15+ loài cây thuỷ sinh đẹp, dễ chăm sóc và hợp phong thuỷ
Có thể thấy một điều rất rõ ràng là chúng ta đang sống trong môi trường ngày càng hiện đại, văn minh và đồng thời tách biệt với thế thới tự nhiên. Cũng vì vậy mà khi quyết định xây dựng tổ ấm thì mọi người thường có xu hướng trang trí không gian bằng những yếu tố tự nhiên và trong đó không thể thiếu những cây thủy sinh. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để xem Nhà đẹp 9houz sẽ mách cho bạn những ý tưởng trang trí nhà bằng cây thủy sinh độc đáo nào nhé!
I. Những điều cần biết về cây thủy sinh
1. Đặc điểm của cây thủy sinh
Cây thủy sinh là các loài cây trồng trong nước, chúng có thể sống ở cả nước mặn và nước ngọt tuy nhiên đa phần chúng thường là loài ưa nước ngọt. Thay vì sống dựa vào chất dinh dưỡng từ đất thì cây cảnh thủy sinh lại chọn sống ở dưới nước. Một số loại sống toàn bộ dưới nước như các tảo biển, một số sống 1 phần trong nước và phần còn lại thì sống trong những môi trường ẩm ướt như bùn.
Cây trồng thủy sinh đẹp và độc lạ
Cây cảnh thủy sinh cần rất ít ánh sáng để quang hợp nên được rất nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà, trong văn phòng và trên bàn. Thay vì sử dụng chậu như các loài cây sống nhớ đất, bạn có thể trồng cây thủy sinh trong những bình thủy tinh trong để tạo thêm nét ấn tượng.
Đọc thêm:
2. Công dụng tuyệt vời, ý nghĩa của cây thủy sinh
Những cây thủy sinh đẹp và độc đáo được sử dụng để trang trí không gian sống. Bên cạnh đó việc bài trí cây cảnh trong nhà lại rất có ích đối với sức khỏe. Cây xanh là phổi giúp điều hòa không khí trong nhà rất hiệu quả. Chúng có thể hút hết những khí độc từ mọi thiết bị và nội thất trong nhà cũng như văn phòng.
Khoa học đã chứng minh màu xanh của lá cây rất tối cho mắt và giúp chúng ta thư giãn, giảm stress.
Cây thủy sinh tạo nguồn cảm hứng cho công việc văn phòng
Cây trồng trong nước để bàn cùng giống như những loài cây cảnh khách chúng có một ý nghĩa phong thủy nhất định nào đó. Trong sách phong thủy có viết nước hay là thủy là nơi cất giữa năng lượng tốt và mang đến nhiều tài lộc. cùng với đó màu xanh của lá cây có thể tạo nên những điều may mắn và sự trong lành.
Cây thủy sinh mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ
Vì vậy bạn nên có những bình cây thủy sinh trong nhà để mang lại tài lộc, may mắn và cả sức khỏe có mọi người. Nếu bạn là một người đang đang đi làm thì cây thủy sinh có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên hay tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để có những loại cây phù hợp với tuổi mà mệnh của bạn.
Đọc thêm:
3. Trồng và chăm sóc cây thủy sinh như thế nào?
Cây thủy sinh có thể mang đến cho những ai sở hữu chúng những điều tốt đẹp nên việc có cho mình một vài mẫu cây thủy sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên có nhiều người thường thắc mắc về: trồng cây thủy sinh như thế nào?, mua cây thủy sinh giá rẻ ở đâu? và chăm sóc cây thủy sinh như thế nào? Hãy để giúp giúp bạn trả lời những câu hỏi này nhé.
Cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên nên bạn có hoàn toàn có thể mua cây thủy sinh giá rẻ ở bất kỳ đâu. Và một điều bạn nên biết là cách trồng cây thủy sinh đơn giản như các loài cây này sống vậy. Thay vì phải tìm hiểu cảnh mua đất ở đây, trộn với tỷ lệ như thế nào thì bạn chỉ cần có một chiếc bình đựng nước là đủ.
Chỉ với những bình đựng nước là bạn có thể trồng cây thủy sinh
Đọc thêm:
Dù được trông đơn giản là như vậy như bạn vẫn cần phải chú ý khi chăm sóc cho cây thủy sinh. Bạn cần thay nước định kỳ và cung cấp thêm những dinh dưỡng để cây có thể sống và phát triển tốt nhất. Tùy vào từng loại cây và kích thước khác nhau mà bạn có thời gian thay nước cho phù hợp với nhu cầu của cây.
Một gợi ý từ những người chơi cây thủy sinh lâu năm đó là bạn nên thay nước theo mùa. Mùa hè do thời tiết nóng và không khí cũng kém trong lành vì vậy bạn cần thay nước từ 4 đến 5 ngày một lần. Vào mùa đông khi thời tiết bắt đầu mát mẻ hơn thì bạn có thể thay nước trong khoảng từ 8 đến 10 ngày một lần.
Thay nước và cung cấp dinh dưỡng thường xuyên để cây phát triển
Nước sách là khi không có các chất như phèn, vôi, … nếu bạn là nước quá bận rộn thì bạn có thể sử dụng máy để thay nước tự động tuy nhiên cần để nước phơi 24 giờ để có thể bay hết khí clo.
Đọc thêm:
II. Các loại cây thủy sinh sống trong nước
Cây thủy sinh hay cây trồng trong nước rất dễ tìm kiếm và có rất nhiều loại để bạn có thể lựa chọn không gian của mình. Tuy nhiên việc bạn mới bắt đầu chơi cây thủy sinh và những thiết bị dùng cho cây khá phức tạp làm cho cây trồng trong nước giá rẻ lại trở nên đắt đỏ. Chính vì vậy bài viết này sẽ chủ yếu tổng hợp và đưa đến cho bạn các cây thủy sinh không cần CO2 rồi bạn sẽ thấy trồng cây thủy sinh trong bể cá chưa bao giờ dễ dàng đến vậy.
1. Rêu java
Rêu java là một trong những cây thủy sinh không cần co2 mà bạn không nên bỏ qua khi quyết định lựa chọn cây cảnh sống trong nước cho không gian gia đình mình. Loài rêu này có tên tiếng anh là java moss, rất dễ trồng và chịu lạnh tốt nên được trồng khá phổ biến.
Rêu java - cây thủy sinh bể cá
Bạn đã biết một bể cá thì không thể thiếu cây thủy sinh bể cá được đúng không nào. Những cây rêu java được coi là nơi trú ẩn hoàn hảo của những chú cá và được xem như là một cách để trang trí cho hồ thủy sinh. Bạn có thể để trôi nổi hoặc sử dụng thép để định vị thì chúng vẫn có thể phát triển tốt.
Như cầu ánh sáng của loài rêu này rất ít và không yêu cầu phải có những chất dinh dưỡng đặc biệt nên có thể sống trong những điều kiện nước khác nhau và phát triển bình thường. Vì rất dễ sống và phát triển nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa để bể cá của bạn trông gọn gàng hơn và dễ vệ sinh hơn.
Đọc thêm:
Việc cắt tỉa gọn gàng giúp rêu java phát triển tốt hơn
2. Cây lưỡi mác
Cây lưỡi mác hay còn có tên gọi kiều diễm là bách thủy tiên với dáng cây thanh mảnh và được sử dụng nhiều cho hồ thủy sinh ngoài trời. Nó là một loài cây thủy sinh không cần CO2 nên có thể phát triển ở điều kiện ánh sáng thập. Bạn có thể tìm thấy cây ở các tiệm thủy sinh với mức giá 15.000 đồng/cây hoặc có thể xin của những người chơi cây lâu năm để lại.
Cây lưỡi mác phù hợp với những hồ thủy sinh ngoài trời
Cây lưỡi mác không chỉ cần nước mà nó yêu cầu phải có một số loại cây bón rễ hoặc đất nền dinh dưỡng để có thể phát triển mạnh. Khi bạn cung cấp đủ các dưỡng chất thì rẽ cây lưỡi mác có thể dài tới 60cm rất phù hợp khi đặt ở vị trí trung tâm hồ. Đó là với cây trồng trong nước còn đối với những cây trồng trên mặt nước nó có thể ra hoa.
Theo phong thủy thì cây lưỡi mác có những chiếc lá tròn mang đến may mắn, niềm vui và sự thịnh vượng cho gia chủ. Vậy thì còn lý do gì mà bạn không có cho mình những cây lưỡi mác đúng không nào.
Đọc thêm:
3. Cây ráy cá nhỏ
Cây ráy cá nhỏ được xem là cây trồng dưới nước dễ sống và dễ chăm sóc nhất nên được trồng phổ biến. Những cây ráy cá thường được buộc vào đá hoặc lũa để cố định cũng như tăng vẻ đẹp tự nhiên cho cây. Cũng vì dễ sống, dễ phân nhánh và mọc cây con nên bạn có thể xin những người chơi cũ để lại.
Cây ráy cá nhỏ rất dễ sống và đẻ nhánh
Loài cây này là một trong những cây sinh thủy bể cá phù hợp nhất vì chúng không cần đến CO2 đồng thời lại có lá cứng và không ngon nên tránh bị cá ăn. Rễ của cây thủy sinh này rất chắc và có thể đương đầu với các loài đàm hang.
4. Dương xỉ java
Dương xỉ java hay còn gọi là dương xỉ thường được mọi người lựa chọn là cây cảnh sống trong nước dễ trồng nhất. Với những hồ thủy sinh cơ bản nhất thì dương xỉ java vẫn có thể sinh trưởng và lan rộng khắp hồ. Vì sự sống cỏ dại của mình màn đây là loài cây được rất nhiều người chọn để trồng.
Dương xỉ java với sức sống mãnh liệt nhất
Một cây dương xỉ khi đã thích nghi với môi trường sống sau vài tuần có thể đạt được chiều cao là 30cm và chiều rộng là 15cm. Cũng như rêu thì dương xỉ cần phải buộc vào đá để có thể cố định khi trang trí bể cá. Lưu ý là bạn không nên trồng cây trực tiếp xuống đất để tránh rể bị bung và nổi trên mặt nước, lá cây thường do cá vàng ăn.
Vậy nên có thể nói không phải các loài cây dưới nước thì chỉ cần có nước nên bạn cần tìm hiểu thông tin và có những chất dinh dưỡng và cách trồng hợp lý với tường loại cây khác nhau.
Đọc thêm:
5. Bèo nhật
Cũng là một trong các loài thủy sinh không cần CO2 nhưng nếu bạn muốn có một loài cây nổi có thể trang trí cho hồ thủy sinh của mình thì gợi ý cho bạn là bèo nhật. Không chỉ tạo nơi trú ẩn cho những chú cá mà bèo nhật còn có hình dạng trong tạo nét tự nhiên cho hồ thủy sinh
Bèo nhật tạo nơi trú ẩn cho những chú cá
Bèo nhật được biết đến là loài cây thủy sinh lọc nước rất hiệu quả ngoài ra nó còn giúp che đi phần nào ánh sáng chói chang nên bạn có thể sử dụng nó cho hồ ngoài trời. Đồng thời những cây bèo nhật còn lọc một số chất dinh dưỡng thừa trong nước giúp nước sạch hơn.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua những cây bèo nhật ở những cửa hàng bán cây thủy sinh với mức giá hợp lý. Loại cây này phát triển rất nhanh nên bạn chỉ cần một vài nhánh là nó có thể tạo thành chùm sau một vài ngày.
6. Cây tiêu thảo nâu
Nói đến cây cảnh trồng trong nước hay cây thủy sinh bể cá thì không thể không kể đến cây tiêu thảo nâu. Loài cây này không chỉ có màu nâu mà còn có màu đỏ, xanh là yếu tố tạo điểm nhấn cho những chiếc bể cá. Cây tiêu thảo nâu có thể sống và phát triển kể cả ánh sáng yếu và với cường độ chiếu sáng khác nhau mà là của nó có những màu sắc khác nhau.
Cây tiêu thảo nâu tô điểm cho hồ cá
Khác với những loài cây dễ sống khác, khi mới trồng bạn cần phải có đất nền và các loại dinh dưỡng khác để cây có thể sống. Khi cây đã có thời gian thích nghi thì bạn có thể không cần sử dụng đất nữa cây vẫn phát triển tốt.
Đọc thêm:
7. Cây rong đuôi chó
Cây rong đuôi chó là loài cây dưới nước không còn xa lạ gì với những người chơi hồ thủy sinh chuyên nghiệp. Cây dễ sống và phù hợp với những người mới chơi để cân bằng dinh dưỡng trong hồ. Cây rong đuôi chó có thể ngăn ngừa sự phát triển của tạo bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng còn thừa trong nước.
Rong đuôi chó giúp cân bằng dinh dưỡng trong nước
Những cây trồng trong nước như dạng rong thủy sinh như thế này rất dễ mua ở những tiệm thủy sinh hoặc bạn có thể lấy của những người chơi cũ để lại. Cây rất dễ trồng vừa có thể cắm sàn vừa có thể thả nổi đều được. Nếu muốn có một hồ cá sạch và cân bằng dinh dưỡng thì đừng quên những cây rong đuôi chó nhé.
8. Cây rong la hán
Cây rong la hán là loài cây trồng trong hồ cũng giống như rong đuôi chó, nó rất dễ sống và phát triển. Tuy nhiên loài cây dưới nước này yêu cầu phải có nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng hơn. Một cây rong la hán khi trưởng thành có thể cao đến 80cm và tán lá rất đẹp giúp tô điểm cho những hồ cá.
Cây rong la hán xanh có thể cao tới 80cm
Trong điều kiện có ánh sáng cây có thể phát triển sau một tuần có có tán lá khoảng 20cm vậy nên bạn cần phải cắt tỉa thường xuyên để trông đẹp hơn. Những cây rong la hán được bán ở các tiệm thủy sinh với giá 15.000đ/cây nên bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng.
9. Cây lan nước
Cây lan nước hay cây lan nước thủy sinh là một trong những loài cây trồng trên nước. Không những làm xanh không gian sống mà những bông hoa lan còn tạo nên sự thanh lịch và tao nhã cho ngôi nhà của bạn.
Cây lan nước là một trong những loại hoa thủy sinh giúp cân bằng trường khí từ đó giúp gia chủ có không gian sống yên bình và hài hòa. Cùng với đó, lan nước còn giúp khử các độc tố rất tốt cho những người ung thư và đang điều trị.
Những cây lan nước giúp không gian thêm phần tươi mới
Đọc thêm:
III. Những cây thủy sinh trồng không cần đất nền
1. Cây thủy sinh rêu mini Taiwan
Rêu mini Taiwan là loài cây dễ dàng sinh trưởng có thể gắn với những khúc lũa trong hồ thủy sinh. Mặc dù là loài cây thủy sinh không cần đất như để cây có thể phát triển tốt nhất bạn nên cung cấp các chất dinh dưỡng và có đủ ánh sáng.
Rêu mini taiwan có thể sống mà không cần đất nền
2. Cây thủy sinh dương xỉ
Cây dương xỉ là một loài cây thủy sinh không cần đất nền, rất dễ sống và thích nghi với mọi môi trường. Chúng có thân mềm, lá nhỏ có màu xanh đậm nên được rất nhiều người chơi thủy sinh nhân rộng. Để cây có thể phát triển tốt nhất bạn cần cung cấp ánh sáng phân nền nếu có và chảy nhẹ nhàng.
Cây dương xỉ dễ trồng và dễ phát triển
3. Cây thủy sinh không cần đất nền La Hán xanh đỏ
Cây La Hán xanh đỏ thuộc loại rong rêu nên rất dễ trồng và là cây thủy sinh không cần đất nền. Những cây rong này có kích thước lá nhỏ xếp tầng lên nhau và có thể cao lên tới 80cm. Vì là loại cây dướng theo ánh mặt trời nên bạn có thể thay đổi hướng chiếu sáng để có được vị trí rong mong muốn.
La Hán xanh lấy dưỡng chất trong nước để sống
4. Cây ráy thủy sinh
Vì là loài cây tách nhánh rất nhanh nên bạn có thể mua một vài cây hoặc xin của những người chơi thủy sinh để lại. Ráy thủy sinh là loại cây thủy sinh không cần ánh sáng, nếu ánh sáng quá mạnh có thể làm cho cây bị chết . Đây là loài cây thân rễ có thể cắm vào sỏi đá dưới mặt đáy của hồ thủy sinh. Vì dễ dàng tìm mua và sinh trưởng tốt nên cây ráy thủy sinh được khá nhiều người trang bổ sung cho hồ cá của mình.
Những cây ráy phát triển trong điều kiện ít ánh sáng
5. Cây rêu Fissidens fontanus
Đây là loài cây thủy sinh không cần nền thủy sinh để có thể sống và phát triển. Cây rêu Fissidens fontanus có lá nhỏ được trồng kép vào các vỉ inox hoặc cây lũa để tăng tính bắt mắt cho hồ thủy sinh. Vì thuộc họ rêu nên chúng rất dễ sống mà không cần nền, nhiều ánh sáng và được trồng rất nhiều trong các hồ thủy sinh không có đất nền.
Cây rêu Fissidens fontanus có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau
6. Cây thủy sinh cỏ Nhật
Cỏ Nhật thủy sinh có tên khoa học là Blyxa japonica có điều kiện sống ở mức trung bình nên dù bạn là người mới cũng có thể chăm sóc được loại cây này. Đây được coi là cây thủy sinh dễ sống nhất và cũng là cây thủy sinh dễ trồng nên được nhiều người mua về trồng trong hồ. Cây cỏ thủy sinh này có màu xanh mướt như nếu ánh sáng quá mạnh cây có thể chuyển thành màu vàng đỏ, loài cây này có thể trồng ở dưới nền cát sỏi
Cỏ thủy sinh mang lại nét tự nhiên cho hồ
Đọc thêm:
- Trồng cây trên sân thượng - Bí quyết cho không gian xanh
- TẤT TẦN TẬT những điều cần biết về gạch lát sân vườn đẹp
IV. Các ý tưởng trồng cây thủy sinh trang trí nhà
1. Làm tường thực vật
Nếu bạn đã chán với những bức tranh treo tường trông kém chân thật thì bạn nên thử có cho mình một bức tường thực vật bằng cây thủy sinh. Với thiết kế này bạn vừa có được không gian sống trong lành vừa có điểm độc đáo và gần gũi thiên nhiên. Hiện nay những bức tường thực vật không còn xa lạ với mọi người khi nó xuất hiện ở rất nhiều cửa hàng và nhà ở.
Tường thực vật tạo không gian trong lành và thư giãn
Thiết kế tường thực vật thường sử dụng những cây thủy sinh dạng leo để có thể phủ khắp bức tường. Đồng thời với những loại cây khác nhau với màu sắc và cách sắp xếp khác nhau bạn sẽ có những tuyệt tác nghệ thuật độc lạ, bắt mắt. Bạn cũng nên tưới nước thường xuyên và có rãnh thoát nước ở nền nhà để tránh trơn trượt.
2. Hệ thống giàn, đường ống trồng cây trong chậu
Ngoài ý tưởng tường thực vật bạn cũng có thể tham khảo gợi ý về những hệ thống giàn hay đường ống để trồng cây . Với những thiết kế này bạn có thể sử dụng những hệ thống tưới nước tự động hoặc rãnh nước ngầm dưới sàn nhà để cung cấp nước cho cây. Không những là hoa hay cây cảnh mà với những cây rau xanh thì bạn còn được những loại rau sạch để dùng hàng ngày.
Sử dụng kệ gỗ để trồng cây xanh
3. Hồ thủy sinh
Hồ thủy sinh hay bể thủy sinh là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những người đam mê nuôi cá hoặc chỉ đơn giản là bạn yêu những chuyển động của loài cây thủy sinh trong nước. Mỗi một thiết kế cây trồng trong bể cả là cả một vùng trời của sự sáng tạo của mỗi gia chủ. Với những loài thủy sinh thì với sự sắp xếp và chăm sóc tinh tế thì bạn có thể tạo ra cả một hòn đảo ngay dưới mặt nước
Những bình thủy sinh nhỏ có thể để bàn
Không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian sống mà những tiểu cảnh hồ thủy sinh có thể giúp điều hòa không khí trong nhà luôn trong lành và dễ chịu. Màu sách tự nhiên và những sinh vật sống tất cả tạo nên khung cảnh giúp bạn giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Đọc thêm:
Phía trên là những thông tin cơ bản nhất về cây thủy sinh cũng như những gợi ý về các trang trí không gian sống. Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau nên sẽ có một cách sử dụng và trang trí riêng nên hãy luôn giữ những quan điểm của riêng bạn để có được những khung cảnh thiên nhiên đâm chất của bạn nhé. Mong rằng bài biết của tôi đã giúp phần nào đó cho các bạn khi bắt tay vào thiết kế và trang trí không gian sống bằng cây thủy sinh. Chúc các bạn thành công!