X
Card image cap

4 cách chống nóng, chống thấm sân thượng đơn giản, hiệu quả

Hoàng Thu Phương 2020-02-06

Sân thượng, sàn mái là vị trí chịu tác động trực tiếp của khí hậu thời tiết nên dễ bị nứt vỡ gây thấm dột và hiệu quả chống nóng không cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn. Đừng lo, bài viết dưới đây  của Nhà đẹp 9houz sẽ đưa đến bạn những bí quyết hữu ích về chống nóng, chống thấm sân thượng hiệu quả.

 

I. Vì sao phải chống thấm, chống nóng cho sân thượng?

Sân thượng, sàn mái bị rạn nứt sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn bị thấm nước. Khi trời mưa sẽ gây đọng nước, thấm dột, ẩm mốc, do đó, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.

Chống nóng, chống thấm sân thượng

Chống nóng, chống thấm sân thượng

Bên cạnh đó, nhà có sân thượng còn phải đặt ra câu hỏi tìm giải pháp để chống nóng. Nhà có sân thượng thường sử dụng bê tông cốt thép nên chịu được thời tiết tốt, độ bền cao. Tuy nhiên, bê tông lại có khả năng hấp thụ nhiệt cao và giữ nhiệt nên sẽ khiến nhiệt độ trong nhà tăng cao, ngột ngạt, nóng bức vào mùa hè.

Vì vậy, việc tìm giải pháp chống nóng, chống thấm cho sân thượng là rất cần thiết.

Đọc thêm:

II. 4 phương pháp chống thấm sân thượng

1. Chống thấm sân thượng bằng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107

Water Seal DPC là dung dịch chống thấm dạng thẩm thấu vào vật liệu, hình thành bởi dung dịch biến tính, nước và một số phụ gia, cấu tạo bởi một loạt các hợp chất độc quyền khác.

Sikatop Seal 107 là loại vữa gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần có độ sệt như hồ dầu, được dùng để chống thấm cho toàn bộ kết cấu ngôi nhà, chống thấm cho công tác sửa chữa bảo vệ chống sương giá và các tác nhân khử băng.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần loại bỏ bụi bẩn, rác thải trên sân thượng trước khi thi công để đạt hiệu quả cao. Cách thức tối ưu nhất để lớp chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao thì các đơn vị thi công sẽ thi công trực tiếp trên bề mặt của sân thượng.

Bước 2: Xử lý sân thượng bằng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 Đầu tiên, hãy làm kín bề mặt nứt vỡ bằng cách quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt. Những vết nứt quá lớn thì bạn hãy đục thành chữ V và lấp đầy bằng vữa rót tự chảy Sika Grout (hoặc AC Grout).

Tiếp theo, chúng ta pha trộn vữa Sikatop Seal 107, quét thành 2 lớp lên bền mặt sân thượng, mỗi lần quét cách nhau 2 giờ.

Bước 3: Xử lý chống thấm sân thượng bằng chất chống thấm Water Seal DPC

Phun dung dịch Water Seal DPC

Phun dung dịch Water Seal DPC

Sau 3-4 giờ đảm bảo khi lớp vữa chống thấm khô, dung dịch Water Seal được phun 2 lớp lên toàn bộ bề mặt sàn sân thượng và chân tường, mỗi lớp cách nhau 3-4 phút. Khi phun phải đều tay và ướt kín bề mặt sàn, phun chân tường cao 15-20cm

Sau khi lớp dung dịch Water Seal DPC đã khô thì tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ và nghiệm thu.

Đọc thêm:

2. Chống thấm sân thượng bằng Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là chất chống thấm siêu đàn hồi gốc Bitum Polyme, 1 thành phần có khả năng bám dính cao trên các bề mặt như gạch vữa, bê tông,...

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần loại bỏ bụi bẩn, rác thải trên sân thượng trước khi thi công để đạt hiệu quả cao. Cách thức tối ưu nhất để lớp chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao thì các đơn vị thi công sẽ thi công trực tiếp trên bề mặt của sân thượng.

Quét dung dịch chống thấm Sikaproof Membrane

Quét dung dịch chống thấm Sikaproof Membrane

Bước 2: Xử lý phần ống thoát nước

Trước tiên, bạn hãy đục các rãnh ở mặt trên xung quanh ống nhựa PVC (cỡ 15x15 mm). Sau đó, dùng vữa tự chảy Sika grout lấp đầy các miệng rãnh chung quanh ống PVC.

Bước 3: Xử lý chống thấm sân thượng bằng Sikaproof Membrane

Quét dung dịch chống thấm Sikaproof Membrane với định mức 0,3 kg/m2 thành 2 lớp sao cho 2 lớp vuông góc với nhau để chất chống thấm phủ kín bề mặt sân thượng.

Sau 24 giờ phủ thêm một lớp vữa bảo vệ xi măng – cát M76 với độ dày 2-3cm. Sau khi lớp vữa khô, tiến hành bảo dưỡng bề mặt ít nhất 7 ngày rồi nghiệm thu.

3. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần loại bỏ bụi bẩn, rác thải trên sân thượng trước khi thi công để đạt hiệu quả cao. Cách thức tối ưu nhất để lớp chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao thì các đơn vị thi công sẽ thi công trực tiếp trên bề mặt của sân thượng.

Bước 2 : Quét nhựa đường

Bạn cần đun sôi nhựa đường với dầu DO để nhựa đường sẽ dễ thấm vào bề mặt sân thượng hơn. Sau đó, dùng con lăn để quét lên toàn bộ bề mặt bê tông

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Lưu ý: Phương pháp này phải thực hiện vào lúc trời có nắng gắt thì hiệu quả chống thấm mới phát huy tối đa. Tránh thực hiện khi trời mưa và che phủ cho bề mặt sân thượng nếu chưa thi công

Bước 3: Quét lớp vữa bảo vệ

Sau 2-3 ngày khi lớp nhựa đường đã khô, phủ thêm 1 lớp vữa vữa bảo vệ xi măng – cát M76 dày 2-3cm. Sau khi lớp vữa khô, tiến hành bảo dưỡng bề mặt tối thiểu 7 ngày và nghiệm thu.

4. Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm nguội hoặc khò nóng

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần loại bỏ bụi bẩn, rác thải trên sân thượng trước khi thi công để đạt hiệu quả cao. Cách thức tối ưu nhất để lớp chống thấm sân thượng đạt hiệu quả cao thì các đơn vị thi công sẽ thi công trực tiếp trên bề mặt của sân thượng.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót gốc Bitum

Thi công đến đâu thì sơn lớp lót đến đó với định mức 6-8 m2/lít, thi công ngay khi lớp sơn lót đã khô

Bước 3: Thi công chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm

Đốt nóng bề mặt sân và mặt dưới của màng chống thấm bằng máy khò. Sau đó lập tức dán phần màng đã được khò nóng xuống bề mặt thi công

Ép chặt lớp màng xuống bề mặt bằng con lăn cao su. Để bề mặt thi công bằng phẳng, không bị bọt khí thì bạn phải lăn từ giữa màng chống thấm ra. Nếu sau khi thi công vẫn có bọt khí thì dùng dao nhọn, vật nhọn đâm thủng, lỗ thủng này sẽ tự động kín lại trong quá trình làm phẳng hoàn thiện.

Chống thấm bằng màng chống thấm

Chống thấm bằng màng chống thấm

Nếu có mạch ngừng bê tông hoặc khe xây dựng, nên cắt một dải màng nhỏ và dán dính vào cả hai bên khe sao cho chồng mép ít nhất 10cm để gia cố thêm.

Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện bề mặt vào kết cấu cho mặt ngang lẩn mặt đứng, giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.

Bước 4: Quét lớp vữa bảo vệ

Sau khi lớp chống thấm đã khô, phủ thêm 1 lớp vữa vữa bảo vệ xi măng – cát M76 dày 2-3cm. Sau khi lớp vữa khô, tiến hành bảo dưỡng bề mặt tối thiểu 7 ngày và nghiệm thu.

Đọc thêm:

III. 4 phương pháp chống nóng sân thượng

1. Tạo khoảng không gian với vườn trên mái

Tạo vườn trên mái nhà là một giải pháp chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà của bạn. Không chỉ vậy, vườn trên sân thượng còn làm cho ngôi nhà của bạn thêm cuốn hút và đặc biệt.

Thiết kế vườn trên sân thượng

Thiết kế vườn trên sân thượng

Tuy nhiên, khi thiết kế vườn trên mái bạn nên chú trọng đến hệ thống tưới tiêu, thoát nước hợp lý để đảm bảo có thể chăm sóc cây và sân thượng luôn được khô ráo. Thi công chống thấm trước đó cũng phải đảm bảo.

Những loại cây trồng nên là những loại cây dễ sống, dễ thích nghi với không gian nắng mưa ngoài trời, không nên trồng cây rễ cọc vì có thể ảnh hưởng đến bề mặt bê tông của sân thượng.

2. Tạo hồ nước trên nóc nhà

Đây cũng là một biện pháp chống nóng tốt mà vừa đem lại sự độc đáo cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, chi phí sẽ khá tốn kém và yêu cầu kết cấu chống thấm của bề mặt phải thật tốt để căn nhà của bạn không bị thấm dột, ẩm mốc.

Thiết kế hồ nước giảm nhiệt

Thiết kế hồ nước giảm nhiệt

3. Chống nóng sân thượng với mái ngói hoặc gạch chống nhiệt

Sử dụng mái ngói hoặc gạch chống nóng sẽ giúp giảm 40 - 50 % nhiệt độ. Từ đó, không gian sống của bạn sẽ dễ chịu, thoáng mát hơn trong mùa hè nóng nực.

Lát gạch chống nóng sân thượng

Lát gạch chống nóng sân thượng

4. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt khác

a. Lợp tấm đan phủ mặt

Lợp tấm đan phủ bề mặt cũng là một giải pháp chống nóng, chống thấm tốt mặc dù hơi tốn kém nhưng dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Khi bị thấm, dột bạn chỉ cần quét lại lớp flintkote.

Lớp đan dày tối thiểu 5cm, độ dốc 0,5%. Lớp nhựa flintkote quét 3 lần, có lưới thủy tinh hay nilon. Lớp gạch hoặc cục bê tông chỉ đặt sau khi trát vữa chống thấm và quét flintkote.

b. Tấm lợp sinh thái Onduline

Tấm lợp sinh thái có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, trọng lượng nhẹ, độ bền cao nên được ứng dụng trong chống nóng nhà ở.

Tấm lợp phủ Onduline lên mái cũ

Tấm lợp phủ Onduline lên mái cũ

c. Tấm polynum cách nhiệt

Có lớp cấu tạo cách nhiệt và phản nhiệt nên được ứng dụng trong thi công trong cách nhiệt cho nhà ở và các công trình.

Lớp polynum cách nhiệt

Lớp polynum cách nhiệt

d. Tôn nhựa sợi thủy tinh

Có cấu tạo từ những sợi thủy tinh nên có độ bền cao, cách điện, chống ẩm, chống rỉ. Tôn nhựa sợi thuỷ tinh cách âm, cách nhiệt tốt, tạo cho ngôi nhà có không gian sáng sủa hơn, dễ dàng vận chuyển bởi trọng lượng nhẹ.

Đọc thêm:

IV. Bảng báo giá thi công chống thấm sàn mái sân thượng mới nhất

Dưới đây là bảng báo giá thi công chống thấm sàn mái sân thượng 2018:

Bảng báo giá thi công chống thấm mới nhất 2018

Bảng báo giá thi công chống thấm mới nhất 2018

Đọc thêm:

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về biện pháp chống nóng, chống thấm sân thượng. Hy vọng rằng, với chia sẻ của chúng tôi sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích đến với bạn đọc.