X
Card image cap

30 Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại và ấn tượng

Dương Ngọc Hà 2021-12-15

Hiện nay việc sử dụng trần thạch cao rất phổ biến ở các thiết kế phòng khách để đảm bảo vẻ đẹp cho khoảng không gian này. Những mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại sẽ là gợi ý lý tưởng góp phần tạo nên một diện mạo hoàn hảo cho không gian phòng khách nhà bạn. Để giúp các gia đình dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, dưới đây là 30 mẫu trần thạch cao ấn tượng có 1 0 2 không thể bỏ lỡ.

I. 30 mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại có 1 0 2

50 Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp

1. Đối với phòng khách nhà ống

Trần thạch cao phòng khách thêm đẹp với hệ thống đèn chiếu sáng

Trần thạch cao phòng khách thêm đẹp với hệ thống đèn chiếu sáng

Trần thạch cao có trần giả ở giữa đi kèm đèn chùm đẹp mắt

Trần thạch cao có trần giả ở giữa đi kèm đèn chùm đẹp mắt

Thêm nhiều màu sắc cho trần phòng khách nhà ống nhờ đèn trang trí

Thêm nhiều màu sắc cho trần phòng khách nhà ống nhờ đèn trang trí

Phòng khách nhà ống sáng sủa hơn nhờ trần thạch cao giật cấp

Phòng khách nhà ống sáng sủa hơn nhờ trần thạch cao giật cấp

Mẫu trần thạch cao đẹp hiện đại cho phòng khách nhà ống hoàn mỹ

Mẫu trần thạch cao đẹp hiện đại cho phòng khách nhà ống hoàn mỹ

Kết nối phòng khách với các không gian khác nhờ trần thạch cao giật cấp đồng bộ

Kết nối phòng khách với các không gian khác nhờ trần thạch cao giật cấp đồng bộ

Trần thạch cao phòng khách mềm mại với những đường cong

Trần thạch cao phòng khách mềm mại với những đường cong

Mẫu trần giật cấp đơn giản cho phòng khách nhà ống diện tích nhỏ

Mẫu trần giật cấp đơn giản cho phòng khách nhà ống diện tích nhỏ

Thiết kế trần giật cấp cách điệu sáng tạo trong phòng khách

Thiết kế trần giật cấp cách điệu sáng tạo trong phòng khách

Thiết kế trần phẳng với đèn chiếu sáng trung tâm cho phòng khách thấp

Thiết kế trần phẳng với đèn chiếu sáng trung tâm cho phòng khách thấp

Phòng khách hiện đại với trần thạch cao có đường nét góc cạnh tinh tế

Phòng khách hiện đại với trần thạch cao có đường nét góc cạnh tinh tế

Thiết kế mẫu trần thạch cao phòng khách nhà ống với kiểu dáng dài phù hợp

Thiết kế mẫu trần thạch cao phòng khách nhà ống với kiểu dáng dài phù hợp

Đèn chùm và trần thạch cao luôn là bộ đôi không thể tách rời cho phòng khách nhà ống

Đèn chùm và trần thạch cao luôn là bộ đôi không thể tách rời cho phòng khách nhà ống

Không bao giờ lỗi thời với mẫu trần thạch cao đơn giản

Không bao giờ lỗi thời với mẫu trần thạch cao đơn giản

Đẹp nhẹ nhàng và tinh tế chính là đặc điểm của mẫu trần thạch cao này

Đẹp nhẹ nhàng và tinh tế chính là đặc điểm của mẫu trần thạch cao này

 

Đọc thêm: 

2. Đối với phòng khách hiện đại

Trần thạch cao phòng khách hiện đại đi kèm chất liệu gỗ

Trần thạch cao phòng khách hiện đại đi kèm chất liệu gỗ

Phòng khách thêm mềm mại hơn nhờ đường cong trên trần nhà

Phòng khách thêm mềm mại hơn nhờ đường cong trên trần nhà

Không gian phòng khách tươi sáng với trần thạch cao đi kèm đèn lắp âm

Không gian phòng khách tươi sáng với trần thạch cao đi kèm đèn lắp âm

Chấm phá phào gỗ bao quanh cho trần thạch cao không còn đơn điệu

Chấm phá phào gỗ bao quanh cho trần thạch cao không còn đơn điệu

Sự đồng bộ giữa hình dáng trần và đồ nội thất trong phòng khách

Sự đồng bộ giữa hình dáng trần và đồ nội thất trong phòng khách

Mẫu trần thiết kế tinh xảo dành cho phòng khách hiện đại nhà biệt thự

Mẫu trần thiết kế tinh xảo dành cho phòng khách hiện đại nhà biệt thự

Tạo sự khác biệt cho phòng khách với trần thạch cao hình khối độc lạ

Tạo sự khác biệt cho phòng khách với trần thạch cao hình khối độc lạ

Mẫu trần thạch cao đem đến vẻ đẹp hiện đại cho không gian phòng khách

Mẫu trần thạch cao đem đến vẻ đẹp hiện đại cho không gian phòng khách

Ấn tượng với cách sắp xếp hình khối đẹp trên trần thạch cao phòng khách

Ấn tượng với cách sắp xếp hình khối đẹp trên trần thạch cao phòng khách

Thiết kế trần thạch cao phòng khách hiện đại mang vẻ đẹp đơn giản

Thiết kế trần thạch cao phòng khách hiện đại mang vẻ đẹp đơn giản

Kiểu dáng trần thạch cao cho phòng khách Trung Hoa hiện đại

Kiểu dáng trần thạch cao cho phòng khách Trung Hoa hiện đại

Phòng khách như nhân đôi diện tích với trần thạch cao giật cấp nhiều tầng

Phòng khách như nhân đôi diện tích với trần thạch cao giật cấp nhiều tầng

Một trong những mẫu trần giật cấp cho phòng khách đi cùng năm tháng

Một trong những mẫu trần giật cấp cho phòng khách đi cùng năm tháng

Sự kết hợp giữa trần thạch cao và trần gỗ

Sự kết hợp giữa trần thạch cao và trần gỗ

Tạo sự khác biệt cho trần thạch cao phòng khách hiện đại với màu sắc

Tạo sự khác biệt cho trần thạch cao phòng khách hiện đại với màu sắc

Đọc thêm:

II. Tổng quan về trần thạch cao

1. Đặc điểm của trần thạch cao

Trần thạch cao là loại trần có kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả đi kèm các vật tư phụ liên quan. Mỗi loại vật liệu có tác dụng cụ thể như sau:

  • Khung xương thạch cao: Tạo hệ kết cấu vững chắc nhằm mục đích treo cả hệ trần thạch cao lên sàn bê tông cốt thép hay kết cấu phần mái của nhà thông qua các tai treo.
  • Tấm trần thạch cao: Được liên kết trực tiếp với hệ khung nhôm thông qua vít chuyên dụng với tác dụng chính tạo độ bằng phẳng và gia tăng thêm tính thẩm mỹ cho trần nhà.
  • Lớp sơn bả: Tạo độ nhẵn mịn cũng như làm đều màu cho bề mặt trần.

Mẫu phòng khách có thiết kế trần thạch cao

Mẫu phòng khách có thiết kế trần thạch cao

2. Chức năng

Trần thạch cao hiện đang được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi ở các công trình xây dựng nhà ở, đặc biệt là không gian phòng khách. Nhờ đặc điểm cứng chắc, có bề mặt mịn và tính cơ lý linh hoạt mà sản phẩm này góp phần đem đến cho các gia đình một không gian sống lý tưởng, vừa đẹp lại vừa an toàn, thoải mái.

Trần thạch cao sở hữu nhiều chức năng ưu việt

Trần thạch cao sở hữu nhiều chức năng ưu việt

Bên cạnh đó, vật dụng này còn sở hữu nhiều tính năng ưu việt như chống cháy, chống nóng, tiêu âm, cách nhiệt, khả năng chịu ẩm lớn,...Hơn thế, trần thạch cao có thể dễ dàng ứng dụng cho mọi phong cách thiết kế nội thất phòng khách nên đây được xem là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi công trình thiết kế.

3. Phân loại trần thạch cao theo tính chất

a. Trần thạch cao cách âm

Tấm trần thạch cao cách âm

Tấm trần thạch cao cách âm

Đọc thêm: 

Loại trần này được tạo ra nhờ các lớp giấy giảm âm Glass Matt, có cấu trúc theo dạng lỗ hổng tròn. Phía bề mặt ngoài sẽ được phủ một lớp bông thủy tinh có tính khít cao giúp làm giảm tối đa tiếng ồn.

b. Trần thạch cao chống cháy, chống ẩm

Các loại trần chống cháy này được kết hợp từ thạch cao, vải thủy tinh và thêm phụ gia Micro Silica có tác dụng làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt cũng như độ ẩm ngấm qua trần vào nhà.  

Mẫu trần thạch cao chống cháy, chống ẩm

Mẫu trần thạch cao chống cháy, chống ẩm

Vỏ bọc bên ngoài tấm thạch cao chống cháy là một lớp giấy màu hồng có thiết kế rất đặc biệt. Hơn thế, thời gian chịu lửa của loại thạch cao chống cháy còn có thể lên tới 2 giờ đồng hồ.

c. Trần thạch cao khung nổi

Mẫu trần thạch cao khung nổi

Mẫu trần thạch cao khung nổi

Trần thạch cao khung nổi là loại trần gồm có các tấm thạch cao đã được định hình sẵn trước khi đi vào tiến hành thi công lắp đặt. Tấm trần thạch cao sẽ được thả vào những ô đã được định trước để có được hệ trần nhà hoàn thiện và dễ tháo lắp.

d. Trần thạch cao chìm phẳng

Phòng khách có mẫu trần thạch cao chìm phẳng

Phòng khách có mẫu trần thạch cao chìm phẳng

Hình dáng của trần thạch cao chìm phẳng tương tự như trần bê tông hay trần đúc nhưng lại sở hữu độ mịn phẳng gần như tuyệt đối nên mang tính thẩm mỹ cao hơn.

4. Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

 

Trần nổi

Trần chìm

Trần phẳng

Trần giật cấp

Ưu điểm

- Có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt, đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc gây hại đến sức khỏe con người do không chứa các thành phần độc hại.

- Trần nhà không bị co võng sau khi thi công hoặc thời tiết có sự biến đổi.

- Quá trình thi công đơn giản, rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt và đi các đường dây điện hoặc thiết bị, hệ thống thông gió.

- Chi phí thi công rẻ.

- Mẫu mã đa dạng với nhiều loại khung xương, ứng dụng linh hoạt, hoàn toàn có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của kiến trúc sư.

- Trọng lượng nhẹ nên an toàn cho người sử dụng.

- Thời gian thi công nhanh chóng, từ đó giúp người thợ dễ dàng làm chủ tiến độ thi công.

- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.

- Có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, chống ẩm, cách âm,...

- Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp không gian tăng vẻ sang trọng, hiện đại hơn.

- Dễ dàng phù hợp với tất cả các công trình thi công có lối kiến trúc khác nhau.

Nhược điểm

- Việc thay đổi mẫu mã sẽ khá khó khăn do trần nổi thường sử dụng các mẫu tấm có kích thước cố định.

- Ít ứng dụng được cho không gian nhỏ mà thường được lắp đặt cho không gian lớn do đa số các mẫu tấm trần nổi có kích thước nhỏ, dễ tạo nên cảm giác chia không gian vụn vặt.

- Khó thay thế khi hư hỏng, thường phải tháo, phá dỡ để làm lại.

- Rất kỵ nước và ẩm, do đó khi thi công lắp đặt cần rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.

- Dễ cong vênh nếu nhiệt độ hoặc độ ẩm cục bộ có mức chênh lệch.

- Mẫu mã trần thạch cao phẳng bị hạn chế.

- Dễ để lộ các lỗi như những vết xử lý mối nối hay bị gồ lên, các vệ lăn sơn,...khi thuê phải thợ không chuyên nghiệp.

- Tốn nhiều công sức lắp đặt hơn so với trần nổi do quá trình thi công phức tạp.

- Khi trần bị hỏng, bạn không thể thay mới từng tấm bị hư mà phải sửa lại toàn bộ.

5. Phân loại trần thạch cao theo hình dáng sản phẩm

a. Trần thạch cao hiện đại

Phòng khách với thiết kế trần thạch cao hiện đại

Phòng khách với thiết kế trần thạch cao hiện đại

Với trần thạch cao hiện đại, bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nét cá tính, phong cách riêng cho không gian phòng khách nhà mình. Do đó có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao có tính linh động cao nhất.

Kiểu dáng trần giật cấp phong cách hiện đại được ưa chuộng

Kiểu dáng trần giật cấp phong cách hiện đại được ưa chuộng

Trần giật cấp là kiểu trần được ưa chuộng nhiều nhất trong phong cách trần thạch cao hiện đại và sử dụng rộng khắp ở hầu hết các thiết kế nội thất phòng khách. Sở dĩ như vậy vì trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ, cùng hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu và tạo cảm giác mở rộng không gian hiệu quả.

b. Trần thạch cao cổ điển

Phòng khách có trần thạch cao cổ điển đẹp tinh tế

Phòng khách có trần thạch cao cổ điển đẹp tinh tế

Ở loại trần thạch cao này, các họa tiết trang trí thường có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể các họa tiết thường được sử dụng bao gồm: Mái vòm, Góc trang trí trần tường hoa văn, Chỉ nẹp hoa văn và Phào chỉ hoa văn. Bên cạnh các họa tiết đó, hình dáng của đèn trần cũng được xem là 1 chi tiết quan trọng của trần thạch cao phong cách cổ điển.

c. Trần thạch cao tân cổ điển

Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, các chi tiết thường được sử dụng gồm có: Góc trang trí trần tường trơn, Chỉ nẹp cong, Chỉ nẹp trơn và Phào chỉ trơn.

Mẫu trần thạch cao tân cổ điển ở phòng khách

Mẫu trần thạch cao tân cổ điển ở phòng khách

Tương tự như mẫu trần thạch cao cổ điển, đèn trần cũng là một chi tiết quan trọng trong mẫu trần thạch cao tân cổ điển. Tuy nhiên, đèn trần ở phong cách tân cổ điển này lại thường mang thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn nhiều.

Đọc thêm: 

6. Ưu, nhược điểm trần thạch cao

a. Ưu điểm

Trần thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm

Trần thạch cao sở hữu nhiều ưu điểm

- Về thẩm mỹ: Trần thạch cao sau khi hoàn thiện có bề mặt mịn mượt; dễ dàng cắt, ghép, tạo hình và kết hợp với các món đồ nội thất khác như đèn trang trí nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và phù hợp mọi không gian khác nhau.

- Về tính năng: Có khả năng chống cháy, cách âm, chịu nhiệt, chống ẩm,...

- Về chủng loại: Đa dạng về kiểu dáng như trần thả, trần chìm, trần nổi, trần giật cấp, trần thạch cao tân cổ điển,...dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều gia đình.

- Về thi công và tiến độ thi công: Trần thạch cao thi công khá đơn giản, nhanh gọn, đơn vị thi công dễ làm chủ được tiến độ công việc từ đó đáp ứng tốt tiến độ mà chủ nhà đề ra.

- Về giá thành: Trần thạch cao có giá thành đa dạng, từ loại bình dân đến cao cấp để phục vụ tốt mọi đối tượng khách hàng.

- Về độ an toàn cho người dùng: Hầu hết được cấu tạo từ vật liệu tự nhiên không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường nên trần thạch cao không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Ngoài ra, vật dụng này có trọng lượng nhẹ, độ bền lên đến 30 năm nếu được thi công đúng quy trình.  

b. Nhược điểm

Trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm

Trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm

- Trần thạch cao dễ bị ố vàng, nhanh hỏng nếu bị ngấm nước nên đòi hỏi khi thi công lắp đặt phải có biện pháp chống thấm đạt hiệu quả.

- Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, do đó không có nhiều sự lựa chọn về màu sắc cho các gia đình muốn không gian nhà mình đa dạng gam màu.

- Trần thạch cao khó sửa chữa, thường sẽ phải tháo dỡ toàn bộ trần ra để làm lại.

- Không chịu được trọng tải lớn như các vật trang trí nặng, sẽ dễ gây sụt và bể trần, đặc biệt với loại trần thạch cao nổi.

Đọc thêm:

II. Lưu ý khi xây dựng và thi công trần thạch cao

1. Trần thạch cao kỵ nước

Trần thạch cao có ưu điểm bền đẹp theo thời gian, tuy nhiên lại khá sợ nước nên trước khi đi vào lắp đặt, bạn cần phải kiểm tra kỹ phần mái tôn, mái ngói phía trên, đảm bảo không thể gây rò rỉ nước thì mới tiến hành thi công trần thạch cao được.

Trong trường hợp nhà lợp mái ngói, cần đảm bảo tất cả vị trí còn hở đã được bít tất để tránh nước bị ngấm xuống trần. Nếu công đoạn kiểm tra mái không cẩn thận thì trần sẽ nhanh bị ố vàng, hỏng gây mất thẩm mỹ do nước bị ngấm vào.

2. Rung khung xương trần thạch cao

Khi thi công trần thạch cao trong các mái tôn thì phần khung xương của trần thường sẽ được treo lên khung sắt, do đó khung rất dễ bị rung khi trời mưa to gió lớn, lúc này các mối nối thạch cao sẽ dễ bị nứt, rất xấu.

Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn có thể khắc phục bằng trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào mái tôn nữa.

Lưu ý khi xây dựng và thi công trần thạch cao

Lưu ý khi xây dựng và thi công trần thạch cao

3. Lưu ý trần co lại

Qua một quá trình sử dụng khá dài, trần thạch cao có thể bị co lại và xuất hiện một vài vết nứt xấu xí trên trần nhà. Nếu nhà bạn dùng trần nổi thì sẽ không phải lo ngại về hiện tượng này nhưng trần chìm thì lại dễ gặp rủi ro này.

Khi bạn thấy hiện tượng trần thạch cao bị co lại cần có biện pháp khắc phục kịp thời những vết nứt còn nhỏ bằng cách dặm và sơn lại trần. Nếu bạn để lâu hơn mà không sửa chữa ngay, các vết nứt sẽ ngày càng to ra rất khó để chữa lành.

4. Tránh để chuột cắn hỏng trần

Chuột luôn là mối lo của nhiều nhà, hay làm hư hỏng nhiều đồ đạc, nên trước khi thi công trần thạch cao bạn cần kiểm tra kỹ phần mái nhà để chắc chắn rằng không có đường nào cho chuột đi lại trên trần. Nếu bạn vô tình để cho lũ chuột đi vào trần thì sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu làm cả gia đình mất ngủ và chúng sẽ cắn làm trần bị hư hỏng.

5. Chống nóng và chống ồn

Bản thân trần thạch cao đã sở hữu hai tính năng này nhưng các gia đình vẫn nên có biện pháp để việc thực hiện chống nóng và chống ồn tốt hơn. Bạn cần lưu ý rằng, đối với các công trình mái tôn khi thi công không nên để trần quá sát với phần mái mà nên tạo khoảng trống để tính năng chống nóng hiệu quả hơn, hoặc dùng thêm xốp để giảm nhiệt.

Đọc thêm:

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về các mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại đi kèm một số lưu ý khi xây dựng và thi công để các gia chủ dễ dàng lựa chọn. Đồng thời, 30 mẫu trần thạch cao mà chúng tôi chọn lọc để gửi tới bạn hy vọng sẽ giúp các gia đình sở hữu một phòng khách thật đẹp.