĩa, không dễ lay chuyển

Tượng Quan Công ngồi đọc sách có từ tích đó và được lưu truyền đến ngày nay. Hình ảnh ấy tượng trưng cho đức tính trung nghĩa, không dễ lay động. Ngoài ra Tượng gỗ Quan Công ngồi đọc sách cũng còn có hiệu quả trong việc trấn trạch. Những người làm lãnh đạo, có chức quyền cũng thường trưng bày tượng Quan Vân Trường đọc sách trong phòng làm việc thể hiện ý chí kiên định, sáng suốt và đức tính trung nghĩa của mình.

3. Tượng gỗ Quan Công cầm đao hướng về phía trước

Hình tượng Quan Công cầm thanh long đao “ chém sắt như chém bùn” không còn quá xa lạ với người dân Đông Á. Thanh đao này là vũ khí quan trọng, gắn liền như hình với bóng với Quan Công, được xem như “Người đao hợp nhất” cùng Quan Vũ. Hình tượng Quan Công mặt đỏ, râu dài, giữ tợn cầm thanh long đao là hình ảnh mang ý nghĩa đặc trưng trong văn hoá dân gian Trung Quốc.

Tượng Quan Công cầm đao tạo uy nghiêm, trừ tà ác

Tượng Quan Công cầm đao tạo uy nghiêm, trừ tà ác

Tượng Quan Công cầm đao hùng dũng, sẵn sàng chiến đấu, oai phong, lẫm liệt,  gương mặt khí khái, tay cầm long thanh đao sắc bén góp phần tạo sự trang trọng cho phòng khách của ngôi nhà. Bên cạnh đói, tượng Quan Công cầm đao bằng gỗ cũng được xem là pho tượng có ý nghĩa trấn trạch, loại bỏ sát khí trong nhà.

4. Tượng gỗ Quan Công cầm đao chống xuống đất

Tượng Quan Công cầm đao hướng chống đao xuống đất tượng trưng cho tư thế chiến thắng và uy phong, thể hiện tinh thần dù chiến thắng nhưng không ngạo mạn, cảnh giác rất cao và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

Tượng Quan Công chống đao xuống đất

Tượng Quan Công cầm đao chống xuống đất thể hiện tinh thần cảnh giác cao

Tượng Quan Công cầm đao chống xuống đất thể hiện tinh thần cảnh giác cao

Hình ảnh này còn mang ý nghĩa trấn trạch và hoá giải điềm hung trong nhà, nơi làm việc,.. mang ý nghĩa phong thuỷ là bảo vệ gia chủ tốt nhất.

Dù trong tư thế nào thì tượng gỗ Quan Công đẹp đều mang nguồn năng lượng rất mạnh, mang lại khí tốt, may mắn và tài lộc cho cho ngôi nhà cũng như gia chủ.

Đọc thêm:

IV. Vị trí phù hợp bài trí tượng Quan Công trong nhà

1. Đặt tượng Quan Công tại phòng khách

Phòng khách là nơi tốt nhất để đặt tượng Quan Công, vì nó mang ý nghĩa trấn trạch tốt nhất trong nhà. Nên đặt tượng hướng thẳng ra cửa chính, mặt Quan Công hướng ra ngoài cửa.

Có 5 hướng đẹp để gia chủ có thể đặt tượng Quan Công

  • Hướng Tây Bắc: Thuộc cung Quý Nhân, đặt tượng ở đây giúp gia chủ có người phò trợ, tránh được tiểu nhân.

  • Hướng Bắc: Hướng Quan Lộc giúp gia chủ thăng tiến trong công danh sự nghiệp, phù hợp với người theo chính trị.

  • Hướng Đông Bắc: Hướng tri thức giúp gia chủ có ý chí sắt đá trong công việc và học tập

  • Hướng Đông Nam: Hướng tài lộc, giúp gia chủ buôn bán thuận lợi, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn trong làm ăn.

  • Hướng Nam: Hướng danh vọng, phù hợp với những người có chức quyền, giúp họ có thêm sự kính nể từ cấp dưới.

2. Đặt tượng Quan Công trên bàn làm việc

  • Đối với người lãnh đạo đặt tượng Quan Công giúp họ tăng thêm sức ảnh hưởng của mình với cấp dưới, tránh được tiểu nhân hãm hại.

  • Đối  với người làm việc trí óc tượng Quan Công giúp họ kiên trì bền bỉ, vượt qua các áp lực trong công việc.

  • Đối với người học giả, trí thức  thì giúp họ thuận lợi trong học tập, thi cử đỗ đạt.

3. Đặt tượng Quan Công theo bản Mệnh

Trong Bát Trạch có 8 hướng thì 4 hướng tốt và 4 hướng xấu

4 hướng tốt: Sanh Khí, Phước Đức,  Thiên Y, Phục Vị

4 hướng xấu: Họa Hại, Lục Sát, Ngũ Qủy, Tuyệt Mạng

Tùy theo bản mệnh của gai chủ mà hướng tốt xấu thay đổi khác nhau.

  • Họa Hại: không tốt cho sức khỏe, gia đình chia rẽ

  • Ngũ Quỷ: dễ gặp chuyện thị phi, vợ chồng sứt mẻ

  • Tuyệt Mệnh: xấu về đường con cái, gia đình thường có chuyện buồn

  • Lục Sát: thường làm tiêu tốn tiền bạc, người nhà có nguy cơ thương tật

Đặt tượng quan công theo bản mệnh

Đặt tượng quan công theo bản mệnh

Cần xác định các hướng trong bát trạch của mình để thay đổi vị trí tượng Quan Công cho phù hợp, tốt cho gia chủ và cần tránh các hướng sau:

Đọc thêm:

V. Những điều kiêng kỵ khi bài trí tượng Quan Công trong nhà

Khi gia chỉ sử dụng tượng Quan Công thì cần tránh những điều sau để không bất kính đối với Ngài.

  • Không đặt tượng Quan Công sát sàn nhà, cần đặt cao cách sàn 70cm để thể hiện sự uy nghi, oai phong, lẫm liệt của Ngài.

  • Không đặt tượng trong tủ kính, két sắt, phòng ngủ, nhà vệ sinh,.. thể hiện sự bất kính với Ngài sẽ khiến sức khỏe gia chủ suy giảm, trẻ con quấy khóc.

  • Không đặt tượng dưới gầm cầu thang, chỗ khuất, tầm nhìn hẹp.

  • Không hướng mặt tượng về phía nhà vệ sinh, phòng ngủ thể hiện sự không tôn trọng Ngài làm gia đình bất hòa, lục đục.

  • Khi lau dọn nhà cửa không đặt tượng xuống sàn nhà.

  • Khi di chuyển, chở tượng bằng xe thì đặt tượng hướng mặt về phía trước.

Tượng Quan Công nên đặt ở vị trí cao, thông thoáng, mặt tượng hướng ra cửa

Tượng Quan Công nên đặt ở vị trí cao, thông thoáng, mặt tượng hướng ra cửa

Đọc thêm:

VI. Tượng Quan Công có cần khai quang?

Câu trả lời là có.

Hướng dẫn khai quang:

Khi rước tượng về sử dụng thì gia chủ cần phải khai quang cho tượng Quan Công, cần chọn ngày giờ đẹp. Việc chọn ngày, giờ bạn có thể tham khảo ở lịch vạn niên hoặc thông tin trên internet. Khi rước tượng về nhà cần che mắt tượng bằng vải điều sạch. Sau đó đặt tượng ở trong phòng kính, trên bệ để chờ làm lễ khai quang điểm nhãn.

Tượng trước khi khai quang cần che vải điều

Tượng trước khi khai quang cần che vải điều

Ngày làm lễ bạn có thể nhờ người làm lễ hoặc là tự gia chủ làm. Nhưng thường là tự làm lễ. Và gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những đồ vật cần thiết để làm lễ: hương,1 đĩa hoa quả, 1 chiếc gương soi, 3 chén rượu trắng, 3 chén nước. Các lễ vật này sắp mâm, chuẩn bị trước khi đưa tượng vào và để ở trên bàn kê phía trước của tượng.

Khi tới giờ đẹp làm lễ thì gia chủ mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ 1 mình đứng ở phía trước tượng Quan Công, 1 tay cầm 3 nén hương, 1 tay cầm gương đặt trước mặt tượng và khấn rằng:

“Hôm nay, ngày lành tháng tốt, con là:……., Sinh năm:……, Ngụ tại:…… có bày lễ mọn. Kính mong Ngài về nhập tượng. Phù trợ cho con và gia đình được bình an vô sự. Làm ăn thắng lợi, thân thể thong dong. Chúng con xin tháng tháng khói hương, tỏ chút lòng thành với bậc chính nhân quân tử.

Kính mong Ngài về thượng hưởng.”

Kết thúc bài khấn thì gia chủ bỏ khăn che tượng, lấy gương xoay 3 vòng trước mặt tượng theo chiều kim đồng hồ và vái 3 vái dài. Thế là kết thúc bài cúng khai quang, sau đó bạn có thể  đặt tượng ở vị trí đã định trước.

Lễ nhập, khai quang tượng

Lễ nhập, khai quang tượng

Đọc thêm:

Trên đây là những kinh nghiệm quý báu về cách đặt tượng Quan Công cũng như ý nghĩa của tượng trong phong thủy, cách khai quang và những điều cấm kỵ khi đặt tượng mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Rất mong các bạn có thể đọc bài viết để hiểu hơn về tượng Quan Công cũng như cách đặt tượng hợp phong thủy giúp gia đình mình cải vận nhé!