X
Card image cap

Bật mí nguyên tắc bài trí bàn thờ đẹp, hợp phong thuỷ

Dương Ngọc Hà 2019-11-06

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và bàn thờ là một vật tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Ngày nay, bàn thờ với đa dạng kiểu dáng khác nhau mang thiên hướng hiện đại nhưng không làm mất đi giá trị cao quý của nó. Vậy làm thế nào để có thể bài trí bàn thờ đẹp, hợp với phong thủy của gia đình bạn? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách bố trí bàn thờ đẹp và các mẫu thiết kế bàn thờ đẹp hiện đại.

Tham kahor thêm nhiều bài viết hay tại Phòng thờ nhé!

 

Bài trí bàn thờ chuẩn phong thủy

I. Một số mẫu bàn thờ đẹp, hợp phong thuỷ

Sau đây chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số mẫu bàn thờ đẹp, kiểu dáng hiện đại để bạn đọc có thể tham khảo.

11Bàn thờ đẹp hiện đại 2 tầng

Bàn thờ đẹp hiện đại 2 tầng

 

12Mẫu bàn thờ treo tường trong phòng khách

Mẫu bàn thờ treo tường trong phòng khách

 

13Bàn thờ ông địa

Bàn thờ ông địa

 

14Phòng thờ thông thoáng, ánh sáng hài hòa

Phòng thờ thông thoáng, ánh sáng hài hòa

15Bàn thờ làm bằng gỗ mít

Bàn thờ làm bằng gỗ mít

16Tủ thờ gỗ gụ đẹp

Tủ thờ gỗ gụ đẹp

17Bàn thờ treo tường

Bàn thờ treo tườngư

18Tủ thờ khảm cánh cong

Tủ thờ khảm cánh cong

II. Ý nghĩa tục lệ thờ cúng tổ tiên

Từ xa xưa phong tục thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, là một trong những bản sắc văn hóa Việt. Thờ cúng là thể hiện sự tôn kính, sự ngưỡng mộ và biết ơn của con cháu đối với những người đã mất. Không chỉ thắp có ngày giỗ mà những ngày rằm hay mồng một âm lịch hàng tháng hay các dịp lễ tết, người dân Việt Nam đều có thói quen thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên. Những ngày trọng đại như cưới hỏi, làm nhà, thi cử… người dân Việt nam đều dâng hương cho ông bà tổ tiên để báo cáo công việc cho tổ tiên. mong tổ tiên phù hộ cho gia đình mình hay để tạ ơn khi công việc đã thành công.

1Bàn thờ gia tiên ngày Tết

Bàn thờ gia tiên ngày Tết

Mỗi dẹp Tết đến xuân về, hay giỗ ông bà tổ tiền, dù đang đi làm hay học tập ở bất cứ nơi đâu, con cháu đều sắp xếp tất cả mọi thứ để về đông đủ mọi người trước bàn  thờ gia tiên. Con cháu bắt buộc phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trắc khi đứng trước bàn lễ gia tiên để thể hiện lòng thành kính và nề nếp gia phong. Bàn thờ gia tiên thường được lau dọn sạch sẽ, được đặt ở nơi thanh tịnh và trang nghiêm trong gia đình.

Đọc thêm:

III. Nguyên tắc bài trí bàn thờ đẹp, hợp phong thuỷ

1. Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng"

Bàn thờ phải được đặt ở những nơi thanh tịnh, trang nghiêm trong gia đình, không nên đặt bàn thờ ở phòng ngủ, phòng ăn, gần chân cầu thang mà nên đặt ở phòng khách.

Đặc biệt là nên đặt bàn thờ ở trong một phòng riêng, trong nhà cao tần thì thường sẽ là trên tầng cao nhất để tránh ồn ào và dễ cho việc thờ cúng ngoài trời.

Theo kiểu nhà ở dân gian, bàn thường đặt cố định đối diện với cửa chính, là cấu trúc quen thuộc trong các gia đình truyền thống nhà có mái hiên và xung quanh bao phủ bởi sân vườn.

Theo phong thủy, bàn thờ phải được đặt ở nơi có vị trí tốt hợp với tuổi của gia chủ, phía sau bàn thờ là bức tường chắn vững chắc.  Đặt bàn thờ đối diện với cửa chính thỏa mãn phương và hướng là một vị trí vô cùng tốt trong phong thủy. Dù là kiểu nhà truyền thống hay hiện đại, thì bàn thờ gia tiên vẫn phải đặt ở vị trí cao, bên trên là nóc nhà và không bị các thứ khác đè lên… Đối với bàn thờ ông thần tài và ông địa thì đặt ở lối vào chính và được đặt ở dưới đất.

2Vị trí đặt bàn thờ phải chuẩn theo nguyên tắc phong thủy

Vị trí đặt bàn thờ phải chuẩn theo nguyên tắc phong thủy

2. Nguyên tắc sạch sẽ nhằm kích hoạt cát khí

Bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng của gia đình, tổ tiên vì thế nó cần được lau dọn sạch sẽ, tươm tất một cách kỹ càng và cẩn thận.

Bạn nên sử dụng một cái khăn và một cái chổi riêng để phục vụ cho việc lau dọn bàn thờ, không nên sử dụng chung với các loại vật dụng lau khác. Không nên sử dụng các nước hóa chất để lau mà nên sử dụng nước sạch hay nước mưa để lau. Không gian thờ tự là không gian linh thiêng của mỗi gia đình, vì thế nên bàn thờ cần được sạch sẽ để thể hiện sự thành kính của con cháu cũng như cái tâm của con cháu đối với tổ tiên. Khi lau dọn bàn thờ tổ tiên bạn cũng nên ăn mặc quần áo lịch sự.

3Vệ sinh sạch sẽ  nơi thờ cúng Vệ sinh sạch sẽ  nơi thờ cúng

3. Nguyên tắc bài trí bàn thờ ngày Tết

Trên bàn thờ gia tiên, bát hương lớn được đặt ở chính giữa và ở giữa có trụ để cắm hương, và được đặt cao hơn so với hai bát hương nhỏ đặt ở 2 bên trái và tạo nên tư thế tam tài.

Về đồ trang trí trên bàn thờ, bạn cần lưu ý là trên bàn thờ thường có 2 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến đặt ở góc bên ngoài tượng trưng cho mặt trăng ở bên  phải và mặt trời ở bên trái. Mỗi bàn thờ phải có 2 lọ hoa, lọ hoa bên trái đựng hương, còn lọ bên phải thường được cắm hoa tươi. Không nên sử dụng hoa ly để cắm trên bàn thờ ngày tết vì hoa ly tượng trưng cho sự ly biệt, nên sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa đào, hoa mai,...

4Bàn thờ ngày tết của người miền Bắc

Bàn thờ ngày tết của người miền Bắc

Về đồ thờ cúng: Nên chuẩn bị 3 chén rượu, 3 chén nước sạch và 1 bình rượu hồ lô nhỏ bên cạnh 6 chén này. Hương thì nên chọn hương vòng để có thể đốt liên tục trong ngày và có hương thơm thoang thoảng.

Nhiều gia đình còn chọn mua 2 cây mía cao thẳng, lá xum xuê gọi là gậy ông vải đặt ở 2 bên bàn thờ gia tiên. Ở trung tâm bàn thờ thường đặt một mâm ngũ quả và một chai rượu lớn. Và tùy theo vùng miền mà trên mỗi bàn thờ thường có thêm cặp bánh chưng, hay cặp dưa hấu...

Vào sáng 30 Tết mọi công việc bày trí bàn thờ phải xong xuôi và hoàn tất. Từ sáng 30 là các gia đình bắt đầu thắp hương, và hương được thắp cả ngày trong 3-4 ngày Tết.

4. Bài trí mâm ngũ quả ngày Tết

Tết đến xuân về, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt. Mâm ngũ có bao gồm 5 loại quả - đại diện cho 5 vị Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Mỗi miền thì sẽ có cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau, tuy khác nhau nhưng đều có đầy đủ 5 hương vị đó và vẫn mang đậm hương vị ngày Tết cổ truyền.

Mâm ngũ quả miền Bắc:

Thường có 5 quả với 5 màu sắc khác nhau, gồm: chuối, bưởi hoặc phật thủ, đào hoặc lê trắng, hồng hoặc táo tây, quýt hoặc cam màu vàng. Nải chuối được đặt ở vị trí bên dưới cùng, bên trên nải chuối bạn đặt quả bưởi hoặc phật thủ vào chính giữa. Tiếp sau đó là 3 loại quả còn lại bày đan xen vào nhau.

5Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Trung:

Miền Trung là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả 3 miền, hàng năm thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai như bão lũ, gió Lào, hạn hán, thêm nữa là đất đai cằn cỗi gây nhiều khó khăn, trở ngại cho trồng trọt sản xuất và thời gian Tết thường rơi vào mùa Đông lạnh giá nên cây trái đặc sản ở miền Trung rất hiếm và rất ít.

Mâm ngũ quả của miền Trung không quá cầu kỳ mà khá đơn giản. Người miền Trung không câu nệ hình thức, mà họ chú trọng vào tấm lòng và sự thành kính với gia tiên, ông bà. Miền Trung là sự giao thoa giữa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của học cũng bày biện ngũ sắc theo cả 2 miền bắc- nam: chuối, sung, mãng cầu, dừa, bưởi...

Mâm ngũ quả miền Nam:

6Mâm ngũ quả chuẩn phong tục người miền Nam

Mâm ngũ quả chuẩn phong tục người miền Nam

Gồm có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Để lấy thế cho mâm ngũ quả, người ta thường chọn đu đủ, dừa và xoài là 3 loại quả có hình dạng lớn và trọng lượng nặng để đặt lên mâm đầu tiên. Sau đó, xếp chèn các loại quả khác vào, để mâm ngũ quả tạo thành một ngọn tháp.

Ngày nay, trái cây ngày càng đa dạng với nhiều loại khác nhau, vì thế nên không còn quá khắt khe, bắt buộc chỉ có 5 loại hoa quả đó, mà trên mâm ngũ quả có thể bát, cửu, thập quả đều được tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Đọc thêm:

IV. Những điều cần lưu ý khi bố trí bàn thờ, phòng thờ

1. Hướng, vị trí đặt phòng thờ, bàn thờ

Phòng thờ, bàn thờ phải đặt ở vị trí hợp với gia chủ, đúng hướng để mang lại nhiều lợi lộc cho gia đình, tránh phạm vào những điều tối kỵ trong phong thủy.

Đối với nhà truyền thống, bàn thờ thường đặt ở đối diện với cửa chính của gia đình.

7Bài trí bàn thờ ngày Tết

Bài trí bàn thờ ngày Tết

Đối với nhà phố: thường sẽ thiết kế một phòng thờ riêng ở trên tầng cao nhất của căn nhà, để có thể dễ dàng cho việc cầu cúng ngoài trời và không gian yên tĩnh không bị làm phiền.

Đối với căn hộ, chung cư: vì đặc trưng của nhà chung cư là không gian sống chật chội hơn những mẫu nhà khác, bởi vậy, bàn thờ chung cư thường được đặt ở phòng khách. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo sự thông thoáng, thoáng khí. Tránh đặt ở nơi hướng gió thổi vào mạnh hay ánh nắng chiếu vào trực tiếp bởi bàn thờ cần tịnh âm.

8Vị trí đặt bàn thờ trong chung cư

Vị trí đặt bàn thờ trong chung cư

2. Kích thước, màu sắc bàn thờ

Kích thước bàn thờ phải thiết kế cao hơn đầu người để tòa lòng tôn kính với các vị thần và ông bà tổ tiên. Gia chủ không nên làm bàn thờ thấp hơn với tầm mắt của mình, bởi khi bạn thắp hương, cầu khấn thì đều phải cúi nhìn, đây là điều cấm kỵ trong văn hóa tâm linh.

Bàn thờ màu nâu đỏ là lựa chọn hợp lý và tốt nhất bởi nó thể hiện sự may mắn, tự nhiên và mộc mạc. Gia chủ nên lựa chọn các màu trầm làm chủ đạo, hoặc có thể chọn các màu như màu nâu, màu vàng kem...không nên chọn những màu quá lòe loẹt, sặc sỡ.

9Nâu đỏ là sự lựa chọn màu hoàn hảo

Nâu đỏ là sự lựa chọn màu hoàn hảo

3. Cách trang trí và bày biện bàn thờ

Bàn thờ, phòng thờ cần được đặt ở vị trí trang nghiêm, phải luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Bàn thờ không nên làm quá cao hay quá thấp so với các thành viên trong gia đình. Nếu gia đình gia chủ có nhiều tầng thờ thì cần sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo từ ngôi thứ trong nhà.

10Cách trang trí bàn thờ ngày tết

Cách trang trí bàn thờ ngày tết

4. Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ

Phòng thờ cần mang không khí nghiêm trang, ấm áp, gần gũi tránh tạo không khí lạnh lẽo, u ám. Nên lắp các loại bóng đèn có màu vàng ấm. Không nên trang trí đèn nháy, hay lắp quá nhiều bóng đèn trong phòng thờ sẽ làm mất đi không khí trang nghiêm

11Phòng thờ nên lắp đèn vàng để không khí gần gũi hơn

Phòng thờ nên lắp đèn vàng để không khí gần gũi hơn

Đọc thêm:

V. Kiêng kỵ trong phong thuỷ bàn thờ

  • Kiêng kỵ đặt bàn thờ trong phòng ngủ

  • Kỵ đặt bàn thờ đối diện với gương vì gương tạo ra hung khi với bàn thờ, mang điều xấu đến gia đình

  • Tránh đặt ngược với hướng nhà thì gia đình của bạn sẽ không hòa thuận, nặng hơn là sẽ không có con nối dõi

  • Không đặt bàn thờ cạnh cầu thang, dưới xà ngang, góc khuất, gần nhà vệ sinh hay nhà bếp

  • Kiêng đặt bàn thờ nơi có gió và nắng chiếu trực tiếp vào

  • Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ, cần phải xem giờ giấc cẩn thận, không thể lập bừa bãi để ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình. Phải xem ngày giờ hợp với gia chủ.

Đọc thêm:

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin quý giá về cách bàn trí bàn thờ. Mong rằng bạn đọc có thể lựa chọn cho gia đình mình một chiếc bàn thờ đẹp, hợp với phong thủy nhà bạn.