X
Card image cap

ÁP DỤNG công thức tính vật liệu xây nhà để dễ dàng ước lượng chi phí

Dương Ngọc Hà 2020-02-06

“Tổng chi phí để xây hoàn chỉnh một ngôi nhà là bao nhiêu?” Đây chắc hẳn là câu hỏi khó đối với nhiều gia chủ đang có ý định xây dựng một tổ ấm cho gia đình mình. Để ước lượng được khoản chi phí xây nhà cụ thể, bạn chỉ cần nắm rõ một số công thức tính vật liệu xây nhà đơn giản mà lại có độ chính xác tương đối chuẩn. Giúp bạn hiểu sâu hơn về cách tính vật liệu xây nhà, hãy cùng 9houz khám phá qua bài viết dưới đây.  

 

I. Cách tính vật liệu xây nhà qua diện tích

1. Công thức tính diện tích ngôi nhà

Để có công thức tính vật liệu xây nhà chính xác nhất, trước tiên bạn cần tra định mức vật liệu xây dựng (số vật liệu cần phải sử dụng cho 1m2 tường, 1m2 sàn bê tông,...theo phương án xây dựng mà bạn đã lựa chọn), sau đó nhân với diện tích thực tế của ngôi nhà để ra được khối lượng tổng vật liệu cần dùng.

Tính toán vật liệu xây dựng dựa trên diện tích thực tế của ngôi nhà

Tính toán vật liệu xây dựng dựa trên diện tích thực tế của ngôi nhà

Diện tích ngôi nhà được tính theo công thức sau:

Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)

- Diện tích sàn sử dụng: Diện tích sử dụng có mái (BTCT, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái ... tóm lại là cứ chỗ nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, giếng trời ...) tính 100%.

Phần diện tích khác được tính:

- Đối với móng, dầm giằng, bể nước, bể phốt, hố ga:

  • Móng đơn sẽ tính bằng 20%-25% diện tích tầng trệt
  • Móng băng, móng bè sẽ tính bằng 40%-60% tầng trệt
  • Móng cọc sẽ tính 30%-40% diện tích tầng trệt. Móng cọc nền bê tông cốt thép, hầm phân hố ga bê tông cốt thép treo đài và dầm giằng tính bằng 50-70% diện tích tầng trệt

tính diện tích nhà như thế nào

Móng nhà được tính theo công thức riêng

- Đối với nhà có tầng hầm:

  • Tầng hầm có độ sâu từ 1-1.5m so với code vỉa hè tính 150% diện tích;
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.5-2m so với code vỉa hè tính bằng 170% diện tích;
  • Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2m so với code vỉa hè tính bằng 200% diện tích.

- Đối với mái và sân thượng:

  • Sân thượng, ban công có mái che tính 75% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng ban công không có mái che tính bằng 50% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng có giàn lam bê tông, sát trang trí (dàn phẹc, pelgolas) tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
  • Sân thượng có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m sẽ tính từ 75%-100% diện tích mặt bằng sàn tùy độ phức tạp
  • Sân thượng lát nền và xây tường bao cao 1m sẽ tính bằng 50% diện tích mặt bằng sàn.
  • Mái láng, chống thấm xây bao cao từ 20-30cm tính 15% diện tích mặt bằng sàn; mái chống nóng, xây cao tính 30%-50% diện tích mặt bằng sàn
  • Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích sàn
  • Mái ngói nếu bên dưới có làm trần giả sẽ tính 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái, nếu mái kiểu đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói thì tính bằng 150% đến 175% diện tích mặt sàn chéo theo mái. Mái ngói trần thạch cao tính 125% diện tích sàn

- Đối với một số diện tích khác:

  • Diện tích giếng trời bằng 30%-50% diện tích mặt bằng ô thang. Đối với các ô trống trong nhà, nếu diện tích nhỏ hơn 8m2 sẽ tính 100% diện tích mặt bằng sàn, nếu diện tích lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.
  • Diện tích bản thang tính theo mặt bằng chiếu của bản thang
  • Diện tích bể phốt, bể nước tính bằng 75% diện tích mặt bằng 1 sàn theo đơn giá xây thô (hoặc được tính thoe diện tích phủ bì của bể)
  • Lô gia tính bằng 100% diện tích mặt bằng sàn

Định mức vật liệu xây dựng bạn có thể tham khảo theo các bảng số liệu cụ thể dưới đây:

Một ví dụ đơn giản nhất: Một căn nhà phố 3 tầng, 1 tum, móng cọc bê tông cốt thép, diện tích 100m2/sàn, tầng tum diện tích 30m2, giàn hoa phía trước tầng mái 40m2, sân thượng phía sau nhà diện tích 30m2, xây cao 1m.

Như vậy, tổng diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (móng, giàn bông, sân thượng)

Diện tích sàn sử dụng = 3*100+30 (dt tum) = 330m2

Diện tích móng = 30%*100 = 30m2

Diện tích giàn bông, sân thượng = 75%*40+50%*30 = 30+15=45m2

Vậy Tổng dt sàn xây dựng = 405m2.

Đọc thêm: 

  • Dự tính chi phí chi tiết lựa chọn noi that hien dai nhà cấp 4 2 phòng ngủ

2. Định mức cát, đá, xi măng cho 1m3 vữa, bê tông

Phân loại

Đá dăm (m3)

Cát vàng (m3)

Xi măng PCB40 (kg)

Nước

(lít)

Vữa xây tô mác 75

 

1,09

247

110

Vữa bê tông mác 200

0,86

0,483

248

185

Vữa bê tông mác 250

0,85

0,466

324

185

Vữa bê tông mác 300

0,84

0,45

370

185

Ghi chú: Thông số trên chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Tính sắt thép theo khối lượng sàn bê tông

 

Ø

Ø 10 - 18

Ø > 18

Móng cột

20kg

50kg

30kg

Dầm móng

25kg

120kg

 

Cột

30kg

60kg

75kg

Dầm

30kg

85kg

50kg

Sàn

90kg

   

Lanh tô

80kg

   

Cầu thang

75kg

45kg

 

Ghi chú: Thông số trên được tính dựa theo kinh nghiệm xây dựng và chỉ mang tính chất tham khảo.

Đọc thêm:

II. Cách tính chi phí làm móng nhà

Móng là một bộ phận quan trọng nhất của căn nhà vì vật liệu này chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà. Chính vì vậy, việc tính toán chi phí phần móng cũng sẽ phức tạp hơn. Cụ thể như sau:

Tính toán chi phí phần móng đòi hỏi sự phức tạp hơn

Tính toán chi phí phần móng đòi hỏi sự phức tạp hơn

- Móng đơn: Đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.

- Móng băng một phương: 50% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.

- Móng băng hai phương: 70% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.

- Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng 1 (+sân) x Đơn giá phần thô].

- Móng cọc (khoan nhồi): [450.000đ/m x Số lượng cọc x Chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x Diện tích tầng 1 (+sân) x Đơn giá phần thô].

Ghi chú: Đơn giá móng cọc và nhân công trên chỉ mang tính tham khảo, tùy thuộc vào từng vùng mà đơn giá có thể khác nhau.

Đọc thêm:

III. Cách tính định mức xây tường gạch

Tường được chia thành hai loại, tường 10 và tường 20. Đối với miền Bắc, tường dày 10 có chiều dày là 110mm và tường 20 có chiều dày là 220mm, tương ứng với gạch phổ biến kích thước 6,5 x 10,5 x 22cm. Còn đối với miền Nam, tường 10 lại có chiều dày là 100mm và tường 20 có chiều dày là 200mm, chủ yếu dùng gạch kích thước 4 x 8 x 19cm và 8 x 8 x 19cm.

Mỗi tường dày khác nhau tương ứng với kích thước viên gạch phù hợp

Mỗi tường dày khác nhau tương ứng với kích thước viên gạch phù hợp

Với phần gạch xây tường, bạn có thể tính theo công thức: (Dài + Rộng) x 2, sau đó tiếp tục nhân với chiều cao của bức tường mà bạn muốn xây tường gạch. Khi đã tính toán ra được kết quả, bạn đem trừ đi phần diện tích cửa đứng và cửa sổ trong phạm vi bức tường, lúc này bạn sẽ biết được số viên gạch cần dùng để ốp cho bức tường ấy.

Từ đó, bạn tính toán được số lượng gạch cho tổng thể ngôi nhà. Tùy theo loại gạch (gạch ống, gạch thẻ,...), kích thước viên gạch và loại tường (tường thẳng, tường cong,...), chiều dày tường (tường 10, tường 20,...) mà có định mức hao phí số viên gạch cụ thể.

Xác định số lượng viên gạch dựa trên nhiều yếu tố

Xác định số lượng viên gạch dựa trên nhiều yếu tố

Tuy nhiên thông thường, đối với tường 100mm, trung bình 55 viên/m2; đối với tường 200mm, trung bình 110 viên/m2 và tường 220mm thì nhỉnh hơn một chút. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số định mức gạch ống và gạch thẻ theo các bảng số liệu dưới đây.

1. Định mức gạch ống cho 1m2

Loại công tác

Đơn vị tính

Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức

Loại vật liệu

Quy cách

(cm)

Đơn vị

Số lượng

Xây tường bằng gạch ống dày 20cm

1m2 xây

Gạch ống

8 x 8 x 19

viên

58

Vữa

 

lít

43

Xây tường bằng cách ống dày 20cm

1m2 xây

Gạch ống

8 x 8 x 19

viên

118

Vữa

 

lít

51

Xây tường bằng gạch ống dày 10cm

1m2 xây

Gạch ống

10 x 10 x 20

viên

46

Vữa

 

lít

15

Xây tường bằng gạch ống dày 20cm

1m2 xây

Gạch ống

10 x 10 x 20

viên

90

Vữa

 

lít

33

Xây tường bằng gạch ống dày >= 30cm

1m2 xây

Gạch ống

10 x 10 x 20

viên

443

Vữa

 

lít

169

Ghi chú: Thông số trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo tình trạng tường nhà mà số lượng tính có thể bị thay đổi, như xây nối tiếp theo tường gạch cũ hay gạch bị vỡ.

Đọc thêm:

  • BÍ QUYẾT chọn lựa sàn gỗ rẻ phòng khách đẹp như trong phim

2. Định mức gạch thẻ cho 1m2

Loại công tác

Đơn vị tính

Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức

Loại vật liệu

Quy cách

(cm)

Đơn vị

Số lượng

Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm

1m2 xây

Gạch thẻ

5 x 10 x 20

viên

83

Vữa

 

lít

23

Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm

1m2 xây

Gạch thẻ

5 x 10 x 20

viên

162

Vữa

 

lít

45

Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm

1m2 xây

Gạch thẻ

5 x 10 x 20

viên

790

Vữa

 

lít

242

Xây tường bằng gạch thẻ dày 10cm

1m2 xây

Gạch thẻ

4 x 8 x 19

viên

103

Vữa

 

lít

20

Xây tường bằng gạch thẻ dày 20cm

1m2 xây

Gạch thẻ

4 x 8 x 19

viên

215

Vữa

 

lít

65

Xây tường bằng gạch thẻ dày >= 30cm

1m2 xây

Gạch thẻ

4 x 8 x 19

viên

1.068

Vữa

 

lít

347

Ghi chú: Thông số trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo tình trạng tường nhà mà số lượng tính có thể bị thay đổi, như xây nối tiếp theo tường gạch cũ hay gạch bị vỡ.

Đọc thêm:

3. Lưu ý khi tính gạch xây nhà

Bên cạnh việc tính toán số lượng gạch, gạch cũng cần được đảm bảo những tiêu chuẩn khác nhau trong quá trình xây. Ngoại trừ một số trường hợp đã được quy định riêng, công tác xây phải đảm bảo những điều kiện kỹ thuật sau:

  • Trước khi xây: Gạch phải được nhúng nước kỹ để gạch ngậm no nước nhằm tránh để gạch hút nước của xi măng khiến chất lượng công trình bị giảm sút.
  • Trung bình, mạch nằm dày khoảng 12mm, mạch đứng dày khoảng 10mm (khoảng cách giữa 2 viên gạch). Giới hạn của mạch dày từ 7mm đến 15mm. Đối với gạch xây, mạch dày tối đa là 12mm.
  • Khi cần xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch, không chặt gạch lành ra để xây mà phải sử dụng gạch vỡ.
  • Khi xây tường gạch 220mm, hàng gạch dưới cùng bao giờ cũng phải quay ngang nhằm phân bố lại mạch xây và chia đều tải trọng sang hai bên.  

Khi tính gạch xây nhà cũng cần lưu ý một số điều quan trọng

Khi tính gạch xây nhà cũng cần lưu ý một số điều quan trọng

Đọc thêm:

IV. Đơn giá xây tính theo 1 mét vuông

Vật liệu xây nhà sẽ được tính toán dựa theo mét vuông, đây là phương pháp đang được ưa chuộng nhiều hiện nay bởi tính đơn giản và nhanh chóng.

Tuy nhiên, chủ nhà cũng cần lưu ý phải tính phần diện tích của tất cả các phòng trong nhà, bao gồm cả tầng lầu (nếu có) và cả mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã được nêu ở phần cách tính vật liệu xây nhà qua diện tích.

1. Đơn giá phần thô

Hiện nay, trên thị trường, đơn giá phần thô khoảng 3.000.000đ/m2.

2. Đơn giá xây dựng trọn gói chênh lệch phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện

- Vật tư trung bình: Khoảng 4.500.000đ.

- Vật tư trung bình khá: Khoảng 4.800.000đ.

- Vật tư khá: 5.200.000đ.

- Vật tư tốt: 5.500.000đ.

Tính vật liệu xây nhà thực chất rất quan trọng

Tính vật liệu xây nhà thực chất rất quan trọng

Ví dụ cụ thể, nếu bạn muốn xây ngôi nhà 3 tầng gồm 1 trệt, 2 lầu trên nền diện tích 6 x 10m, móng băng một phương, sử dụng mái tôn và vật tư tốt thì giá thành sẽ như sau:

➤ Tính diện tích

- 1 trệt = 6 x 10 = 60m2

- 2 lầu: 6 x 10 x 2 = 120m2

- Mái tôn: 6 x 10 x 30% = 18m2

- Tổng diện tích: 60 + 120 + 18 = 198m2

➤ Tính chi phí

- Móng băng một phương: 6 x 10 x 30% x 3.000.000đ = 54.000.000đ

- Chi phí xây thô và hoàn thiện: 198m2 x 5.500.000đ = 1.089.000.000đ

Lưu ý: Đơn giá trên chỉ mang tính tham khảo, tùy thuộc vào từng vùng mà đơn giá có thể khác nhau. Bên cạnh đó, nếu nền đất yếu thì chi phí sẽ tăng lên.

Đọc thêm:

  • [TOP 6] loại gạch không nung tốt nhất hiện nay để xây dựng nha cap 4 mai thai

V. Một số kinh nghiệm chung khi chọn mua vật liệu xây nhà

Hầu như ai cũng sẽ bỡ ngỡ với việc chọn mua vật liệu xây nhà. Hiểu được vấn đề này, sau đây là một số kinh nghiệm chung giúp bạn lựa chọn được vật liệu xây dựng đẹp và phù hợp, tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn đảm bảo sự an toàn, bền vững cho kết cấu ngôi nhà.

1. Kinh nghiệm mua vật liệu xây dựng phần thô

a. Xi măng xây dựng

Đây là loại vật liệu xây dựng dễ chọn và có ít rủi ro nhất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại xi măng để bạn dễ dàng lựa chọn, tuy nhiên một số đơn vị thiếu uy tín có thể ăn bớt, rút ruột làm bao xi măng không đủ cân. Do vậy khi mua bạn nên cân thử một số bao xi măng để kiểm tra.

Nên cân thử một số bao xi măng để kiểm tra khi mua

Nên cân thử một số bao xi măng để kiểm tra khi mua

b. Gạch xây dựng

Gạch là một trong những nguyên vật liệu quan trọng nhất khi thi công nhà ở. Có nhiều loại để bạn lựa chọn như gạch đất nung, gạch không nung,...Khi chọn gạch để xây dựng, bạn nên chọn những viên có hình dáng chuẩn với góc cạnh sắc và màu sắc tương đồng với nhau.

Gạch xây tốt có hình dáng chuẩn với góc cạnh và màu sắc tương đồng nhau

Gạch xây tốt có hình dáng chuẩn với góc cạnh và màu sắc tương đồng nhau

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra gạch kỹ hơn bằng những mẹo nhỏ sau:

  • Làm rơi 1 viên gạch ở độ cao khoảng 1m, gạch có chất lượng tốt đảm bảo sẽ không bị vỡ.
  • Đập vỡ 1 viên gạch, nếu viên gạch đó vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ thì loại gạch này không tốt.
  • Đập 2 viên gạch vào nhau, nếu âm thanh phát ra đanh và dứt khoát thì gạch có chất lượng tốt.
  • Ngâm gạch vào nước khoảng 24h, nếu gạch nặng trên 15% trọng lượng thì loại gạch này có chất lượng không tốt.

c. Sắt, thép xây dựng

Khi lựa chọn sắt, thép xây dựng bạn cần phải tìm đến những đơn vị uy tín trên thị trường bởi sắt, thép chất lượng có độ bền, dẻo cao sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các lớp bê tông cứng. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng cần xác định số lượng, chi phí, loại thép phù hợp để mua cho công trình, việc này kiến trúc sư có thể giúp bạn.

Sắt, thép có độ bền, dẻo cao có tác dụng hỗ trợ các lớp bê tông cứng

Sắt, thép có độ bền, dẻo cao có tác dụng hỗ trợ các lớp bê tông cứng

d. Đá xây dựng

Đá xây dựng có khả năng làm tăng sức chịu tải trọng của bê tông, phổ biến hiện nay là đá 1x2 và 2x3. Khi mua, bạn cần lựa chọn những loại đá sạch, có ít tạp chất để hạn chế công thợ. Tạp chất trong đá xây dựng có thể được loại bỏ bằng biện pháp sàng qua lưới thép hoặc rửa bằng nước.

Đá xây dựng 1x2 phổ biến trong thi công

Đá xây dựng 1x2 phổ biến trong thi công   

e. Cát xây dựng

Cát đen và cát vàng là hai loại cát phổ biến phục vụ cho các công việc xây, đúc, san lấp,...Khi lựa chọn mua cát xây dựng, bạn cần lưu ý:

  • Xác định được loại cát chất lượng: Lấy một vốc cát và nắm chặt lại, nếu tay có nhiều bụi và bùn bám lại thì đây là cát bẩn. Hoặc có thể thả cát vào bình nước thủy tinh, cát sạch sẽ lắng xuống còn bụi bẩn sẽ nổi lên, từ đó bạn có thể kiểm tra được hàm lượng cát bẩn trong công trình.
  • Kiểm tra cát có bị nhiễm phèn hay mặn không để đảm bảo được chất lượng của công trình.

Cần xác định loại cát chất lượng, không bị nhiễm phèn hay mặn

Cần xác định loại cát chất lượng, không bị nhiễm phèn hay mặn

2. Nên sử dụng vật tư gần địa điểm thi công

Một số vật liệu xây nhà nhỏ như cát rất dễ bị rơi vương vãi trong quá trình vận chuyển, vì vậy bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp cát xây dựng gần với công trình nhất để giảm thiểu tối đa khối lượng cát bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Đọc thêm:
  • Báo giá gạch đinh trên thị trường vật liệu xây dựng để sua nha gia re​

Trên đây, chúng tôi đã trang bị cho bạn những thông tin cơ bản về các công thức tính vật liệu xây nhà để bạn có thể hình dung, dự trù được kinh phí xây dựng. Hy vọng các bạn sẽ có những sự lựa chọn sáng suốt, làm chủ được kinh tế trong việc lựa chọn vật liệu để sở hữu cho mình một ngôi nhà ưng ý nhất.