X
Card image cap

CHÚ Ý đến phong thủy giếng trời nếu không muốn RƯỚC họa vào nhà

Dương Ngọc Hà 2020-01-20

Lối kiến trúc nhà ống, nhà phố hiện nay kéo theo vấn đề về sự bí bách, thiếu sáng cho không gian. Giếng trời ra đời như một giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Đa số mọi người đều mong muốn sở hữu giếng trời trong nhà mình, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được tầm ảnh hưởng của phong thủy giếng trời đến đời sống của gia đình mình. Bài viết này của Nhà đẹp 9houz sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến giếng trời và phong thủy.

 

I. Tham khảo 20 mẫu thiết kế nhà ở có đặt giếng trời khoa học, hợp lý

Nếu bạn vẫn còn “tắc” ý tưởng trong việc thiết kế giếng trời vừa có tính thẩm mỹ, vừa hợp phong thủy, dưới đây là 20 mẫu nhà ở có đặt giếng trời mà bạn không nên bỏ qua.

Tận dụng nguồn ánh sáng thiên nhiên

Tận dụng nguồn ánh sáng thiên nhiên

Mẫu giếng trời với mái che hoa văn độc đáo

Mẫu giếng trời với mái che hoa văn độc đáo

Bố trí cây cảnh trang trí

Bố trí cây cảnh trang trí

Không gian thư giãn cực kỳ lý tưởng

Không gian thư giãn cực kỳ lý tưởng

Tận dụng chân giếng như một nguồn sáng vào ban ngày

Tận dụng chân giếng như một nguồn sáng vào ban ngày

Có thể bố trí không gian giếng trời thành không gian sinh hoạt

Có thể bố trí không gian giếng trời thành không gian sinh hoạt

Thiết kế đơn giản nhưng lại tạo ấn tượng đặc biệt

Thiết kế đơn giản nhưng lại tạo ấn tượng đặc biệt

Giếng trời có thể được đặt tại nhiều vị trí trong nhà

Giếng trời có thể được đặt tại nhiều vị trí trong nhà

Giếng trời tạo lối đi thông thoáng

Giếng trời tạo lối đi thông thoáng

Thậm chí, nó còn được đặt trong nhà tắm

Thậm chí, nó còn được đặt trong nhà tắm

Mẫu giếng trời kết hợp với bức tường đá được trang trí cầu kỳ

Mẫu giếng trời kết hợp với bức tường đá được trang trí cầu kỳ

Tiểu cảnh tạo vẻ sống động

Tiểu cảnh tạo vẻ sống động

Giếng trời cung cấp năng lượng tích cực cho các thành viên

Giếng trời cung cấp năng lượng tích cực cho các thành viên

Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên

Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên

Chức năng phong thủy cực kỳ quan trọng của giếng trời

Chức năng phong thủy cực kỳ quan trọng của giếng trời

Thiết kế thác nước nhân tạo

Thiết kế thác nước nhân tạo

Nguyên một rừng cây cảnh ngay giữa nhà

Nguyên một rừng cây cảnh ngay giữa nhà

Loại giếng trời trong nhà thường sử dụng mái kính

Loại giếng trời trong nhà thường sử dụng mái kính

Giếng trời trở thành một phần không thể thiếu trong kiến trúc nhà ở ngày nay

Giếng trời trở thành một phần không thể thiếu trong kiến trúc nhà ở ngày nay

Mẫu giếng trời đẹp phía sau nhà

Mẫu giếng trời đẹp phía sau nhà

II. Khái quát về giếng trời

1. Giếng trời là gì?

Trong kiến trúc, giếng trời được hiểu là một khoảng không gian thông theo phương thẳng đứng từ tầng trệt đến mái, có thể có hoặc không.

2. Cấu tạo của giếng trời

Gồm 3 bộ phận: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng

Đáy giếng: Nằm ở phần dưới cùng, thường kết hợp với không gian phòng khách, phòng bếp để thiết kế trang trí tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ,...

Thân giếng: có tác dụng cung cấp ánh sáng cho các tầng bên trên.

Đỉnh giếng: chức năng chiếu sáng và thông gió, thường được thiết kế hệ thống mái bằng kính hoặc khung mái. Hệ thống mái này có thể có hoặc không, phụ thuộc vào mong muốn của chủ nhà và vị trí của giếng trời. Nếu xây nhà ống có giếng trời trong nhà thì cần có mái che, nếu ở sau nhà thì có thể không cần mái.

Không thể phủ nhận độ “hot” của giếng trời trong những năm trở lại đây

Không thể phủ nhận độ “hot” của giếng trời trong những năm trở lại đây

3. Diện tích của giếng trời

Vậy, diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu? Đây là câu hỏi thường gặp đối với những người đang có ý định thi công giếng trời. Mọi người thường mong muốn thiết kế được giếng trời có kích thước tối ưu nhất nhưng vẫn đạt được công năng sử dụng hiệu quả nhất.

Theo các kiến trúc sư, diện tích tối thiểu của giếng trời thường là 450x450, tức là vừa đủ một người lên xuống. Kích thước lý tưởng nhất dành cho giếng trời sẽ rơi vào khoảng từ 4 – 6m2.

Tuy nhiên, đây chỉ là những con số mang ý nghĩa lý thuyết, trên thực tế, chủ nhà và kiến trúc cần có thời gian lên kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng trước khi xây dựng.

Trồng cây cổ thụ cũng là 1 ý tưởng độc đáo

Trồng cây cổ thụ cũng là 1 ý tưởng độc đáo

Đọc thêm:

4. Phân loại giếng trời

Dựa trên vị trí thiết kế giếng trời, giếng trời được chia ra làm hai loại chính: Giếng trời đặt trong nhà và sau nhà. Đặc điểm của từng loại sẽ được diễn giải cụ thể thông qua bảng sau:

Giếng trời đặt trong nhà

Giếng trời đặt sau nhà

- Có tác dụng thông gió, điều tiết ánh sáng và làm đẹp.

- Giúp tiết kiệm điện năng.

- Có nhiều hình dạng khác nhau như là hình vuông, hình chữ nhật, hình bán nguyệt,..

- Nhà dạng ống thường chọn thiết kế hình trụ. Không gian rộng hơn như biệt thự có nhiều kiểu mới lạ, độc đáo như dạng xoắn ốc.

- Không ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà, chỉ có tác dụng điều hòa ánh sáng và không khí.

- Thường để trần không, do vậy gia chủ sẽ không phải tốn kém chi phí lắp vật liệu che chắn phía trên.

Tầm nhìn rộng rãi, thoáng đãng nhờ có giếng trời

Tầm nhìn rộng rãi, thoáng đãng nhờ có giếng trời

5. Vai trò của giếng trời xét trên khía cạnh kiến trúc

Chúng ta cần khẳng định một điều rằng: ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Tuy nhiên, với lối kiến trúc nhà ống, nhà phố hiện đại ngày nay, việc sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên lại trở nên khó khăn.

Chính vì vậy, giếng trời có vai trò điều hòa lượng ánh sáng tự nhiên và tạo nguồn không khí trong lành. Với những ngôi nhà khiêm tốn về mặt diện tích, giếng trời mở ra một không gian sống thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.

Lấy gió tự nhiên cũng là một chức năng quan trọng của giếng trời giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn.

Nhờ có giếng trời, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban ngày là gần như không cần thiết. Chúng ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn điện năng tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, chúng ta không thể không khẳng định giá trị về mặt thẩm mỹ mà giếng trời đem lại.

Thiết kế giếng trời thông minh giúp nuôi cây

Thiết kế giếng trời thông minh giúp nuôi cây

Đọc thêm:

III. Bố trí giếng trời thuận theo phong thủy

Theo các chuyên gia, phong thủy giếng trời có một tác động không nhỏ đến sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình. Như vậy, nếu được thiết kế đúng cách, đặt ở vị trí phù hợp, giếng trời sẽ mang lại tài lộc, phúc khí cho gia đình vì nó giúp cân bằng về trường khí nội thất.

1. Về vị trí

Giếng trời nên được đặt ở cung tốt (ví dụ: Cung tài lộc, thiêng mạng,..). Rất khó để xác định hướng của giếng trời vì nó không có hướng cụ thể. Tuy nhiên, khi thi công giếng trời, người ta thường kiêng hướng Bắc của ngôi nhà.

Quan niệm rằng, vị trí trung tâm ngôi nhà mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng — Thủy giáng — Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển — Kim ẩn — Thổ trung dung. Đây cũng là vị trí hợp lý nhất để bố trí giếng trời.

Không gian nhà phố bớt phần chật hẹp

Không gian nhà phố bớt phần chật hẹp

Một phương án bài trí khác đó là đặt giếng trời bên cạnh cầu thang. Phương án này mặc dù không thông thoáng như giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt.

Đối với ngôi nhà có dạng mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất, có ý Hỏa sinh Thổ.

Trong trường hợp cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành giếng trời xiên (thuộc hành Hỏa) thuận tiện cho lưu thông trong nhà.

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn (thuộc Mộc) thì có thể sử dụng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

Giếng trời khiến đồ nội thất như bừng sáng

Giếng trời khiến đồ nội thất như bừng sáng

2. Về thiết kế

Khi mở giếng trời, chủ nhà cùng kiến trúc sư cần nắm rõ ràng phương hướng của nhà, từ đó xác định được nắng mưa gió ra sao để bố trí mái che thích hợp, chống ánh nắng hoặc nước mưa xối trực tiếp vào trong nhà.

Với giếng trời để trống hoàn toàn như một sân trời (Giếng trời phía sau nhà) thì việc tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… cần kỹ lưỡng để tránh thấm dột và đạt hiệu quả sử dụng cao.

Không những thế, không gian giếng trời còn là một nơi nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng. Với lối sống thành thị xô bồ ngày nay, việc tạo một khoảng cây xanh, ánh nắng trong lành có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Tốt hơn hết, bạn nên tận dụng khoảng không gian tự nhiên của giếng trời, kết hợp hòn non bộ với cây leo hoặc một ao cá cảnh ngầm nhỏ,.. khung cảnh thiên nhiên hữu tình này chắc chắn sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng với khách đến chơi nhà.

Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Một số người có điều kiện còn ốp đá hoa cương hoặc thiết kế hệ thống thác nước nhân tạo.

Sức khỏe dồi dào nhờ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên

Sức khỏe dồi dào nhờ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên

Đọc thêm:

IV. Những lưu ý cần tránh khi đặt giếng trời trong nhà

Nếu bạn không để ý đến phong thủy giếng trời, toàn bộ không khí bên trong nhà bạn sẽ bị ảnh hưởng, từ đó có tác động tiêu cực đến năng lượng sống của bạn và các thành viên trong gia đình. Trước hết, bạn cần trang bị cho bản thân một số kiến thức về những điều cấm kỵ trong phong thủy giếng trời

Giếng trời phải tuân theo luật âm dương, ngũ hành để tương sinh với ngôi nhà. Hướng Bắc được cho là hướng không may mắn, vì thế, tránh đặt giếng trời theo hướng này.

Nếu có nhiều hơn một giếng trời, thiết kế sao cho hướng lưu thông của giếng trời hợp lý, nếu không sẽ dẫn đến khí không thoát ra cứ luẩn quẩn trong nhà.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng.

Đọc thêm:

Có thể nói, việc thiết kế giếng trời mặc dù đơn giản nhưng lại khiến khá nhiều người gặp khó khăn. Nhất là trong vấn đề lựa chọn vị trí và phương án bố trí sao cho hợp với phong thủy. Như vậy, phong thủy giếng trời luôn được các chủ nhà và kiến trúc sư đặt lên hàng đầu khi xây dựng giếng trời. Hy vọng, với lượng thông tin bài viết vừa đưa ra, người đọc đã có sự tiếp cận dễ dàng hơn với thiết kế giếng trời.