X
Card image cap

Cách tính độ dốc mái tôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Dương Ngọc Hà 2020-02-06

Độ dốc mái tôn hợp lý sẽ đem lại thẩm mỹ cho căn nhà và giúp cho quá trình thoát nước được dễ dàng và nhanh chóng hơn, hạn chế hiện tượng lắng đọng hay thấm dột khi sử dụng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà đẹp 9houz để biết được cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật, dễ dàng và thuận tiện nhé.

Xem thêm những bài viết chuyên sâu khác tại Kinh nghiệm & Nhà đẹp nhé!

I. Độ dốc mái tôn là gì?

1. Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn chính là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp với kết cấu của công trình đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp thoát nước khi trời mưa, tránh việc ứ đọng nước trên mái gây thấm dột.

Độ dốc của mỗi loại mái khác nhau là khác nhau, khả năng thoát nước càng nhanh khi mái có độ dốc càng lớn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến tiêu hao vật liệu lợp mái hơn. Độ dốc mái tôn phụ thuộc nhiều vào chất liệu được sử dụng để làm chúng. Độ dốc của mái tôn hợp lý nhất tối thiểu phải là 10%.

Độ dốc mái tôn hợp lý

Độ dốc mái tôn hợp lý

2. Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật

Độ dốc mái tôn lợp nhà: Độ dốc mái sẽ tuỳ thuộc vào từng công trình. Để nước không bị ứ đọng trên mái tôn khi trời mưa, mái phải có độ dốc tối thiểu là 10%

Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: Tầng hầm là nơi có thể chứa đồ và làm gara nên độ dốc tối đa là 20%. Độ dốc mái tôn tầng hầm phụ thuộc vào độ dốc lối đi xuống tầng hầm. Nếu nhà có tầng hầm sâu thì bạn nên thiết kế dốc thoải. Đối với việc thiết kế lắp đặt mái tôn cho nhà phố đẹp, biệt thự đẹp thì độ cao từ điểm sàn đến trần hay đà tối thiểu là 2,2m.

Độ dốc mái tôn nhà ở

Độ dốc mái tôn nhà ở

Độ dốc mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh: cần đảm bảo độ dốc của mái tôn tối thiểu là 15% để thoát nước sẽ dễ dàng. Khi bắn vít cần bắn thêm silicon bảo vệ để nước không thể rỉ vào trong gây dột và han gỉ tôn.

3. Chọn độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố

Độ dốc của mái tôn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Lưu lượng mưa tại địa phương nhiều hay ít.
  • Tùy thuộc vào loại tôn sử dụng: Loại tôn sử dụng là tôn 5 sóng hay tôn 11 sóng; sóng tôn cao hay thấp...

Ví dụ tôn có sóng to thoát nước tốt nên có thể giảm được độ dốc của mái.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
  • Chiều dài của mái phải đảm bảo cho quá trình thoát nước được dễ dàng hơn, không gây ứ đọng.

Đọc thêm:

II.  Cách tính độ dốc mái tôn hợp lý

1. Cách tính độ dốc và góc dốc

Độ dốc mái là tỷ số giữa Chiều cao/ Chiều dài mái được tính bằng công thức:

i = H/L x 100%

Trong đó: i là độ dốc mái, H là chiều cao mái, L là chiều dài mái

Góc dốc anpha được tính bằng công thức:

anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

Công thức tính độ dốc mái tôn

Công thức tính độ dốc mái tôn

Ví dụ:

- Mái có chiều cao H= 1m với chiều dài L = 10m, có độ dốc là 10%, góc dốc là 5,7 độ.

- Mái có chiều cao H = 2m và chiều dài L = 10m, có độ dốc là 20%, góc dốc là 11,3 độ

Góc dốc 11,3 độ với độ dốc 20%

Góc dốc 11,3 độ với độ dốc 20%

2. Độ dốc 100%

Độ dốc 100% khi chiều cao H bằng với chiều dài L và có góc dốc 45 độ. Kiểm tra khi H=L ta được:

  • Độ dốc i = H/L x 100%= 100%
  • Góc dốc = arctan (1) /3,14 x 180 = 45 độ

Đọc thêm:

III. Lắp đặt, hướng dẫn thi công lợp mái tôn

Bước 1: Lắp đặt các viền bao quanh

Để mái tôn được vững chắc, bạn cần lắp đặt viền bao quanh sao cho chắc chắn. Diềm mái và mái hắt kim loại được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà và được cố định vào mái nhà bằng đinh đóng mái 1,25 inch. Nếu có máng dẫn nước, bạn nên đặt chúng chồng lên các cạnh của máng.

Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp

Lắp đặt các tấm lợp sao cho chắc chắn

Lắp đặt các tấm lợp sao cho chắc chắn

- Lợp tôn cần bắt đầu lắp đặt từ đỉnh cao nhất về mép mái. Tấm lợp đầu tiên cần đảm bảo nhô mép mái ít nhất ¾ inch. Lợp tôn lạnh cũng tương tự. Cố định bằng đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để chắc chắn. Khoảng cách giữa các đinh vít khoảng 12 inch.

- Tiếp tục lắp đặt các tấm lợp khác cho đến khi toàn bộ mái được bao phủ và đảm bảo các cạnh tôn đè lên nhau tối thiểu 1 inch. Sử dụng keo silicon hoặc hạt 100% silicon để bịt kín trước khi đặt tấm lợp xuống, đảm bảo hạt silicon gần các cạnh của tấm dưới cùng để các cạnh được siết chặt, gắn chặt với nhau hơn.. Bước 3: Lắp đặt các tấm khe che nối   

Lắp đặt khe che nối mái tôn để mái nhà thêm thẩm mỹ

Lắp đặt khe che nối mái tôn để mái nhà thêm thẩm mỹ

Để mái tôn bền hơn và mái nhà đẹp hơn thì bạn nên sử dụng các tấm khe che nối để đặt lên các khe trên mái nhà. Đây là vật liệu tương tự như mái hắt.

Tấm che khe nối thường được uốn thành hình chữ V để gắn lên phần nóc nhà. Sau đó vít cố định bằng một hay hai hàng ốc vít tùy thuộc vào độ rộng máng khe nối.

Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt

Kiểm tra mái tôn sau khi hoàn thành

Kiểm tra mái tôn sau khi hoàn thành

Kiểm tra lại kết cấu mái để tránh những sai sót trong quá trình lắp đặt xảy ra và dọn dẹp tất cả những mảnh lợp và đinh vít còn lại.

Đọc thêm:

IV. Những lưu ý khi hướng dẫn thi công lắp đặt mái tôn

  • Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và khi đưa tôn lên mái, tuyệt đối không kéo trượt hay thả tấm lợp bởi dễ làm rách bao nilon bọc bên ngoài tôn, gây xước sơn, bẩn hoặc hỏng tấm lợp.
  • Khi tấm lợp được đưa vào vị trí cần lợp thì tháo bỏ bao nilon
  • Khi bắn vít lợp mái: bắn vít múi dương, vuông góc với bề mặt tấm lợp (tấm tôn 11 sóng nên sử dụng vít dài 6cm và vít dài 5cm), không dùng lực bắn vít quá mạnh có thể gây hỏng bề mặt tôn tại vị trí bắn vít.
  • Khi bắn vít thưng tường: sử dụng vít dài 4cm bắn vào múi âm và vuông góc với bề mặt tấm lợp.
  • Đối với nhà mái dân dụng, bạn nên sử dụng xà gồ mái có độ dày ít nhất là 1,5mm và để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình bạn nên sử dụng thép hộp sơn màu trắng.
  • Tuyệt đối không để phôi sắt bắn lên mái tôn khi cắt tấm lợp bằng máy cắt, bởi dễ làm cháy sơn dẫn đến hoen gỉ mái tôn.
  • Khi thi công phải vệ sinh sạch sẽ mái lợp. Nếu để mạt sắt và các đồ phế thải khác (đinh, vít, rivê, vữa...) dính trên tôn sẽ gây han gỉ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của mái tôn.
  • Làm sạch tôn bằng các dung dịch an toàn, không dùng các dung dịch tẩy rửa các khả năng ăn mòn kim loại gây han gỉ, hay các loại dung môi như dầu thông, xăng, dầu hỏa và các dung môi làm sạch sơn trên bề mặt tấm lợp tôn sẽ gây bay màu mất thẩm mỹ.
  • Nếu chưa sử dụng đến tấm lợp thì cần để nơi khô ráo, không đặt trực tiếp lên nền nhà và giữ nguyên lớp nilon bên ngoài. Điều này sẽ giúp bảo quản tấm lợp tôn tốt hơn và thời gian sử dụng cũng lâu hơn.

Đọc thêm:

V. Báo giá thi công lợp mái tôn

Bảng báo giá thi công lợp mái tôn

Bảng báo giá thi công lợp mái tôn

Bảng báo giá thi công lợp mái tôn

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách tính độ dốc mái tôn. Hy vọng rằng với chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ thu về thêm được nhiều thông tin hữu ích, áp dụng cho việc thiết kế ngôi nhà của mình.