X
Card image cap

Bản vẽ thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn và chính xác nhất

Nguyễn Anh Tùng 2020-11-12

Chuẩn bị bản vẽ thiết kế là một công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng. Bản vẽ thiết kế đặc biệt cần thiết khi thực hiện việc thi công sàn nhà. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thắc mắc về bản vẽ thép sàn 2 lớp như thế nào. Để được giải đáp về vấn đề này, Hôm nay công ty xây nhà trọn gói ST Decor xin chia sẻ thông tin về bản vẽ thép sàn 2 lớp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao cần bố trí bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp tiêu chuẩn

Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp tiêu chuẩn

Để biết lý do vì sao phải cần bản vẽ thép sàn 2 lớp, bạn cần nắm chắc chắn khái niệm và các thông tin liên quan tới thép sàn 2 lớp. Vật liệu này sẽ ảnh hưởng tới chất liệu thi công cho công trình của bạn.

1.1. Khái quát về thép sàn 2 lớp

Thép 2 lớp, cơ bản là giống với thép 1 lớp về chất liệu. Tuy nhiên với cấu tạo 2 lớp thì chúng có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn, vững chắc hơn và bền bỉ hơn. Vì vậy mà người ta hay sử dụng loại thép sàn này để làm sàn nhà. Bởi chỉ có thép sàn 2 lớp mới có thể làm sàn nhà đạt được độ cứng đạt chuẩn trong thi công.

Cấu tạo thép sàn 2 lớp là một lớp trên- một lớp dưới. Thép lớp dưới chịu momen âm. Ngược lại thép lớp trên sẽ chịu mômen dương. Thép sẽ được phân bố một cách vuông góc với thép chịu lực( nằm ở phương ngược lại).

1.2. Tầm quan trọng của bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn 2 lớp là bản vẽ biểu thị sự sắp xếp của sàn nhà. Nhìn chung một bản vẽ phải được thể hiện toàn bộ các chi tiết, kết cấu và diện tích của công trình. Một số thông tin người thi công sẽ nắm được sau khi xem bản vẽ thép sàn 2 lớp là: diện tích sàn, độ dày thép, số lớp thép. Bản vẽ phải phù hợp và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của từng công trình xây dựng. Đặc biệt chúng cũng phải đảm bảo độ an toàn khi thi công nhà củng như đảm bảo an toàn cho các hạng mục thi công nội thất sau này. Giống như các bản vẽ khác, bản vẽ thép sàn 2 lớp sẽ được gọi là tài liệu mẫu. Người thợ xây dựng sẽ dựa vào tài liệu mẫu này để bố trí cũng như thực hiện sao cho chuẩn xác từng chi tiết.

2. Bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào

Làm sao để bố trí thép sàn 2 lớp

Khi thực hiện một bản vẽ thép sàn 2 lớp, điều bạn cần quan tâm nhất chính là các quy tắc để bố trí loại thép này. Sau khi nắm bắt được nguyên tắc, bạn mới có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý trên bản vẽ.

Với lớp thép ở dưới, sau khi được buộc xong, bạn có thể kê cục kê để có thể bảo vệ cho sàn khỏi các tác động lực. Giữa hai lớp thép cần có chân chó để tạo khoảng cách. Khoảng cách giữa hai lớp thép cần tính toán thật chuẩn xác để đảm bảo sự chắc chắn. 

Thép lớp trên sẽ chịu momen âm cắt tại cạnh ngắn ¼. Thép cấu tạo vuông góc và nằm ở dưới thép mũ.

Lưu ý rằng cách bố trí đó sẽ chỉ được áp dụng với công trình nhỏ và vừa. Đối với các công trình thi công có diện tích lớn hơn thì việc cắt thép sẽ diễn ra khá vất vả và tốn nhiều chi phí.

Hiện nay các kiến trúc sư đã bố trí thép sàn 2 lớp chạy song song để có thể bỏ qua khâu cắt thép. Vì thế việc xây dựng cũng dễ dàng hơn rất nhiều. 

3. Cách đan thép sàn hai lớp

Có hai thành phần sẽ được sử dụng khi đan thép sàn hai lớp. Đó là cục kê và sắt kê mũ.

3.1.Cục kê

Hình ảnh cục kê

Hình ảnh cục kê 

Đây là một cục bê tông có khả năng hỗ trợ việc định vị thép sàn đúng vị trí nhất. Khi chúng ta đổ bê tông, cục kê sẽ giúp lớp bê tông đảm bảo được chiều dày để bảo vệ cốt thép. 

Kích thước cục kê được quy định thường là 15m-25mm. Để tiết kiệm chi phí, đã có rất nhiều công trình thay cục kê chuẩn thành đá. Việc này sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của công trình. Bởi khi đổ bê tông, bê tông sẽ tác động tới cốt thép. Sau đó, viên đã sẽ rơi ra và lệch khỏi vị trí được kê trước đó. Cốt thép sẽ dễ bị rơi xuống sát lớp coffa, lớp bê tông bảo vệ sẽ không còn. Đây là cách sắp xếp không chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn kiểm tra việc bố trí thép sàn có chuẩn xác hay không, hãy dựa vào độ cao của khối bê tông cần đổ. Với thép 2 lớp, chiều dài lớn trên và lớp dưới bạn cần cân chỉnh cho bằng nhau nhất có thể. 

Số lượng cục kê tiêu chuẩn: 4-5 cục/m2 với sàn, 5-6 cục/m2 với cột.

 

3.2.Sắt kê mũ

Hình ảnh sắt kê mũ

Sắt kê mũ là một bộ phận có khả năng tạo nên lớp bê tông. Lớp bê tông này sẽ bảo vệ sắt mũ chụp dựa vào thiết kế, đồng thời tạo ra khoảng cách ngăn giữa lớp thép mũ ở phía trên và lớp thép sàn ở phía dưới.

Có rất nhiều người đã chủ quan bỏ qua sắt kê mũ bởi họ nghĩ không cần thiết với công trình. Điều này chỉ đúng với những công trình có diện tích nhỏ. Thế nhưng đối với mặt sàn có diện tích lớn, việc không sử dụng sắt kê mũ sẽ khiến cho mặt sàn xuất hiện nhiều vết nứt. Lý do dẫn tới hiện tượng này là vì việc không sử dụng sắt kê mũ đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa hai lớp thép trở nên sát vào nhau. Việc ta tác động lực lên mặt sàn nhiều khiến cho sàn bị võng và nứt, dần trở nên hư hỏng nặng nề.

 

4. Các bước thi công từ bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn để thi công

Bản vẽ thép sàn để thi công

Sau khi đã nắm chắc được các vấn đề chủ yếu để thực hiện bản vẽ thi công, chúng ta sẽ tới bước tiếp theo. Đó là thi công sàn nhà từ bản vẽ. Để có thể thực hiện xây dựng một dự án từ bản vẽ thiết kế, người thợ cần phải trải qua rất nhiều các công đoạn.

Bước 1: Đọc bản vẽ

Bản vẽ thiết kế sẽ là kim chỉ nam cho những kiến trúc sư bắt tay vào xây dựng công trình. Trong bản vẽ đã thể hiện đầy đủ những gì cần có để bạn có thể thực hiện dự án. Từ diện tích cho tới cách sắp xếp các trụ, cột, sắt thép. Mọi vật liệu đều được bố trí hoàn thiện trên bản vẽ với những tỉ lệ được quy định chuẩn xác.

Người thi công cần dành thời gian để nghiên cứu bản vẽ để đưa ra một hướng xây dựng chính xác nhất. Họ phải tuân thủ hoàn toàn các chỉ số và dữ liệu đã được đưa ra ở tài liệu mẫu. Chỉ cần lệch tỉ lệ của bản vẽ thì mọi thông số sẽ bị thay đổi và sai lệch.

Bước 2: Chọn kết cấu thép sàn phù hợp

Trong bất cứ công trình xây dựng nào, việc lựa chọn nguyên liệu xây dựng là vô cùng quan trọng. Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của công trình, các loại vật liệu còn tác động trực tiếp tới sự bền bỉ cũng như mức độ an toàn.

Nguyên liệu xây dựng cần lựa chọn phải là những nguyên liệu chất lượng. Với sàn sử dụng thép 2 lớp, cần chọn loại thép có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao. Bạn nên chọn các loại thép uy tín đã được kiểm định chất lượng từ chuyên gia xây dựng đầu ngành.

Lưu ý cần tuân thủ các vật liệu đã được quy định trong bản vẽ.

Bước 3: Đưa ra phương án bố trí thép dựa vào bản vẽ

Bản vẽ đã sắp xếp và định hướng sẵn vị trí của sắt thép cần thi công. Việc của người thi công là dựa vào đó để bố trí đúng các vật liệu. Trong bước này, cần cân nhắc thực hiện dựa vào công trình mà chúng ta có thể chọn thép 1 phương hoặc thép 2 phương. 

  • Bố trí thép sàn 1 phương: sàn sẽ chịu uốn theo một phương được xác định. Tuy nhiên cách uốn này có hạn chế là thép sàn có lực uốn rất nhỏ. Nếu bạn sử dụng thì có thể cân nhắc kê tường cùng khối với đổ và dầm. Các liên kết dầm trong trường hợp này sẽ bằng hoặc có thể nhỏ hơn hai cạnh của phần đối diện.
  • Bố trí thép sàn 2 phương: Độ uốn của thép sẽ có độ uốn lớn gần như nhau. Việc phân bổ hợp lý này sẽ giúp thép sàn, khi liên kết với dầm, có độ lớn hơn hai cạnh phần đối diện.

Việc bố trí thép có thể khiến nhiều người cảm thấy khó khăn. Bởi so với bản vẽ, ở thực tế sẽ có nhiều thứ phát sinh. Để có cái nhìn tổng quan nhất và giải quyết kịp thời các vấn đề thì bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các kỹ sư có kinh nghiệm.

Bước 4: Thực hiện bố trí

Đây là bước quan trọng cần thực hiện chính xác và chất lượng. Việc thực hiện bố trí cần tuân theo phương án đã đề ra trước đó để tránh việc sai sót. Tiến độ của dự án cũng cần được đảm bảo để có thể bàn giao kịp thời cho chủ đầu tư.

Bước 5: Kiểm soát chất lượng thực hiện dự án

Đây cũng là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng. Bất cứ công trình nào muốn đạt được việc thi công hoàn thiện tốt, cần phải có người kiểm soát từng khâu, đồng thời thực hiện bố trí kết cấu các bộ phận. Việc thực hiện thi công sàn sử dụng thép 2 lớp cũng như vậy. Việc kiểm soát cần đi kèm các tiêu chí và thực hiện đo lường để kiểm định. Sau khi kiểm định, các chỉ số sẽ là cơ sở để chúng ta có thể đưa ra sự điều chỉnh khoa học, hợp lý nhất.

Vậy là chúng ta đã cùng tham khảo các thông tin về bản vẽ thép sàn 2 lớp và các cách bố trí thép sàn 2 lớp trong thi công. Việc thiết kế, xây dựng cần rất nhiều khâu chuẩn bị. Nếu bạn có ý định sử dụng thép sàn 2 lớp, hãy tham khảo, nghiên cứu để chọn cho mình một đơn vị thi công uy tín, chất lượng để đảm bảo tiến độ của cả công trình.

- Công ty cổ phần ST Decor

- Hotline 24/7: 0931 852 638

- Website: www.stdecor.com.vn

- Email: [email protected]

CÔNG TY CỔ PHẦN ST DECOR

- TRỤ SỞ : Lầu 8 , Toà nhà LOYAL - 151 Võ Thị Sáu , P. 6, Quận 3 , TP.HCM

- VP HCM : Căn K3.67 - River Park , Phường Phước Long B, Quận 9 , TP.HCM.

- VP ĐÀ NẴNG : Tầng 3, Toà nhà Indochina Riverside Tower , Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

- XƯỞNG: 84 Đường số 16 , P. Hiệp Bình Chánh , Quận Thủ Đức, TPHCM.

Bài viết liên quan