Bố trí phòng thờ trong nhà ống như thế nào để VƯỢNG GIA?
Gia chủ thường chú tâm rất nhiều đến vị trí đặt bàn thờ. Đây cũng là hạng mục quan trọng trong việc thiết kế nội thất nhà ở. Đặc biệt là cách bố trí phòng thờ trong nhà ống khi mà diện tích xây cất nhà ở càng ngày càng bị thu hẹp. Sau đây là cách bố trí phòng thờ trong nhà ống như thế nào để vượng gia mà Nhà đẹp 9houz tổng hợp được bạn nên biết.
Thiết kế phòng thờ trong nhà ống để vượng gia
I. Hai cách phổ biến để bố trí bàn thờ trong nhà ống
1. Bố trí phòng thờ tại phòng khách đẹp nhà ống
Bố trí bàn thờ ngay tại phòng khách
Để tỏ lòng thành kính, hiếu đạo với ông bà tổ tiên, thường thì các gia đình sẽ dành một khoảng không gian để làm phòng thờ. Tuy nhiên, ở chung cư hoặc những căn nhà nhỏ, kiến trúc đô thị hiện đại thì không có nhiều diện tích để làm riêng một phòng, thay vào đó, chủ nhà sẽ bố trí bàn thờ ở ngay phòng khách để tiết kiệm diện tích.
Bố trí bàn thờ trong gia đình ngăn giữa phòng ăn và phòng khách
Bạn có thể bố trí hướng để bàn thờ ở giữa, bên cạnh là bày trí bàn ghế phòng khách. Lưu ý, bàn thờ nên trang trí nhẹ nhàng, đơn giản để tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên hoặc các vị khách đến chơi nhà.
Bàn thờ đặt trung tâm phòng khách
Cách bố trí bàn thờ trong phòng khách bên góc trái rất hài hòa, đẹp mắt và trang trọng
2. Bố trí phòng thờ riêng
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao, đời sống kinh tế dư giả thì một số gia đình có điều kiện tạo không gian riêng cho khu vực thờ cúng của gia đình. Chính vì thế mà dần dà phòng thờ được tách biệt hoàn toàn với các sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình. Việc xây dựng tách biệt nơi thờ tự có nhiều ưu điểm như: không gian thờ cúng được đảm bảo yên tĩnh cũng như tránh được việc người ngoài nhìn thấy hết các đồ lễ hay bài vị trên bàn thờ gia tiên, thần Phật, …
Bố trí phòng thờ riêng tạo nên sự trang nghiêm và yên tĩnh
Việc bố trí phòng thờ riêng cũng mang lại không gian yên tĩnh, sang trọng, việc thắp hương ngoài trời, hóa vàng trên sân thượng trong các dịp lễ tết cũng rất thuận lợi.
Phòng thờ được bố trí riêng biệt luôn gọn gàng, sạch sẽ
II. 11 lưu ý thiết kế phòng thờ trong nhà ống
1. Bàn thờ không nên ngược với hướng nhà
Người xưa cho rằng, việc đặt hướng bàn thờ ngược với việc chọn hướng nhà là điều tối kỵ và là nguyên nhân dẫn đến việc gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi. Vì vậy, phải đặt lại vị trí bàn thờ để tránh được những vận xấu.
Đặt bàn thờ ngược hướng nhà là điều tối kỵ
2. Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình
Theo phong thủy thì việc đặt 2 bàn thờ thẳng cửa ra vào hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân hãm hại. Vì vậy, nếu bàn thờ xung với cửa, dù là cửa phòng, cửa chính, cửa bếp, cửa nhà vệ sinh hay đường thì cần đặt tấm bình phong để che chắn.
Cần lưu ý vị trí đặt bàn thờ không được xung với cửa
3. Cấm kỵ đặt bàn thờ gần phòng vệ sinh, bếp
Nếu đặt bàn thờ sát phòng vệ sinh sẽ phạm vào tội không tôn trọng thần linh và tổ tiên, sẽ dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Phía sau bàn thờ là bếp, sẽ tạo ra hỏa sát rất nặng, làm ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình, khiến vận thế của gia đình không ổn định hoặc giảm sút.
Cần chú ý cấm kỵ đặt bàn thờ cạnh bếp, nhà vệ sinh
4. Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang
Xà ngang là nơi sản sinh ra sát khí áp lực. Nếu đặt bàn thờ dưới xà ngang sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình đau đầu, thần kinh suy nhược, nặng thì khiến vận thế trong gia đình bị ảnh hưởng. Không những khói hương sẽ khiến cho xà ngang bị chuyển màu, gây mất thẩm mỹ của ngôi nhà.
Không nên đặt bàn thờ dưới xà ngang
5. Tránh đặt bàn thời ở nơi có gió và nắng chiếu vào
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định vị trí đặt bàn thờ mà ít người để ý là việc đặt bàn thờ bị nắng, gió chiếu vào qua cửa sổ và cửa chính. Quan niệm phong thủy cho rằng, nắng và gió mang nhiều dương khí làm cho phòng không thể tụ được âm khí phù hợp với thế giới tâm linh. Chính vì vậy khi bàn thờ bị ánh nắng chiếu vào hay gió thổi vào sẽ làm cho những các thành viên trong gia đình luôn lo lắng, bất an, công việc không được thuận lợi, phát triển…
Đặt bàn thờ ở vị trí tránh ánh nắng và gió
6. Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào
Cửa ra vào là nơi đón nhận nhiều sát khí từ bên ngoài đi vào. Đây cũng là nơi có gió thổi dễ làm động bát hương gia tiên. Hơn nữa đặt bàn thờ cạnh lối đi lại dễ ồn ào làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
Đặt bàn thờ ở nơi yên tĩnh, tránh cửa ra vào
7. Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ
Bàn thờ là nơi linh thiêng trong mỗi gia đình,là nơi thể hiện sự tôn trọng của con cháu đối với gia tiên. Nếu nhà rộng nên có một không gian riêng cho thờ cúng. Việc đặt bàn thờ trong phòng ngủ là điều hết sức cấm kỵ nhất là lại đặt trong phòng của vợ chồng vì làm mất đi sự trang nghiêm, tôn kính.
Bàn thờ không được đặt trong phòng ngủ
8. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường
Nếu đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh cả đời của con cháu, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
Cách đặt bài vị gia tiên trên bàn thờ sao cho phù hợp
9. Không được để đồ phía dưới bàn thờ
Nên giữ sạch sẽ khu vực phía dưới bàn thờ, đồ đạc không nên chất đống ở không gian này. Nhất là đồ điện hay bể cá cảnh đều không nên để ở phía dưới bàn thờ, vì gây nên hiện tượng sa sút tinh thần hoặc làm hao hụt tài sản. Nếu có đặt đồ ở phía dưới thì đó chỉ nên là một chiếc la bàn.
Nên giữ sạch sẽ, gọn gàng phía dưới bàn thờ
10. Bên trái bàn thờ không được bừa bộn
Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn, không được sạch sẽ hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất là người đàn ông trong gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ cần được giữ gìn sạch sẽ, quét dọn thường xuyên.
Bên trái bàn thờ phải luôn gọn gàng, sạch sẽ
11. Những lưu ý khác
Không khí quanh bàn thờ: khu vực bàn thờ luôn cần sự yên tĩnh, trang nghiêm. Vì vậy các loại có âm thanh lớn như tivi, loa, đài, kèn, trống, đàn piano, … đều không nên đặt gần phòng thờ. Tính hỏa của bát hương và các đồ cúng cũng kỵ với quạt và máy lạnh.
Cần chú ý không khí xung quanh bàn thờ
Độ cao của bàn thờ và màu sắc phù hợp: Chiều cao của bàn thờ cần phải cao hơn đầu người, không được để bàn thờ thấp hơn đầu người vì làm như vậy sẽ không thể hiện được sự tôn trọng của con cháu khi thắp hương. Màu đẹp và phù hợp nhất với bàn thờ là màu gỗ nâu đỏ bởi đó là màu tượng trưng cho sự may mắn.
Ánh sáng và cách sắp xếp: luôn cần phải duy trì ánh sáng phù hợp trên bàn thờ giúp gia chủ có thể quan sát rõ hơn, ánh sáng vàng là ánh sáng phù hợp với hầu hết các phòng bàn thờ bởi nó thường mang lại cảm giác ấm áp và dễ chịu.
Ánh sáng vàng phù hợp với phòng thờ
Bàn thờ không thờ cùng lúc 3 họ trở lên: trên bàn thờ, chủ nhà nên giới chế số lượng bài vị của tổ tiên, không nên thờ quá nhiều họ mà chỉ nên thờ họ của gia chủ tránh ban ngôi lộn xộn.
Số lượng bát hương trên bàn thờ: không nên đặt quá nhiều số lượng bát hương trên bàn thờ, chỉ nên đặt theo số lượng bát hương thờ Phật và bát hương thờ tổ tiên.
Số lượng bát hương trên bàn thờ không được quá nhiều
III. Cách lau dọn bàn thờ hút tài lộc
1. Thời gian lau dọn
Theo thông thường, việc lau dọn bàn thờ không phải là công việc làm thường xuyên, mà cần phải đúng dịp. Đó là vào các ngày rằm, ngày mùng 1, các ngày giỗ tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng là để bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên.
2. Người lau dọn
Việc lau dọn bàn thờ thường là do gia chủ của gia đình làm. Chú ý trước khi lau dọn bàn thờ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo gọn gàng, chỉn chu.
Ăn mặc quần áo chỉn chu, gọn gàng khi tiến hành lau dọn bàn thờ
3. Thứ tự lau dọn
Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương, … đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Lau dọn bài vị của thần Phật đầu tiên, sau đó mới đến bài vị tổ tiên và dọn dẹp bát hương.
Dùng một chiếc chổi chuyên dụng để quét dọn các bụi bẩn, mạng nhện hay tàn tro trên ban thờ, sau đó dùng khăn sạch thấm nước ấm lau lại. Sau khi ban thờ đã được lau dọn sạch sẽ, ta tiến hành đặt bài vị lại chỗ cũ rồi mới bắt đầu tỉa chân hương.
Đọc thêm:
- Tổng hợp 99+ mẫu phòng thờ đẹp phù hợp mọi không gian
- Bố trí bàn thờ trong thiết kế phòng khách nhà ống 4m sao cho hợp lý nhất?
4. Các việc cần làm khi dọn bàn thờ
-
Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ thì gia chủ cần thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên để được dọn dẹp bàn thờ. Chờ đến khi hương cháy hết, mới bắt đầu dọn dẹp.
-
Dùng nước ấm, khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên.
-
Tiếp đến là dọn bát hương. Các bạn dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương để khô ráo.
Thắp hương xin phép trước khi tiến hành dọn dẹp
- Tiếp đó, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ.
- Cuối cùng là thắp hương để thông báo cho thần linh, tổ tiên biết gia chủ đã dọn dẹp xong.
5. Kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Trên bài viết này chúng tôi đã đưa ra những lời khuyên, nhũng lưu ý cùng cả những mẫu thiết kế phòng thờ đẹp cho nhà ống để vượng gia. Chúc các bạn qua bài viết này sẽ tìm được mẫu thiết kế bàn thờ phù hợp với ngôi nha của bạn.