X
Card image cap

Cuốn cẩm nang về các tiêu chuẩn xây dựng biệt thự, nhà ở liền kề

Linh Chi 2019-11-06

Để đánh giá độ hoàn hảo của công trình kiến trúc cần dựa vào các tiêu chuẩn xây dựng. Công trình đó cần thể hiện được yếu tố thẩm mỹ, công năng sử dụng tiện lợi và linh hoạt. Mỗi loại công trình đều được Bộ xây dựng đặt ra các danh mục tiêu chuẩn. Đây chính là kim chỉ nam giúp các kiến trúc sư, thợ xây dựng hoàn thành lên "siêu phẩm" của mình. Hiểu được điều này, 9houz sẽ giúp các bạn tìm hiểu về tiêu chuẩn xây dựng biệt thự, nhà ở liền kề.

Thiết kế biệt thự cần tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nào?

Thiết kế biệt thự cần tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nào?

Các tiêu chuẩn xây dựng biệt thự 

Cuộc sống ngày càng phát triển, biệt thự trở thành xu hướng lựa chọn của người dân. Để sở hữu không gian sống lý tưởng, biệt thự cần được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn. Trong đó, không gian riêng và không gian công cộng được tách biệt rõ ràng. 

Không gian công cộng

Sự đẳng cấp, yếu tố mỹ quan đều được thể hiện ở không gian công cộng. Bởi vậy từng chi tiết, góc cạnh đều được trau chuốt và tỉ mỉ theo đúng tiêu chuẩn đặt ra.

Sảnh biệt thự

Trong thiết kế biệt thự không thể thiếu không gian sảnh. Sảnh được thiết kế với diện tích vừa phải, hài hòa với tổng thể của căn biệt thự. Sảnh chính là nơi mà gia chủ tiếp đón khách. Hơn nữa, đây còn là không gian bố trí để giày dép, mũ, ô, áo mưa,... Bởi vậy, sảnh cần được thiết kế nổi bật công năng sử dụng tiện lợi, ngăn nắp.

Phòng khách được coi là trái tim của ngôi biệt thự cần được thiết kế sang trọng

Phòng khách được coi là trái tim của ngôi biệt thự cần được thiết kế sang trọng

Phòng khách

Phòng khách chính là "trái tim" của mỗi công trình nhà ở, biệt thự. Bởi vậy, phòng khách cần toát lên vẻ đẹp sang trọng. Không gian thiết kế thông thoáng, góc nhìn mở rộng, đón ánh sáng tự nhiên. 

Theo các tiêu chuẩn xây dựng, phòng khách biệt thự được xây dựng với diện tích như sau:

  • Biệt thự nhỏ: 20 - 25m2

  • Biệt thự trung bình: 25 - 30m2

  • Biệt thự lớn: 30 - 40m2

  • Dinh thự: diện tích >40m2.

Phòng bếp

Không gian phòng bếp cần đảm bảo độ thông thoáng, sáng sủa. Phòng cần được thiết kế có cửa sổ, lỗ thông gió. Các bộ phận: bếp ga, bồn rửa, chỗ để gia vị,... cần được bố trí hài hòa, tiện lợi. Phòng bếp có thể được thiết kế theo sơ đồ bố trí kiểu chữ U, L, hoặc song song,... Sự bố trí này cần đảm bảo người nội trợ không phải tốn nhiều công sức di chuyển.

Một phòng bếp đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng:

  • Công năng sử dụng kiểu tam giác hình học gồm bếp - bồn rửa - tủ lạnh khoảng cách tối đa 5m.

  • Tủ để bát đĩa riêng

  • Tủ để đồ gia vị

  • Bàn gia công sơ chế thực phẩm...

Phòng bếp và phòng ăn của biệt thự cần được thiết kế thông thoáng, tiện lợi

Phòng bếp và phòng ăn của biệt thự cần được thiết kế thông thoáng, tiện lợi

Phòng ăn

Phòng ăn nên có diện tích từ 20 – 30 m2, có cửa sổ thông thoáng. Nơi đây cần mang đến sự ấm cúng, vui vẻ khi cả nhà quây quần ăn cơm.

Phòng vệ sinh chung

Phòng cần được xây dựng gần phòng khách, phòng bếp. Diện tích phòng nằm trong khoảng 3-5m2. 

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của gia chủ mà căn biệt thự xây dựng thêm không gian:

  • Phòng xông hơi

  • Phòng tập thể dục

  • Phòng đọc sách,...

Với các không gian này, chúng được thiết kế thường ở tầng thượng với diện tích tầm 20 – 25 m2.

Không gian riêng tư

Không gian riêng tư chính là các căn phòng ngủ. Bởi vậy, các tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu tập trung vào thiết kế phòng ngủ với từng lứa tuổi.

Phòng ngủ dành cho người lớn cần đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích trong khoảng 20-30m2

Phòng ngủ dành cho người lớn cần đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích trong khoảng 20-30m2

Phòng ngủ người lớn

Những căn phòng ngủ này cần có diện tích lớn, kín đáo và đầy đủ mọi tiện nghi. Phòng có diện tích lý tưởng từ 20 -30m2. Trong phòng cần đảm bảo bố trí thêm các vật dụng như:

  • Giường lớn loại 1.8m x 2m; 2 x 2.2m

  • Bàn trang điểm

  • Phòng thay đồ 8 - 15m2

  • Phòng vệ sinh 4 -6m2,...

Phòng ngủ con cái

So với phòng người lớn, phòng con cái có diện tích nhỏ hơn tầm 14 -18m2. Phòng có thể bố trí:

  • Giường ngủ: 1.2 x 2m hoặc 1.5 x 2m

  • Bàn học

  • Tủ quần áo

  • Phòng vệ sinh 4 -6m2,...

Ngoài ra, cầu thang biệt thự dạng xoắn ốc cần đáp ứng tối đa 3m. Số bậc cầu thang không vượt quá 30 bậc khi đến chiếu nghỉ.

Trong quá trình thiết kế xây dựng nhà ở liền kề cần tuân thủ đúng quy định TCVN 9411:2012

Trong quá trình thiết kế xây dựng nhà ở liền kề cần tuân thủ đúng quy định TCVN 9411:2012

Các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở liền kề

Trong thị trường bất động sản, nhà ở liền kề đã trở nên quá phổ biến. Để các công trình thực thi đúng chuẩn mực cần căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9411 : 2012. Ngoài ra, anh em ngành xây cần có các tài liệu viện dẫn sau:

Tiêu chuẩn xây dựng

Tiêu chuẩn xây dựng

Các tiêu chuẩn về mặt kiến trúc xây dựng nhà ở liền kề gồm các khoản dưới đây:

Hàng rào và cổng

Hàng rào và cổng của nhà ở liền kề cần đảm bảo yếu tố mỹ quan, thoáng và tinh tế. 

Hàng rào nhà ở liền kề đảm bảo yếu tố thoáng, chiều cao không vượt quá 2.6m

Hàng rào nhà ở liền kề đảm bảo yếu tố thoáng, chiều cao không vượt quá 2.6m

Chỉ tiêu mặt kỹ thuật về xây dựng hàng rào

  • Hàng rào nằm trong đúng ranh giới của móng nhà. Chiều cao hàng rào không vượt quá 2.6m

  • Chủ đầu tư chỉ được xây dựng hàng rào thoáng hoặc dạng cây bụi. Ranh giới ngõ/hẻm tối thiểu 2.4m.

  • Nếu hàng rào thiết kế chú trọng vấn đề an toàn thì có thể che kín hàng rào bằng vật liệu nhẹ. Phần che này không được cao quá 1.8m

  • Giữa hai nhà liền kề cần có ranh giới bằng hàng rào thoáng có chiều cao bằng hàng rào mặt tiền. Chân rào xây đặc cao không vượt quá 0.6m

  • Khoảng cách mặt tiền nhà với chỉ giới đường đỏ tối thiểu 2.4m

Chỉ tiêu mặt kỹ thuật xây dựng cổng

  • Mỗi một nhà ở liền kề chỉ sở hữu duy nhất 1 cổng chính. Nếu gia chủ cần xây thêm cổng phụ, lối thoát hiểm cần có sự cho phép của cấp thẩm quyền.

  • Cánh cổng khi mở không vượt quá chỉ giới đường đỏ hoặc xâm lấn qua phần đất sử dụng người khác...

Nền nhà, bậc thềm, vệt dắt xe, bồn hoa

Khi thiết kế nền nhà, bậc thềm, vệt dắt xe, bồn hoa mặt tiền, kiến trúc sư cần đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng dưới đây:

Cao độ nền nhà cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu 150mm

Cao độ nền nhà cao hơn cao độ vỉa hè tối thiểu 150mm

  • Cao độ nền nhà cao hơn cao độ vỉa hè ít nhất là 150 mm. Nếu vị trí căn nhà liền kề không có vỉa hè thì cao độ nền nhà so với mặt đường ít nhất là 300mm

  • Các bộ phận của nhà không nhô quá chỉ giới đường đỏ. Tuy nhiên, các bộ phận sau có thể nhô ra vượt chỉ giới đường đỏ quá 0.2m:

    • Đường ống thoát nước mưa

    • Bậu cửa, đường gờ chỉ, yếu tố trang trí

  • Những bộ phận cố định: ô văng, ban công, mái đua,... có thể nhô quá chỉ giới đường đỏ. Chúng cần tuân theo đúng quy định về an toàn lưới điện, quản lý xây dựng. 

Mái đón, mái hè phố

  • Kiến trúc sư có thể thiết kế mái đón, mái hè phố trong phạm vi từ khoảng cách của mặt vỉa hè tới độ cao tối thiểu 3.5m.

  • Mái đón, mái hiên không được nhô ra cách vỉa hè tối đa 0.6m, nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu 1m. Gia chủ không được trồng cột ở vỉa hè.

  • Gia chủ không được sử dụng phía trên mái đón, mái hiên làm ban công hay bày chậu cảnh,...

Cửa sổ, cửa đi

  • Trong trường hợp tường nhà gần ranh giới lô đất hoặc nền nhà của chủ sở hữu khác thì gia chủ không được phép thiết kế cửa sổ hay cửa đi. Mặt khác, gia chủ có thể mở cửa đi, cửa sổ khi tường nhà cách ranh giới với nhà liền kề tối thiểu 0.2m

  • Nếu lô đất nhà liền kề chưa xây dựng, hoặc ban công thấp tầng thì gia chủ có thể thiết kế cửa thông gió hoặc cửa kính. Cạnh dưới của cửa cần đảm bảo cách mặt sàn ít nhất 2m. Nếu nhà bên xây dựng công trình thì toàn bộ số cửa trên không được phép sử dụng.

Độ vươn ra của ban công phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới

Độ vươn ra của ban công phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới

Ban công

  • Nhà phố liền kề có thiết kế ban công cần đảm bảo độ cao và độ vươn theo đúng quy định. Độ vươn ban công được chi phối bởi chiều rộng lộ giới và tuân theo bảng quy định dưới đây:

Bảng độ vươn tối đa của ban công

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa (m)

0

5 - 7

0.5

7 - 12

0.9

12 - 15

1.2

>15

1.4

  • Phần nhô ra chỉ để thiết kế ban công, không thiết kế kiểu buồng hoặc lô - gia. Trong trường hợp chiều rộng lộ giới >15m, chiều rộng vỉa hè

  • Mặt dưới cùng của ban công so với mặt vỉa hè cao hơn ít nhất là 3.5m

  • Ban công không được xây dựng khi nhà liền kề thuộc ngõ, hẻm sở hữu chiều rộng không vượt quá 4m. 

Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc thiết kế xây dựng nhà ở liền kề còn phải tuân thủ rất nhiều quy tắc khác. Đối với người trong ngành xây dựng, danh mục tiêu chuẩn xây dựng giống như "vũ khí lợi hại" giúp họ triển khai công trình thuận lợi, đúng tiêu chuẩn và chất lượng. Để liệt kê hết các tiêu chuẩn xây dựng là điều không hề dễ dàng. Bởi vậy, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm có thể liên hệ tới Nhà đẹp 9houz nhé!